Soạn bài Tự đánh giá: Nắng đẹp miền quê ngoại trang 29 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Cánh diều

Với soạn bài Tự đánh giá: Nắng đẹp miền quê ngoại trang 29 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 275 22/03/2024


Soạn bài Tự đánh giá: Nắng đẹp miền quê ngoại

Đọc văn bản “Nắng đẹp miền quê ngoại” trang 29 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1. (trang 34 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Trong truyện này, ai là nhân vật chính?

A. Nhân vật “tôi”

B. Nhân vật Thơm

C. Nhân vật “dượng rể”

D. Nhân vật “tên lưu manh”

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 2. (trang 34 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Giọng điệu của người kể chuyện như thế nào?

A. Bình dị, từ tốn

B. Bông lớn, châm biếm

C. Hài hước, dí dỏm

D. Trầm lặng, buồn bã

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 3. (trang 34 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Thủ đoạn mà nhân vật “tôi” đã làm đối với cô Thơm là gì?

A. Áp bức, doạ nạt

B. Đặt điều vu khống

C. Gài bẫy, bắt giam

D. Lập mưu bán đứng

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 4. (trang 35 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Hành động, lời nói, thái độ của cô Thơm thể hiện tính cách gì?

A. Hiền lành, thận trọng

B. Nghĩa tình, hào hiệp

C. Trong sáng, can đảm

D. Nóng nảy, vội vàng

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 5. (trang 35 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật “dượng rể” cho thấy nhân vật này là người có tính cách như thế nào?

A. Hời hợt, nông nổi

B. Khoan dung, nghĩa tình

C. Nhỏ mọn, cố chấp

D. Trong sáng, cao thượng

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 6. (trang 35 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Hãy tóm tắt văn bản bằng cách sắp xếp các sự kiện chính theo trật tự thời gian. Từ đó, nêu nhận xét của em về cốt truyện.

Trả lời:

- Tóm tắt:

Soạn bài Tự đánh giá: Nắng đẹp miền quê ngoại trang 29 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Cánh diều (ảnh 1)

=> Nhận xét cốt truyện: Cốt truyện xoay quanh nhân vật chính, các sự kiện được sắp xếp có đầu cuối, có thắt nút ở đầu truyện, cao trào ở giữa truyện, mở nút ở cuối chuyện; ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu.

Câu 7. (trang 35 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh xã hội như thế nào? Bối cảnh ấy giúp em hiểu rõ hơn điều gì về nội dung và ý nghĩa của truyện?

Trả lời:

- Bối cảnh xã hội: trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Nam Bộ đang bị giặc Pháp chiếm đóng (1945 - 1957).

- Bối cảnh ấy giúp em hiểu được khi Pháp xâm lược Việt Nam, quân Pháp nhồi nhét tư tưởng sai lệch khiến những người không có chính kiến dễ bị sa ngã, biến chất. Trong hoàn cảnh đó, ánh nắng bình dị, an lành của miền quê ngoại là thứ ánh sáng kì diệu thanh tẩy tâm hồn, giúp con người sám hối và trở bền với bản chất đúng đắn, thuần nguyên.

Câu 8. (trang 35 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi về thăm quê ngoại diễn biến ra sao?

Trả lời:

- Mong muốn về thăm quê.

- Hốt hoảng, kinh hãi khi biết cô Thơm là con gái dượng.

- Hối hận, ăn năn và mong nhận được sự tha thứ về lỗi lầm của mình.

- Buồn bã, tiếc thương, an yên khi đứng trước mộ cô Thơm và được ánh nắng quê hương soi rọi.

Câu 9. (trang 35 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Em có nhận xét gì về sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản Nắng đẹp miền quê ngoại?

Trả lời:

Nhân vật “tôi” và người kể chuyện có sự kết nối mật thiết, có thể hiểu được tâm trạng, tinh thần đối phương.

Câu 10. (trang 35 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Thiên nhiên và con người ở “miền quê ngoại” như thế nào? Hãy ghi lại suy nghĩ và cảm nhận của em trong một đoạn văn (khoảng 8 -10 dòng).

Trả lời:

Chiến tranh kết thúc cũng là khi những hình đẹp về quê hương đất nước được mở ra. Nhân vật “tôi” sau nhiều năm mới nhớ về quê ngoại và muốn trở về nơi đây. Bức tranh thiên nhiên và con người nơi đây thật đẹp nhưng đối với cảm xúc của nhân vật “tôi” có sự trái ngược. Qua ngòi bút tinh tế của tác giả, thiên nhiên miền quê ngoại sáng chói nhờ những tia nắng buổi chiều, với những đồng cỏ bao la long lanh cùng tia nắng. Con người nơi đây cũng tỏa sáng không kém, họ chính trực, kiên cường, không chịu khuất phục. Điều đó làm cho nhân vật "tôi" cảm thấy ân hận, day dứt và xấu hổ về hành động xấu xa của mình. Vì tham lam vật chất mà đã hại chết một cô gái trẻ còn chưa tròn đôi mươi, đau đớn thay người đó lại chính là em họ của mình. Ánh nắng đẹp đến mấy cũng không thể sưởi ấm được tâm không đang chết lặng của nhân vật "tôi" khi đứng trước mộ của em Thơm nhưng chính nó cùng khung cảnh thiên nhiên và con người nơi đây đã làm cho nhân vật "tôi" thức tỉnh, ngộ ra được nhiều điều và quyết tâm sửa sai.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Hướng dẫn tự học trang 35

Kiến thức Ngữ văn trang 36

Đây mùa thu tới

Sông Đáy

Đây thôn Vĩ Dạ

1 275 22/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: