Soạn bài Tự đánh giá: Tràng giang trang 51 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Cánh diều
Với soạn bài Tự đánh giá: Tràng giang trang 51 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Tự đánh giá: Tràng giang
Đọc văn bản “Tràng giang” trang 51 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1. (trang 52 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phương án nào thể hiện đúng và đầy đủ nhất ý nghĩa nhan đề “Tràng giang”?
A. Tên riêng của dòng sông
B. Dòng sông dài
C. Dòng sông rộng
D. Dòng sông dài và rộng
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 2. (trang 52 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phương án nào sau đây diễn tả đúng ý nghĩa của các cụm từ “không một chuyến đò ngang”, “không cầu" ở khổ thơ thứ ba?
A. Diễn tả mối giao cảm của nhân vật trữ tình với thế giới bên ngoài
B. Diễn tả một thế giới bị phân cách, chia lìa
C. Diễn tả vẻ đẹp của dòng sông với những chuyến đò và cây cầu
D. Diễn tả sự mở rộng liên tục, không cùng của bầu trời và dòng sông
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 3. (trang 52 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong dòng thơ nào dưới đây của bài Tràng giang có sự tương đồng với dòng thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây” trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử?
A. Mênh mông không một chuyến đò ngang
B. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
C. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
D. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 4. (trang 52 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tràng giang là gì?
A. Nỗi tuyệt vọng
C. Nỗi băn khoăn
B. Nỗi cay đắng
D. Nỗi buồn
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 5. (trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong bài thơ mà em thấy rõ nhất.
Trả lời:
Nghệ thuật tương phản: “Củi một cành khô” (đơn độc, bé nhỏ) >< “lạc mấy dòng” (những dòng nước xiết cuộn xoáy dữ dội) => Cảm nhận về kiếp người bé nhỏ lênh đênh giữa dòng đời nhân thế. => Ẩn dụ cho cái tôi lạc loài, bơ vơ trong Thơ mới.
Câu 6. (trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Vì sao có thể nói: Nỗi “buồn điệp điệp” ngấm sâu vào thế giới hình ảnh trong khổ 1?
Trả lời:
- “buồn điệp điệp”: nỗi buồn âm thầm trải dài khôn nguôi, chất chứa trong lòng người.
+ Từ láy “điệp điệp”: diễn tả sự vô biên của sóng nước điệp trùng → nỗi buồn trở nên hữu hình, chồng chất tầng tầng, lớp lớp; dai dẳng, triền miên, thường trực.
=> Trên sóng nước, có bao nhiêu con sóng là bấy nhiều nỗi buồn nổi lên cuồn cuộn, trào dâng trong lòng người.
Câu 7. (trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Dòng thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" có thể có mấy cách hiểu? Cách hiểu của em là gì? Vì sao?
Trả lời:
Dòng thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" có thể có 2 cách hiểu:
- Cách 1: Không có tiếng chợ chiều, phủ định dấu hiệu của sự sống.
- Cách 2: Đâu đó có tiếng chợ chiều từ xa vọng lại trong không gian không xác định.
=> Em sẽ hiểu bài thơ theo cách 2 vì cách hiểu này càng tạo cảm giác nhạt nhòa xa vắng của sự sống con người. Trong không gian không xác định đó, cảm xúc cô đơn, rợn ngợp giữa mênh mông đất trời càng rõ ràng hơn.
Câu 8. (trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Trong sự so sánh với các khổ thơ khác, cách chấm câu ở khổ 3 có gì đặc biệt? Phân tích ý nghĩa của cách chấm câu này.
Trả lời:
Ở khổ 3, cuối mỗi dòng thơ đều có dấu châm để ngắt hết một ý.
=> Ý nghĩa: tạo nên sự dứt khoát của mỗi hình ảnh được miêu tả, để từ đó, tất cả gộp lại tạo thành bức tranh gợi về số phận nổi trôi, bơ vơ, bất hạnh, cô đơn của kiếp người trong xã hội cũ.
Câu 9. (trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Sự xuất hiện của tâm trạng “nhớ nhà” trong dòng kết của bài thơ có phù hợp với sự vận động của cấu tứ không?
Trả lời:
Sự xuất hiện của tâm trạng “nhớ nhà” trong dòng kết của bài thơ phù hợp với sự vận động của cấu tứ vì xuyên suốt bài thơ đều là nỗi buồn da diết, sự cô đơn lạc lõng giữa đất trời. Tất cả nỗi buồn trước mặt đều xuất phát từ nỗi buồn, nhớ thương trong tim, đó là nỗi nhớ nhà sâu nặng của người con xa quê.
Câu 10 (trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy có nhận xét: Nếu thơ Xuân Diệu là “nỗi ám ảnh thời gian” thì thơ Huy Cận là “sự khắc khoải không gian”. Ý kiến của em về nhận định trên như thế nào?
Trả lời:
- Em đồng ý với nhận định trên vì:
+ Xuân Diệu là một nhà thơ ám ảnh bởi thời gian vì ông hiểu rõ sự chảy trôi của thời gian là một đi không trở lại, ông khao khát được sống hết mình, sống có ý nghĩa, sống không để lỡ bất kì phút giây nào. Vì vậy, trong thơ ông nhắc rất nhiều từ ngữ, hình ảnh, khoảnh khắc của thời gian.
+ Với Huy Cận, ông miêu tả không gian trong thơ rất tài tình. Cái tài đó đến từ việc ông đã gửi vào không gian và không gian của ông luôn thấm đẫm tâm trạng, nỗi niềm của nhà thơ.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều