Soạn bài Tự đánh giá: Bánh mì Sài Gòn trang 82 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Cánh diều

Với soạn bài Tự đánh giá: Bánh mì Sài Gòn trang 82 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 341 22/03/2024


Soạn bài Tự đánh giá: Bánh mì Sài Gòn

Đọc văn bản “Bánh mì Sài Gòn” trang 82 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1. (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo em, vì sao tác giả chọn viết về món bánh mì Sài Gòn?

A. Vì đó là món ăn đồng thời là một hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội

B. Vì đó là món ăn nổi tiếng của người Sài Gòn lúc bấy giờ

C. Vì đó là món ăn ngon được nhiều người Sài Gòn yêu thích

D. Vì đó là món ăn có nguồn gốc thuần tuý của Việt Nam

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 2. (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phương án nào dưới đây nêu đúng và đủ nhất bố cục của văn bản Bánh mì Sài Gòn?

A. Giới thiệu món bánh mì lần đầu tiên được du nhập vào Việt Nam, từ đó khái quát về quy luật phát triển của văn hoá

B. Giới thiệu quy luật giao lưu và hội nhập của văn hoá, từ đó lí giải cụ thể về món bánh mì ở Việt Nam

C. Giới thiệu quy luật giao lưu và hội nhập văn hoá, từ đó lí giải về sự biến tấu đa dạng của món bánh mì ở Việt Nam

D. Giới thiệu bánh mì du nhập vào Việt Nam và dần trở thành món ăn quen thuộc, từ đó khái quát về quy luật phát triển của văn hoá

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 3. (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Vì sao bánh mì được du nhập vào nước ta, sớm nhất ở Sài Gòn?

A. Vì đó là thành phố có rất nhiều người thích ăn bánh mì

B. Vì đó là thành phố có nhiều người “Tây” và “Tàu” cùng sinh sống

C. Vì đó là thành phố ngã ba, nơi giao lưu của nhiều cách sống

D. Vì ở đó có nhiều đầu bếp nổi tiếng đến sinh sống và làm việc

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 4. (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phương án nào dưới đây nêu đúng giá trị văn hoá của món bánh mì?

A. Phát triển đồng thời trên cả hai con đường tự giác và tự phát

B. Đáp ứng được nhu cầu ích dụng của cuộc sống đời thường

C. Tương tác để tạo nên sự cân bằng của cuộc sống con người

D. Trở thành phòng thí nghiệm của sự tiến bộ xã hội loài người

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 5. (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Câu văn nào dưới đây cho biết đánh giá của tác giả về vai trò của bánh mì trong đời sống hiện nay?

A. Ấy thế mà, như trên đã nói, có lúc nó được coi là thứ không nên đụng đến, không thuộc hệ chuẩn giá trị truyền thống của “đạo nhà”.

B. Loại thức ăn này tồn tại trong cái nhìn của dân ta là bánh – hiểu là món ăn chơi, không phải là thực phẩm thường xuyên như cơm ..

C. Nói chung, giờ đây bánh mì đã là một thành tố quan trọng trong cái mà thế nhân đời nay gọi là “văn hoá ẩm thực".

D. Có lẽ, bánh mì đã xuất hiện ở xứ ta trước cái mốc 1859, nhưng ắt hẳn được biết đến nhiều là sau khi đội quân viễn chinh chiếm thành Gia Định.

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 6. (trang 86 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy làm rõ sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản trên qua một số biểu hiện cụ thể, đồng thời, nhận xét về tác dụng của sự kết hợp ấy.

Trả lời:

- Yếu tố trữ tình: tác giả đã nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về các giá trị văn hóa trong việc hội nhập bánh mì vào nước ta. Ngôn ngữ văn bản tinh tế, sống động, giàu hình ảnh.

- Yếu tố tự sự: tác giả kể lại nguồn gốc và cách ăn bánh mì khi du nhập vào nước ta.

=> Tác dụng của sự kết hợp: giúp tác giả thể hiện được hết những tâm tư, suy nghĩ của mình về vấn đề nói đến. Đồng thời cũng giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.

Câu 7. (trang 86 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Từ trường hợp ổ bánh mì, tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề gì?

Trả lời:

Tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề tiến trình hội nhập phát triển và giao thoa văn hóa.

Câu 8. (trang 86 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tác giả văn bản thể hiện quan điểm như thế nào về vấn đề phát triển văn hoá? Em có đồng tình với quan điểm của tác giả không? Tại sao?

Trả lời:

- Quan điểm của tác giả: văn hoá phát triển đồng thời trên cả hai con đường tự giác và tự phát, trong từng thời đoạn cụ thể, mỗi con đường mạnh yếu khác nhau, nhưng chúng luôn tương tác để tạo nên sự cân bằng của chính thể văn hoá.

- Em đồng ý với quan điểm đó vì mỗi việc đều có nguồn gốc riêng, và khi con người hiểu và quan tâm đến nó sẽ tạo nên giá trị văn hóa tốt đẹp.

Câu 9. (trang 86 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Từ văn bản Bánh mì Sài Gòn, hãy nêu suy nghĩ của em về một thái độ cần có của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc tiếp nhận các yếu tố văn hoá nước ngoài.

Trả lời:

Thế hệ trẻ ngày nay cần có sự tiếp thu chọn lọc và tiếp tục gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.

Câu 10. (trang 86 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy giới thiệu (khoảng 12 - 15 dòng) về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn/ đồ uống mà em yêu thích, trong đó có trích dẫn các tài liệu mà em tham khảo được.

Trả lời:

Nguồn gốc bánh mì Việt Nam xuất phát nhờ chiếc bánh baguette mà người Pháp đem sang từ những năm đầu thế kỉ 19. Lúc đó người Pháp đã cho thành lập những nhà máy bánh mì lớn đầu tiên ở Việt Nam với cơ sở thứ nhất đặt trên phố Paul Bert (ngày nay là phố Tràng Tiền). Hầu hết những người Pháp sang Việt Nam thường không thích các công việc nặng nhọc nhưng kiếm được tiền hơn làm bánh mì đồng thời nguyên liệu làm bánh mì Việt Nam lúc đó tương đối rẻ và dễ kiếm. Do đó, những tiệm bánh mì tại nước ta chủ yếu sử dụng thợ người Việt hay người Trung Quốc. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng đã đề cập về bánh mì trong Hội nông dân Cần Giuộc năm 1861, ở đoạn ". .. sống chung với quân Pháp, uống rượu lạt, ăn thịt, thậm chí còn có cọp ". Trong Đại chiến lần thứ nhất, một số lượng binh sĩ Pháp cùng vũ khí của chúng đã được chuyển sang Việt Nam. Đồng thời, quá trình nhập khẩu ngũ cốc gặp trục trặc buộc nhiều hãng bánh phải thêm bột ngô vào và từ đấy giúp món ăn ngon hơn nữa. Do đó, ngay những người Việt Nam thông thường cũng khó ăn một số sản phẩm truyền thống của Pháp như trứng. Với đặc trưng của Việt Nam, thực phẩm có khuynh hướng nhanh hỏng đi và các nhà hàng chỉ bán bánh mì hai bữa một lần. Mọi người thường ăn bánh baguette mỗi buổi sáng với một chút bơ và đường cát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giới thiệu về bánh mì Việt Nam - Món ăn dân dã vươn ra tầm thế giới.

https://myhaobakery.com/blogs/tin-tuc/gioi-thieu-ve-banh-mi-viet-nam

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Hướng dẫn tự học trang 86

Kiến thức Ngữ văn trang 87

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Thề nguyền và vĩnh biệt

1 341 22/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: