Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm kịch trang 111 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Cánh diều

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm kịch trang 111 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 518 lượt xem


Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm kịch

1. Định hướng

1.1. Nghị luận về một tác phẩm kịch (kịch bản văn học) cũng thuộc kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học (xem Bài 5: Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện và Bài 6: Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ). Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung của nghị luận văn học, nghị luận về một tác phẩm kịch cần đáp ứng những yêu cầu riêng. Chẳng hạn:

- Phải xác định được tiểu loại kịch: bi kịch, hải kịch hay chính kịch.

- Phải thấy được việc phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ hơn, sự xuất hiện và tương tác của các nhân vật trong từng lớp (cảnh).

- Nhận diện và phân tích được sự vận động của hành động kịch và xung đột kịch cũng như lời thoại của các nhân vật.

1.2 Để viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch, các em cần lưu ý.

- Phải hiểu được những điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm kịch hoặc đoạn trích kịch cần nghị luận.

- Tìm đọc các thông tin liên quan đến văn bản kịch sẽ bản luận.

- Thực hiện đầy đủ các bước cần thiết của việc tạo lập một văn bản nghị luận.

2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Bài tập (trang 112 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Phân tích đoạn trích “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” của Lưu Quang Vũ.

a. Chuẩn bị

- Tìm hiểu đề bài để xác định yêu cầu nghị luận trước khi viết:

+ Kiểu văn bản chính: phân tích, đánh giá một đoạn trích tác phẩm kịch.

+ Trọng tâm cần làm rõ: xung đột không thể hoá giải trong nội tâm và sự lựa chọn cái chết của nhân vật Hồn Trương Ba.

+ Phạm vi dẫn chứng văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn và các chi tiết, sự kiện của vở kịch liên quan đến đoạn trích; truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt và những văn bản phục vụ cho việc liên tưởng, so sánh để làm nổi bật giá trị độc đảo của đoạn trích.

- Đọc kĩ các yêu cầu, lưu ý khi viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch ở mục I. Định hướng

- Tìm các tư liệu liên quan đến nội dung và yêu cầu của bài tập.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý bằng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể như sơ đồ sau:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm kịch trang 111 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Cánh diều (ảnh 1)

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:

Mở bài

Nêu vấn đề bằng một trong các cách đã học (phản đề, so sánh, đặt câu hỏi,...)

Thân bài

Lần lượt phân tích tác phẩm theo trình tự phù hợp. Ví dụ:

+ Ý 1: Cuộc đối thoại giữa “hồn” và “xác”

...

+ Ý 2: Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích - quyết định của Hồn Trương Ba

...

Kết bài

Tổng hợp vấn đề bằng một trong các cách đã học (tóm lược, phát triển, vận dụng, liên tưởng,...)

c) Viết

Viết bài văn gồm ba phần lớn theo dàn ý đã làm, trong khi viết cần chú ý một số điểm đã lưu ý trong mục I. Định hướng.

* Bài văn mẫu tham khảo:

Trong tác phẩm Tôi muốn được và tôi toàn vẹn, Lưu Quang Vũ còn đề cập đến sự thay đổi trong tư duy và quan điểm của con người khi họ đối mặt với những tình huống khó khăn. Trương Ba sau khi nhập vào thân xác của người khác, trải qua những trải nghiệm mới và phải đối mặt với sự phản đối từ gia đình và những người xung quanh. Điều này khiến ông nhận ra sự thay đổi rõ rệt trong bản thân và mất đi sự nguyên vẹn, trong sạch mà ông từng tự hào.

Tôi muốn được và tôi toàn vẹn kể về câu chuyện của Trương Ba, một người có tài đánh cờ xuất chúng nhưng bị chết oan do một sai lầm của Nam Tào. Nhằm chuộc lại lỗi lầm, Nam Tào và Đế Thích đã đồng ý đưa linh hồn của Trương Ba nhập vào thân xác một người khác. Ban đầu, có vẻ như mọi thứ đã ổn định, nhưng trong thời gian ở trong thân xác mới, Trương Ba gặp phải nhiều rắc rối và xung đột như sự nóng nảy của xác, yêu cầu của vợ, cả sự xa lạ với gia đình và những người thân yêu. Qua cuộc trò chuyện với Đế Thích, tác giả đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống và khái niệm về việc sống toàn vẹn. Đế Thích cho rằng không ai có thể sống toàn vẹn và mỗi người đều phải tuân thủ những quy tắc và khuôn khổ xã hội. Nhưng Trương Ba không chấp nhận ý kiến này, ông tin rằng cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi mình sống theo đúng giá trị và tâm hồn của mình. Ông từ chối trở thành người khác và quyết định chấp nhận cái chết để trở về với trạng thái nguyên vẹn và tự nhiên của bản thân.

Tôi muốn được và tôi toàn vẹn cũng khai thác vấn đề về bản chất con người và ảnh hưởng của xã hội đối với cá nhân. Trương Ba cho rằng bản thân mình vẫn nguyên vẹn và không bị ảnh hưởng bởi xác hàng thịt, trong khi xác hàng thịt cho rằng hồn Trương Ba không thể tách rời xác và mọi hành động của ông đều chịu ảnh hưởng của xác. Cuộc đấu tranh này phản ánh mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, giữa ý thức và áp lực xã hội. Từ đó, tác phẩm đặt câu hỏi về tình trạng tự do cá nhân và khả năng sống đúng với bản thân trong một xã hội có nhiều ràng buộc và quy tắc. Cuối cùng, Tôi muốn được và tôi toàn vẹn mang đến một cái nhìn sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống và sự tồn tại của con người. Tác giả nhấn mạnh về việc sống đúng với giá trị và tâm hồn của bản thân, sống một cuộc sống tự nhiên và hài hòa. Việc sống đúng với bản thân và không bị mất đi nguyên vẹn, trong sạch của tâm hồn là điều quan trọng hơn việc chỉ sống một cuộc sống giả tạo, không chân thành với chính mình. Tôi muốn được và tôi toàn vẹn cũng khắc họa sự tương đồng và mâu thuẫn giữa con người và xã hội. Trương Ba đại diện cho sự tự do, cá nhân hóa và khao khát được sống đúng với bản thân, trong khi xã hội đại diện cho áp lực, quy tắc và khuôn khổ. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích đánh dấu sự đối đầu giữa cá nhân và xã hội, giữa quyền tự do và sự ràng buộc.

Tác phẩm Tôi muốn được và tôi toàn vẹn là một tác phẩm nghệ thuật đầy ý nghĩa và sâu sắc của Lưu Quang Vũ. Qua việc khắc họa câu chuyện của Trương Ba và cuộc đấu tranh của ông để sống đúng với bản thân, tác giả gửi đi thông điệp về tầm quan trọng của sự tự do, sự toàn vẹn và sự sống đúng với giá trị và tâm hồn của chính mình.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 5, phần Viết, mục d (trang 26); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Cách biểu cảm và sử dụng các từ lập luận trong văn bản nghị luận

a) Cách thức

Văn nghị luận hướng tới tranh biện, thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó (xã hội hoặc văn học). Chính vì thế, sự mạch lạc của hệ thống lập luận đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc sử dụng chính xác các từ lập luận trong văn bản nghị luận (đỏ là li cho, bởi vì, có lẽ, nhưng, tuy nhiên, tuy... nhưng, vì thế, cho nên, không những... mà còn, càng... càng, phải chăng, chẳng lẽ, như vậy, suy ra,...) giúp người viết đưa ra, kết nối những phân tích, suy luận của mình một cách thuyết phục, lô gích. Bên cạnh đó, vị trực tiếp thể hiện thái độ, tình cảm của người viết khi tranh biện. đánh giá về một vấn đề của đời sống xã hội hay nghệ thuật nên văn bản nghị luận cũng có tính biểu cảm rất cao. Tinh biểu cảm của văn bản nghị luận có thể được thể hiện trực tiếp qua các từ / cụm từ câu cảm thán (ới, than ôi, hỡi ôi....), qua cách sử dụng các từ khẳng định (cần phải, nhất định, không thể không...) hoặc từ phủ định (không thể, không nên...), qua các từ ngữ như đang tranh luận, đối thoại trực tiếp với người đọc (vâng, chẳng lẽ, đúng thể, không, điều ấy đã rõ,...), qua các từ ngữ thể hiện sự đánh giá về mức độ, tính chất. Ngoài ra, tính biểu cảm cũng có thể được thể hiện ham in qua cấu trúc câu (trùng điệp, song hành, câu đặc biệt....) để tạo ra nhịp điệu. những “con sống" cảm xúc trong lời văn.

b) Bài tập (trang 114 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm ... Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, ông tiên đã sửa sai một cách vụng về, hấp tấp cho hải quan nhà trời Nam Tào – Bắc Đẩu (kịch bản ám thị những sai lầm và những sửa sai tệ hại như thế là nhiều vô kể trên Thiên Đình!) “Không thể sống với bất cứ giá nào được... Có những cái giá đắt quá, không thể trả được..." - với những kết luận chất dẳng như thế, Hồn Trương Ba tự nguyện rút vào cõi hư vô. Vào hư vô, chứ không phải vào bất tử. Nếu các nhân vật Nguồn sáng trong dò' không cần đến sự bất từ, vì họ toại nguyên với cuộc sống tuyệt đẹp mà họ tin, như ngọn đuốc sáng sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì nhân vật Hồn Trương Ba, da hàng thịt chối từ trước sự bất tử, vì nhận ra nó còn tồi tệ hơn cuộc sống hữu từ. Cùng với Hồn Trương Ba, Đế Thích cũng chối bỏ thiên đường, tự nguyện nhận lấy thân phận con người phải chết và xem ra ông ta có liđối với những sinh linh bất toàn như ông mà trong vở kịch ta đường phân tích, những tiên thánh trên Thiên Đình đều đầy rẫy tội lỗi, không khác gì loài người nơi hạ giới – thì bất tử là hình phạt còn nặng nề và đáng sợ hơn cái chết. [...] Không còn cõi vĩnh hằng loài người ngàn đời mơ ước, không còn sự giải cứu cho những linh hồn tội lỗi và sự đền thưởng cho những linh hồn chân thiện. Từ thế giới này, nơi những con người hướng thiện khổ đau, cô độc và thất bại, họ chỉ có thể trở về nơi hư vô tịch diệt. Cải duy nhất mà họ có thể làm được như Trương Ba của Lưu Quang Vũ làm là trung thành đến cùng với bản chất của mình, giữ gìn cho bằng được, bằng giá của ngay sự sống, cái phẩm giá con người của mình [...] Trong vở kịch xuất sắc của mình, Lưu Quang Vũ không đi đến chủ nghĩa bi quan cực đoan. hình ảnh Trương Ba, người làm vườn, người vun trồng sự sống đẹp tươi, vẫn sống trong tâm tưởng của vợ ông, con dâu ông, cháu gái ôngNhưng họ yếu đuối làm sao và bất lực làm sao trước xã hội. nơi những chủ nhân thật sự là anh để tể sống lại trong thân xác phù hợp với hắn, là anh con trai của Trương Ba thấm nhuần phép tồn tại ở đời này, là lũ quan chức tham nhũng vô liêm sỉ. Những con người ấy sẽ bất hạnh trong những thành đạt của họ, họ sẽ giận dữ đập tan những giá trị hôm qua họ mới dựng lên, để chạy theo những giá trị mới mà không bao giờ mãn nguyện. Vở kịch của Lưu Quang Vũ sở dĩ thủ phục được nhiều khán giả nước ngoài, có lẽ bởi vì nó ứng hợp với tâm trạng phổ biến trong xã hội hiện đại xã hội đã đánh mất niềm tin cũ vào những giá trị siêu nhân loại và chưa tìm được cái gì thay thế nó.”.

(Phạm Vĩnh Cư, Thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam, in trong sách Sáng tạo và giao lưu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 2004)

- Xác định hệ thống các từ lập luận trong đoạn trích.

- Xác định các phương thức đem lại tính biểu cảm trong đoạn trích.

Trả lời:

- Hệ thống các từ lập luận trong đoạn trích: Càng....; Nếu...thì...; Nhưng....; vì...; có lẽ bởi vì....

- Các phương thức đem lại tính biểu cảm trong đoạn trích: không thể, không phải, không cần, không khác gì, không còn, duy nhất,...

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Giới thiệu một tác phẩm kịch

Tự đánh giá: Trương Chi

Hướng dẫn tự học trang 121

Kiến thức Ngữ văn trang 122

Tôi có một giấc mơ

1 518 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: