Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Cánh diều

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 224 22/03/2024


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23

Câu 1. (trang 23 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Những trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ?

a) Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành. (Tục ngữ)

b)

Những là đắp nhớ đổi sầu,

Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.

(Nguyễn Du)

c) Trăng rất trăng là trăng của tình duyên.

(Xuân Diệu)

d) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! (Nguyễn Công Hoan)

e)

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

(Hồ Xuân Hương)

Trả lời:

a. "Ăn ngay ở thật" - tách rời các tiếng trong từ “ăn ở”, “tật lành”.

b. "Những là đắp nhớ đổi sầu" - Kết hợp từ bất bình thường.

c. Chuyển từ loại: Trăng từ danh từ thành tính từ.

d. "Càng thấy anh đứng yên" - Thay đổi trật tự từ trong câu.

e. "Đừng xanh như lá, bạc như vôi." - Tỉnh lược một bộ phận cấu thành câu.

Câu 2. (trang 23 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Phân tích hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường gây nên tiếng cười bất ngờ trong câu chuyện sau:

Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trong phòng. Chủ tiểu biết, hỏi:

- Bạch cụ, cụ xơi gì trong ấy ạ?

Sư cụ đáp:

- Tao ăn đậu phụ.

Lúc ấy, có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ hỏi:

– Cái gì ngoài cổng thể?

Chú tiểu đáp:

- Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!

(Truyện cười dân gian)

Trả lời:

Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường gây nên tiếng cười bất ngờ trong câu chuyện:

- Kết hợp các từ bất bình thường: “Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!”

=> Chú tiểu biết rõ sư phụ ăn vụng thịt cầy nên đã trả lời như vậy nhằm ám chỉ sự việc thầy nói dối, từ đó tạo ra tiếng cười bất ngờ, châm biếm.

Câu 3. (trang 23 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Tìm và phân tích hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong những câu sau:

a)

Tình thư một bức phong còn kín,

Gió nơi đâu, gượng mở xem.

(Nguyễn Trãi)

b)

Lom khom dưới núi, tiều vài,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

c) Đã hết thời, thứ nghệ thuật khéo léo phấn son mà bên trong mục ruỗng, nghèo nàn. (Nguyễn Đình Thi)

d) Trong cái hang tối tăm bần thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới. (Thạch Lam)

Trả lời:

Câu

Hiện tượng

phá vỡ trật tự thông thường

Phân tích

a

Thay đổi trật tự từ trong cụm từ “Tình thư một bức phong còn kín”

Nhấn mạnh hình ảnh bức thư tình còn niêm phong. “Phong còn kín” còn nói đến sự trong trắng, e lệ, giữ gìn.

b

Thay đổi trật tự từ trong câu trong cả hai câu thơ.

Nhấn mạnh sự lác đác, thưa thớt, nhỏ bé, nhạt nhòa của sự sống con người.

c

Tỉnh lược thành phần chính của câu

Để cho người đọc tự cảm nhận về hình ảnh “thứ nghệ thuật khéo léo phấn son”; tạo sự kết nối trong đoạn.

d

Thay đổi trật tự trong cụm từ “sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới”.

Nhấn mạnh số phận, cuộc đời nghiệt ngã của kiếp người.

Câu 4. (trang 23 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau. Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng như thế nào?

a) Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! (Nam Cao)

b) Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao! (Nam Cao)

c) Kéo chăn về phía ấy, sao cứ dồn cả lại cho mẹ thế này. Ừ, không đói thì thôi. Khuya rồi. Ngủ đi, mai còn đi làm sớm, con ạ. (Phong Điệp)

d) Bà vợ hỏi lại: “Ông có đứng máy được không?". Ông chồng trả lời: “Không."- “Ông có sắp chữ được không?” - “Không.”. (Nguyễn Khải)

Trả lời:

Câu

Câu đặc biệt

và câu rút gọn

Tác dụng

a

Trông gớm chết!

Bộc lộ cảm xúc, thái độ ghét bỏ, sợ hãi.

b

Mà chửi mới sướng miệng làm sao!

Mới ngoa ngoắt làm sao!

Bộc lộ thái độ, cảm xúc của mọi người khi nghe Chí Phèo chửi nhà cụ Bá.

c

Ừ, không đói thì thôi.

Khuya rồi.

Diễn đạt trực tiếp điều mà nhân vật muốn bày tỏ, tránh dài dòng.

d

Không.

Diễn đạt trực tiếp điều mà nhân vật muốn bày tỏ, thể hiện thái độ bực bội, tức giận

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện

Giới thiệu một tác phẩm truyện

Tự đánh giá: Nắng đẹp miền quê ngoại

Hướng dẫn tự học trang 35

Kiến thức Ngữ văn trang 36

1 224 22/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: