Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ trang 41 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Cánh diều

Với soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ trang 41 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 101 lượt xem


Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2):

- Đọc trước bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, tìm hiểu thêm thông tin nhà thơ Hàn Mặc Tử.

- Tìm hiểu cảnh vật, con người xứ Huế và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Trả lời:

Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ trang 41 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Cánh diều (ảnh 1)

- Nhà thơ Hàn Mặc Tử:

+ Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí.

+ Ông sinh tại tỉnh Đồng Hới (nay thuộc Quảng Bình), trong một gia đình công giáo nghèo.

+ Tốt nghiệp trung học ở Huế, năm 1932 ông làm ở Sở Đạc điền ở Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo. Đến năm 1936, mắc bệnh phong, ông về hẳn Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa.

+ Được coi là hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất của phong trào Thơ mới.

- Cảnh vật, con người xứ Huế:

+ Cảnh vật xứ Huế cổ kính, mộc mạc nhưng nên thơ và hữu tình.

+ Nơi có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.

+ Xứ Huế có nhiều điệu hò, điệu lý, điệu Bắc, điệu Nam, đàn ca tài tử,...

+ Ẩm thực Huế mang nét thanh cao của cung đình, có sự kết hợp món ngon dân gian Huế lâu đời và nhiều món ngon dâng chúa, tiến vua.

- HCST bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ:

+ Khi Hàn Mặc Tử lâm bệnh, ở trại phong Quy Hòa => Cô đơn, xa cách với cuộc đời.

+ Khơi nguồn cảm hứng từ tấm bưu ảnh mà Hoàng Cúc gửi tặng khi biết ông bị bệnh, từ mối tình đơn phương với Hoàng Cúc, từ tình yêu và kỉ niệm với xứ Huế.

=> Khơi gợi kí ức thầm kín xa xưa và nỗi nhớ con người, cảnh vật xứ Huế.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh tuyệt về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời, mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để kín đáo gửi gắm tình yêu quê hương xứ sở.

Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ trang 41 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1. (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Chú ý hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” ở dòng thơ số 3.

Trả lời:

- Xanh như ngọc – hình ảnh so sánh mang tính ước lệ: sắc xanh vừa có màu vừa có ánh, giọt sương sớm đọng lại, khúc xạ với ánh sáng tựa hạt ngọc hiện lên lung linh sáng ngời

=> Màu xanh được lọc qua ánh sáng rất đẹp và gợi cảm, vườn thôn Vĩ hiện lên giống như viên ngọc tuyệt đẹp.

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Chú ý về tính nghịch lí, khác thường trong quan hệ của “gió” và mây”.

Trả lời:

- “Gió” và “mây” theo quy luật tự nhiên luôn gắn liền với nhau “gió thổi mây trôi”, nhưng với Hàn Mặc Tử, gió và mây chia lìa đôi ngả một cách phi lí.

=> Tâm trạng thi nhân luôn thường trực nỗi ám ảnh về sự chia lìa vĩnh viễn với cuộc đời.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Từ "ở đây" trong dòng thơ số 11 chỉ không gian nào?

Trả lời:

- “Ở đây” là thế giới bên trong, nơi nhà thơ đang phải sống những ngày tháng cô quạnh và chịu đựng căn bệnh hiểm nghèo (khác với “Đây thôn Vĩ Dạ” là thế giới ngoài kia rực rỡ nhưng quá xa vời)

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1. (trang 42 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Bức tranh thôn Vĩ (khổ 1) có đặc điểm gì? Bức tranh đó được nhìn từ con mắt của ai? Qua đó, ta thấy được tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

- Bức tranh thôn Vĩ (khổ 1) hiện lên trong một buổi sớm mai tinh khôi và lời mời vừa thân tình lại vừa mang theo sự trách yêu của cô gái thôn Vĩ Dạ, cảnh vật hiện ra với những tia nắng trong trẻo, khu vườn xanh mướn đầy sức sống. Lấp ló phía sau là hình ảnh người con gái thướt tha với khuôn mặt chữ điền duyên dáng, phúc hậu.

- Bức tranh được nhìn từ con mắt của tác giả.

=> Thể hiện một cái tôi trữ tình với tình cảm riêng gắn bó với chốn cũ, người xưa và tình yêu cuộc sống, ẩn giấu nỗi đau trước cái đẹp đã rời xa tầm với.

Câu 2. (trang 42 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Bức tranh thiên nhiên ở khổ 2 có điểm nào khác với khổ 1? Sự khác biệt đó cho biết điều gì về tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Thiên nhiên ở trong khổ thơ 1

Thiên nhiên ở trong khổ thơ 2

Quá khứ.

Hiện tại.

Tràn ngập ánh sáng: ấm áp thanh tân.

Chuyển sang tối dần với khắc khoải về trăng (khắc khoải về ánh sáng).

Cảnh vật gắn quyện, hài hoà (nắng của câu thơ 2 rọi xuống câu 3 làm nên màu xanh như ngọc (trong, mát) của vườn tược; sự hài hoà giữa “lá trúc” và “mặt chữ điền”.

Cảnh vật chia lìa: gió mây vốn phải gắn kết với nhau bỗng thành thực thể chia lìa. Sông trăng đẹp đẽ nhưng xa cách trong sự ngóng trông, khắc khoải của chủ thể trữ tình (“Có chở trăng về kịp tối nay?”).

=> Tâm trạng nhân vật có sự chuyển biến với nét chủ đạo là cái nhìn u buồn, từ đó khiến bức tranh thơ của khổ 2 nhuốm màu chia lìa. Thế giới vẫn đẹp, vẫn tình nhưng đầu xa cách khiến chủ thể trữ tình chỉ có thể ngóng trông khắc khoải.

Câu 3. (trang 42 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ.

Trả lời:

Bài thơ có ba khổ, mỗi khổ đều xuất hiện câu hỏi:

– Khổ thơ 1: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”.

+ Từ “ai” trong tiếng Việt là từ hỏi về người, ngụ ý đó là một người xa lạ, không biết rõ. Chữ “ai” trong “vườn ai” khiến chủ thể trữ tình trở thành người xa lạ.

– Khổ thơ 2: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”.

+ Chữ “ai” trong “thuyền ai” khiến con thuyền chở trăng (con thuyền của sự cứu rỗi) càng trở nên xa cách, thiếu gắn bó và vì thế nỗi khắc khoải càng được tô đậm.

→ Hai từ “ai” trong hai khổ đầu gắn với sự khắc khoải về không gian, về khoảng cách.

– Khổ thơ 3: “Ai biết tình ai có đậm đà?”.

+ Từ “ai” trong khổ thơ 3 lại gần với “tình ai”. Đây mới là nỗi khắc khoải ám ảnh lớn nhất của chủ thể trữ tình. Khoảng cách về không gian có thể khắc phục nhưng nếu “tình ai” không đậm đà thì sẽ mãi mãi là cách xa, đổ vỡ.

Ba câu hỏi vừa có sự lặp lại (sự khắc khoải) vừa có sự tăng cấp.

=> Đó là cách cấu tứ độc đáo của bài thơ.

Câu 4. (trang 42 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Trong bài Nhớ thương, Hàn Mặc Tử khắc hoạ tâm trạng của người cung nữ thông qua hình ảnh đối lập giữa “ngoài kia” và “trong đây”.

Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa

Trời ở trong đây chẳng có mùa

Không có niềm trăng và ý nhạc

Có người cung nữ nhớ thương vua

Theo em, sự đối lập không gian được thể hiện thế nào trong Đây thôn Vĩ Dạ? Ý nghĩa của sự đối lập này là gì?

Trả lời:

* Sự đối lập trong không gian được thể hiện trong bài thơ:

- Bức tranh thiên nhiên:

+ Khổ 1: Cảnh vật thiên nhiên hiện lên đầy sức sống với những tia nắng mới cùng sắc xanh ngập tràn.

+ Khổ 2: Bức tranh nhuốm màu tâm trạng với sắc buồn là chủ đạo. Cảnh vật vẫn đẹp nhưng lại ẩn chứa nỗi buồn man mác.

- Không gian thực và ảo: Ở những câu thơ đầu, người đọc thấy rõ được không gian thực, cảnh vật thiên nhiên của xứ Huế - thôn Vĩ. Tuy nhiên ở những câu thơ cuối, lại xuất hiện sương khói mờ ảo, mọi thứ đều không còn nhìn thấy rõ chứng tỏ đây là không gian ảo, tác giả tưởng tượng ra.

* Ý nghĩa: Thể hiện tâm trạng, nỗi buồn trong lòng, tô đậm thân phận bị bỏ rơi, bị gạt ra lề cuộc sống của tác giả.

Câu 5. (trang 42 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung.

Trả lời:

- Yếu tố tượng trưng: “thuyền”, “bến sông trăng”

- Vai trò: “Thuyền - bến - trăng” tượng trưng cho sự chờ đợi, hi vọng của về niềm hạnh phúc xa xôi trong ảo ảnh của nhà thơ. Trong khổ thơ, mọi vật đều chia lìa, li tán, chỉ có trăng đi ngược lại tất cả trở về với thi sĩ. Trong thế giới của riêng nhà thơ với những chia lìa, tan vỡ của vạn vật và dự cảm đau xót về ngày chia xa, vẫn còn nhen nhóm những hi vọng, mong ngóng, khát khao được giao cảm và lắng nghe của thi sĩ với thiên nhiên và con người.

Câu 6. (trang 42 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Hình ảnh con người ở bên lề của cuộc sống trong Đây thôn Vĩ Dạ đem lại cho em cảm xúc gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) trình bày cảm xúc đó của em.

Trả lời:

Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" như một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, thiên nhiên và con người nơi xứ Huế mộng mơ. Chủ thể chính trong Đây thôn Vĩ Dạ không phải hình ảnh con người ở bên lề của cuộc sống nhưng đây cũng là một hình ảnh đẹp, thể hiện được cảm xúc của bài thơ. Câu thơ mở đầu như một lời mời chào xen chút dỗi hờn của cô gái thôn Vĩ. Qua con mắt của Hàn Mặc Tử, có thể thấy thiên nhiên nơi đây thật đẹp và căng tràn sức sống. Qua bức tranh thiên nhiên ấy lấp ló hình ảnh người thiếu nữ với khuôn mặt chữ điền sau những tán lá trúc. Sang khổ thơ thứ hai, màu sắc của cảnh vật cùng với thiên nhiên và tâm trạng con người đã có sự thay đổi rõ rệt. Qua cái nhìn đầy nội tâm của nhân vật trữ tình, cảnh vật hiện lên với nét buồn. Dường như cảnh vật như có sự chia li, xa cách với nhau. Ở khổ thơ cuối, có thể thấy cả cảnh vật và con người đều chìm sâu vào trong mộng ảo mơ hồ với hình ảnh sương khói mờ nhân ảnh. Vì vậy, hình ảnh con người bên lề cảnh vật thiên nhiên đóng góp vai trò vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công cua bai thơ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Đây mùa thu tới

Sông Đáy

Tình ca ban mai

Thực hành tiếng Việt trang 44

Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ

1 101 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: