Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện trang 24 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Cánh diều
Với soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện trang 24 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện
1. Định hướng
1.1. Nghị luận về một tác phẩm truyện
- Nghị luận về một tác phẩm truyện là phân tích, đánh giá về các yếu tố nội dung. hình thức của truyện bằng những ý kiến, li lẽ và dẫn chứng cụ thể.
- Yêu cầu nghị luận về một tác phẩm truyện có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của truyện. Ví dụ:
+ Phân tích truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
+ Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô của Go-rơ-ki.
+ Suy nghĩ về triết lí hạnh phúc trong truyện Tầng hai của Phong Điệp.
+ Tình yêu quê hương trong truyện ngắn Nắng đẹp miền quê ngoại của Trang Thế Hy
1.2. Để viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, các em cần chú ý: Xác định rõ yêu cầu nghị luận mà để bài đã nêu.
- Đọc lại văn bản truyện được nêu ra trong đề bài, tìm dọc các nguồn tài liệu có liên quan đến tác giả, tác phẩm.
- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài nghị luận văn học.
2. Thực hành
Bài tập (trang 25 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Go-ro-ki.
a. Chuẩn bị
- Đọc kĩ đề bài và suy nghĩ để xác định các yêu cầu nghị luận trước khi viết.
- Đọc lại văn bản Trái tim Đan-kô, tìm và ghi lại những chi tiết liên quan đến lời nói, hành động, ý nghĩ, tình cảm của Đan-kô.
- Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến tác giả Go-rơ-ki và truyện ngắn Bà lão I-déc-ghim, ghi lại những ý kiến quan trọng có thể dùng để trích dẫn hoặc mở rộng bàn luận.
b) Tìm ý và lập dàn ý
– Tim ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhân vật Đan-kô xuất hiện khi đoàn người đang trong tình thế nào?
+ Hành động và tâm trạng của đoàn người khi di chuyển trong rừng rậm ra sao? Qua mỗi chặng đường. Đan-kô đã có những lời nói, hành động, ý nghĩ, tình cảm gì
+ Suy nghĩ, hành động nào của Đan-kó gây ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
+ Tác giả thể hiện vẻ đẹp của hình tượng Đan-kô qua những yếu tố nghệ thuật nào
+ Qua hành động và tinh cảm của Đan-kô dành cho đoàn người, tác giả muốn nhắn gửi thông điệp gì? Thông điệp đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Vì sao?
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần.
Mở bài |
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và trọng tâm cần làm sáng tỏ: vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô. |
Thân bài |
- Phân tích vẻ đẹp về phẩm chất, tình cảm của nhân vật Đan-kô. Ví dụ: + Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô qua bối cảnh câu chuyện, lời nói, hành động, tình cảm, ý nghĩ,... + ... + Nêu và phân tích đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật Đan-kô. Ví dụ: Tình huống truyện kịch tính, đưa nhân vật vào tình thế phải lựa chọn rõ ràng, quyết liệt. + Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, sử dụng hai người kể chuyện, xen lẫn các đối thoại, bình luận,... |
Kết bài |
Đánh giá khái quát vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô và tài năng của Go-rơ-ki |
c) Viết
Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để thực hành với những yêu cầu khác nhau:
- Viết đoạn mở bài, hoặc một đoạn trong phần thân bài.
- Viết bài văn hoàn chỉnh.
* Bài văn mẫu tham khảo:
Truyện ngắn Trái tim Đan-kô của Mác-xim Go-rơ-ki là một tác phẩm chứa đầy cảm xúc và vô cùng sâu sắc. Nó nêu bật về tình yêu thương và sự hy sinh cao cả của nhân vật chính, chàng Đan-kô, hay cũng chính là một người anh hùng. Tác giả sử dụng những chi tiết tường minh và hình ảnh mạnh mẽ để truyền tải thông điệp sâu sắc về lòng nhân ái và ý nghĩa cuộc sống.
Ngay từ đầu câu chuyện, tác giả đã tạo nên một bối cảnh u ám với thảo nguyên và khu rừng rợp bóng tối. Cảnh tượng này tượng trưng cho khó khăn và sự tuyệt vọng mà những nhân vật đang phải đối mặt. Trong hoàn cảnh này, Đan-kô xuất hiện như một anh hùng, một người mang trong mình lòng yêu thương và hy vọng. Anh ta đứng lên để dẫn dắt những người khác đang chìm trong bóng tối vượt qua khó khăn, đánh bại nỗi sợ hãi và tạo ra một con đường mới cho cuộc sống của họ. Chàng đã phá bỏ đi bóng tối và tuyệt vọng bao phủ những con người ấy, đưa họ trở về với ánh sáng.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là hoàn cảnh khi Đan-kô gặp phải sự phản đối và chỉ trích từ phía những người anh em cùng bản mình. Họ trách móc và lên án chàng ta, đẩy Đan-kô vào tình thế khó khăn và đau khổ khi đứng trước sự lựa chọn phản bội của những người thân thiết. Tuy nhiên, thay vì trả đũa hay tức giận, Đan-kô thể hiện sự vị tha và tình yêu thương vô điều kiện đối với những người này. Chàng nhìn thấy sự bất hạnh của họ và tin rằng việc còn sống là sự cứu rỗi cho cuộc sống của bọn họ.
Một điểm đáng chú ý khác trong truyện là hành động hy sinh đầy tình người của Đan-kô. Anh ta tự tay rạch lồng ngực mình, lấy trái tim làm ngọn đuốc để chỉ đường cho đoàn người. Hành động này tượng trưng cho sự hy sinh và tình yêu thương không điều kiện của Đan-kô đối với những người anh em của mình. Ngọn lửa trong trái tim Đan-kô không chỉ dẫn dắt họ thoát khỏi sự tăm tối, mà còn mang lại hy vọng và sự sống mới cho cuộc sống của họ. Mặc dù Đan-kô đã cống hiến tất cả, thậm chí là hy sinh cả tính mạng nhưng cuối cùng anh ta đã chết mà không có ai nhớ đến. Điều này phản ánh sự vô tâm và thiếu tôn trọng của những người anh em cùng bản mình, vì họ vốn dĩ là những kẻ vô ơn. Tuy nhiên, tác giả không chỉ đề cao hành động của Đan-kô mà còn thể hiện được sự đối lập giữa người anh hùng và những kẻ vô ơn. Từ đó, dường như ông đã khám phá ý nghĩa của cuộc sống và sự liên kết của con người. Truyện tạo ra một câu hỏi sâu sắc: trong cuộc sống khi chúng ta đối mặt với khó khăn, liệu chúng ta có thể giữ vững trái tim yêu thương và lòng tốt mà không cần đền đáp?
Tác phẩm Trái tim Đan-kô của Mác-xim Go-rơ-ki là một câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa. Nó truyền tải thông điệp về lòng yêu thương và sự hy sinh cao cả, cũng như tầm quan trọng của việc giữ vững tình người và lòng tốt trong cuộc sống. Câu chuyện này làm cho chúng ta suy ngẫm về những giá trị sống và mối quan hệ giữa con người trong cuộc sống hiện thực.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Nội dung kiểm tra |
Yêu cầu cụ thể |
Bố cục 3 phần |
- Mở bài: Đã giới thiệu được vấn đề nghị luận chưa? (Ở bài này là vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô). - Thân bài: Xem xét nội dung và cách triển khai các ý. + Có đề cập các nội dung chính để làm rõ vấn đề được tiêu ở mở bài không? (Ở bài này là phân tích vẻ đẹp về phẩm chất, tính cách của nhân vai Đan-kô) + Đã phân tích được một số nét đặc sắc về nghệ thuật chưa? + Có chỉ ra được sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của văn bản không? + Phần nhận xét, đánh giá có nêu được ý kiến của người viết không? - Kết bài: Có khái quát và gợi mở được vấn đề không? (Ở bài này là về đẹp của nhân vật Đan-kô và tài năng của tác giả Go-rơ-ki). |
Các lỗi còn mắc |
- Lỗi về ý: thiếu ý, lặp ý, lạc ý,... - Lỗi về trình bày, chính tả, dùng từ và diễn đạt,... |
Đánh giá chung |
- Bài viết đáp ứng yêu cầu ở mức độ nào? - Em thấy hứng thú hoặc khó khăn nhất khi thực hiện phẩm chất nào trong tiến trình thực hành viết. |
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Phân tích tác dụng của hình thức truyện
a) Cách thức
- Hình thức truyện gồm nhiều yếu tố như: nhan đề, chi tiết, cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn, bối cảnh, lời người kể chuyện và lời nhân vật, biểu tượng,...
- Mỗi yếu tố hình thức trong một tác phẩm truyền có tác dụng nghệ thuật riêng. Ví dụ: Nhan đề có tác dụng gây tò mò, thu hút người đọc đến với tác phẩm truyện, gợi cho người đọc khả năng phỏng đoàn, suy luận về nội dung truyện, giúp họ khắc sâu ấn tượng và ý nghĩa của truyện sau khi đọc xong. Người kể chuyện và điểm nhìn có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, đưa ra các ý kiến nhận xét, binh luận về nhân vật và sự việc, giúp người dọc có những manh mối quan trọng để hiểu được phẩm chất, tinh cách, số phận của nhân vật, chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm truyện.
- Toàn bộ các yếu tố hình thức của một tác phẩm truyện đều nhằm mục dịch biểu đạt nội dung, ý nghĩa của truyện một cách thú vị, hấp dẫn, độc đáo, sâu sắc. Vì thế, tuỳ theo yêu cầu của đề bài, khi viết bài văn (hoặc đoạn văn) nghị luận phân tích tác dụng của hình thức truyện, cần lưu ý đến tác dụng riêng của từng yếu tố cũng như tác dụng của toàn bộ yếu tố hình thức trong tác phẩm đối với việc biểu đạt nội dung và tác động vào người đọc.
b) Bài tập (trang 27 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Đọc đoạn văn sau đây và cho biết người viết đã phân tích yếu tố hình thức nào của truyện “Kép Tư Bền” (Nguyễn Công Hoan).
Trả lời:
- Trong truyện, người viết đã phân tích tình huống truyện. Từ đó làm nổi bật mâu thuẫn và hành động trong cảnh ngộ bi đát mà Tư Bền gặp phải.
→ Người viết đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận về nhân vật và sự việc; giúp người đọc có được thông tin để hiểu rõ hơn về phẩm chất, tính cách, số phận nhân vật, chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm truyện.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Giới thiệu một tác phẩm truyện
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều