TOP 15 mẫu Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (2024) SIÊU HAY

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều lớp 9 gồm dàn ý và 15 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 13,694 01/01/2024
Tải về


Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều

Bài giảng Ngữ văn 9 Chị em Thúy Kiều

Dàn ý Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều

1. Mở bài:

· Khái quát về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du.

· Hai nhân vật: Thúy Vân, Thúy Kiều được tác giả miêu tả sinh động, thể hiện bút pháp tả người dặc sắc.

2. Thân bài:

a) Vẻ đẹp chung của hai chị em và mỗi người có một vẻ đẹp riêng (giới thiệu khái quát).

b) Vẻ đẹp của Thúy Vân:

· Đầy đặn, đoan trang, phúc hậu.

· Báo hiệu một cuộc sống yên ổn, hạnh phúc.

c) Sắc tài của Thúy Kiều:

· Sắc: vẻ đẹp sắc sảo, nghiêng nước nghiêng thành.

· Tài: thông minh, đa tài (cầm, kì, thi, họa…)

· Cuộc sống tâm hồn phong phú, đa sầu đa cảm.

· Dự báo một tương lai chìm nổi.

3. Kết luận:

· Nguyễn Du, người nghệ sĩ bậc thầy về nghệ thuật tả người, bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng.

· Tác giả tỏ thái độ trân trọng đề cao tài sắc của con người.

Bài giảng Ngữ văn 9 Chị em Thúy Kiều

Dàn ý Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều

1. Mở bài:

- Truyện Kiều được đánh giá là tác phẩm đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật thơ ca.

- Điều đó chứng tỏ thiên tài Nguyễn Du xứng đáng với sự tôn vinh, khâm phục và yêu mến của người đọc nhiều thế hệ.

2. Thân bài:

* Phân tích:

+ Bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du trong Truyện Kiều:

- Vẫn theo truyền thống có sẵn trong văn chương cổ điển là bút pháp ước lệ hoặc tả cảnh ngụ tình.

- Tả cảnh xen vào tâm trạng để làm nổi bật tâm trạng nhân vật, thông qua tả cảnh để miêu tả tâm lí nhân vật. Dẫn chứng: Cảnh Kim Kiều gặp gỡ trong tiết Thanh Minh, đêm trăng trong vườn Thuý, cảnh Kiều bán mình cho Mã Giám Sinh, cảnh Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều, cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích, cảnh Thuý Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư...

- Trong khi tả thiên nhiên, Nguyễn Du đã dệt nên những bức tranh tuyệt mĩ bằng ngôn ngữ thơ ca. (Thi trung hữu hoạ.)

+ Bút pháp tả người:

- Nguyễn Du tả người theo hai cách: tả thực và ước lệ. Các nhân vật phản diện tả bằng bút pháp tả thực. (Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hồ Tôn Hiến...) Các nhân vật chính diện được tả bằng bút pháp ước lệ: (Thuý Vân, Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải...).

- Thái độ của nhà thơ yêu ghét rạch ròi, phân minh. Ví dụ: tỏ ra khinh bỉ khi miêu tả diện mạo trai lơ và bản chất con buôn vô học của Mã Giám Sinh trong cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều. Ghê tởm nhân vật Tú Bà nanh nọc, độc ác; nhân vật Sở Khanh trơ trẽn, lừa lọc, nhân vật Hoạn Thư xảo trá, nham hiểm... Yêu mến, thương xót Thuý Kiều, dành những ngôn từ đẹp nhất để ca ngợi tài sắc của nàng.

- Nhà thơ đã xây dựng thành công những hình tượng văn học có tính xã hội rất cao, có sức sống muôn đời.

3. Kết bài:

- Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du được khẳng định và ca tụng.

- Có được tài năng ấy là do nhà thơ đã tiếp thu được những tinh hoa trong văn chương cổ điển, trong văn học dân gian, kết hợp với sự sáng tạo tài tình của bản thân cùng quá trình khổ luyện lâu dài.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 1)

Ở xã hội phong kiến thời xưa, người phụ nữ không được tôn vinh, coi trọng mà ngược lại, họ bị chà đạp không thương tiếc. Tuy nhiên, Nguyễn Du đã vượt qua sự bất công đó với tấm lòng nhân đạo của mình. Ông hết sức nâng niu, đề cao vẻ đẹp và tài năng của người phụ nữ. Không những thế, ông còn thương cảm trước số phận của họ. Tất cả những điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Đoạn thơ còn cho thấy nghệ thuật tả người điêu luyện của Nguyễn Du.

Để giới thiệu chung về chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du đã có bốn cậu thơ đầu đầy ấn tượng:

Đầu lòng hai ả tổ nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Chuẩn bị cho sự xuất hiện của hai chị em, tác giả đã phần nào cho ta biết đó là những cô gái đẹp:

Đầu lòng hai ả tố nga.

Người chưa xuất hiện mà đường như bóng dáng đang thấp thoáng qua tấm màn mỏng gợi một vẻ đẹp bí ẩn chưa khám phá. Càng tò mò, ta càng muốn khám phá vẻ đẹp của hai ả tố nga và chỉ biết là tố nga tức người con gái đẹp nhưng chưa biết đẹp thế nào. Thế mà Nguyễn Du lại như muốn kéo dài thêm thời gian, khiến người đọc càng nóng lòng muốn biết rõ mặt, ngắm nhìn hai ả tố nga ấy. Nguyễn Du kéo dài thời gian bằng cách giới thiệu chi tiết hơn nữa:

Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần.

Người đã đẹp về hình thể rồi mà còn đẹp cả bên trong tâm hồn nữa! Câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh và hình ảnh ước lệ: mai và tuyết khiến người đọc hình dung cả hai chị em đều có cốt cách thanh cao như mai và tinh thần, phẩm hạnh trong trắng sáng ngời như tuyết trắng. Nguyễn Du dùng biện pháp ước lệ của văn chương cổ, viết theo những phép tắc sẵn cổ nhưng ông không viết lại y nguyên mà thêm vào đó những câu chữ chứa đựng cảm tình yêu mến, trân trọng.

Để kết thúc phần tả chung về hai chị em, ông đã khẳng định lần nữa:

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Lời khen được ông chia đều cho cả hai, cả hai không giống nhau, mỗi người một nét riêng nhưng nét nào cũng mười phân vẹn mười.

Nguyễn Du tả Thuý Vân trước. Ông tả Thuý Vân bằng những hình ảnh rất cụ thể, chỉ với bốn dòng thơ nhưng đủ gợi tả một vẻ đẹp trong sáng, phúc hậu và trẻ trung, tươi tắn của một cô gái đang độ tuổi trăng rằm:

Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Ta ngây ngất trước vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho Thuý Vân: một khuôn mặt đầy đặn, tròn trịa và sáng ngời như trăng tròn. Nguyễn Du lại vẽ lên một đôi mày thật đẹp. Cùng với nét ngài nở nang ấy, nụ cười, mái tóc và màu da của Thuý Vân cũng không gì sánh được:

Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Nụ cười của Vân đẹp như hoa, thật tự nhiên và tươi tắn, giọng nói trong như ngọc. Người ta thường nói “hàm răng, mái tóc là góc con người”. Mái tóc của Vân đẹp diệu kì, đến cả mây mềm mại, thướt tha như thế mà cũng phải chấp nhận chịu thua. Mây không chỉ chịu thua mái tóc của Vân ở độ mềm mại mà còn thua ở độ xanh mượt của tóc. Tóc Vân xanh hơn mây còn có ý muốn nói Vân đang ở độ tóc xanh tức là trẻ trung, đang xuân. Làn da nàng trắng trẻo, mịn màng đến nỗi tuyết nhường màu da.

Phép ẩn dụ và nhân hoá được sử dụng hết sức thành công trong bốn dòng thơ miêu tả Thuý Vân. Tác giả mang hết mọi vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi nhất trong thiên nhiên như trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc để so sánh vẻ đẹp quí phái, cao sang của nàng, vẻ đẹp của Thuý Vân còn hơn cả những cái tinh khôi nhất của thiên nhiên và thiên nhiên bị khuất phục trước vẻ đẹp của nàng.

Vẻ đẹp, tâm hồn của Vân là thế. Còn Thuý Kiều? Liệu cô có được như Thuý Vân hay không?

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thường lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Trước hết, ta thấy có sự khác biệt khi Nguyễn Du tả Thuý Vân và Thuý Kiều. Rõ ràng Nguyễn Du chỉ dùng bốn câu thơ ngắn gọn để miêu tả Thuý Vân còn Thuý Kiều thì dùng đến mười hai câu thơ. Tại sao có sự ưu ái hơn về số câu thơ dành cho Thuý Kiều? Điều này là sự cố ý hay chỉ là vô tình của Nguyễn Du? Thuý Kiều có gì hơn Thuý Vân không mà thoáng qua đầ thấy sự đặc biệt ở những câu thơ nói về Thuý Kiều.
Đầu tiên nói về nhan sắc, vừa mở đầu phần thơ nói về Thuý Kiều, Nguyễn Du đã có một sự so sánh khéo:

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Đến đây ta mới hiểu rõ tại sao Thuý Vân được Nguyễn Du tả trước Thuý Kiều. Nguyễn Du muốn tả Thuý Vân trước để làm nền rồi so sánh với Thuý Kiều, qua đó thấy rõ sự nổi trội của Thuý Kiều. Đó là nghệ thuật đòn bẩy. Lúc đầu ta cứ ngỡ không ai có thể đẹp bằng Thuý Vân bởi bức chân dung Thuý Vân đã tuyệt hảo, hoàn mĩ. Nhưng không ngờ Thuý Kiều lại đẹp hơn Thuý Vân nữa. Nguyễn Du đã nhấn mạnh: Kiều càng sắc sảo mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Các từ càng, phần hơn đã cho thấy Thuý Kiều hơn Thuý Vân, nổi trội hơn Thuý Vân cả về tài lẫn sắc. Như thế ta thấy rõ sự khác nhau giữa hai vẻ đẹp: một người đoan trang, ưa nhìn và đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát, còn một người lại sắc sảo mặn mà khiến cho người ta phải “nhìn càng đắm, ngắm càng say”.
Tiếp đến, Nguyễn Du miêu tả chi tiết hơn về sắc và tài của Thuý Kiều. Ở đây ta lại thấy những nét mới trong thuật tả người của Nguyễn Du. Cũng là tả người nhưng khi tả Thuý Vân, Nguyễn Du dùng biện pháp khác, tả Thuý Kiều Nguyễn Du lại dùng biện pháp khác. Điều này làm ta có những suy nghĩ khác về hai nhân vật. Đoạn thơ tả Thuý Kiều sẽ giúp ta hiểu rõ hơn điều này:

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Hai nét bút lượn trên giấy thanh thoát với gam màu xanh dịu nhẹ, trong trẻo, đầy ấn tượng khiến ta có nhiều liên tưởng. Đôi mắt của Thuỷ Kiều trong như làn nước mùa thu, đôi mày cong lượn, tươi non như núi mùa xuân. Như thế ta thấy với Thuý Vân, Nguyễn Du đã tả chi tiết từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, tiếng nói, nước da.. Nhưng với Kiều ông chỉ cốt tả đôi mắt. Tại sao lại như vậy? Tất nhiên với ngòi bút thiên tài ấy, cách tả Thuý Kiều không thể giống như tả Thuý Vân. Người ta thường nói: “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Qua đôi mắt, Nguyễn Du muốn nói lên các vẻ đẹp khác của Thuý Kiều. Từ đôi mắt xanh trong ấy, ta cảm nhận Kiều đang dạt dào sức sống thanh xuân và còn thấy được, độ sâu thẳm trong tâm hồn nàng. Từ những dụng ý trên, Nguyễn Du đã có được mạch chuyển tiếp thật tài tình cho câu thơ sau:

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Đọc câu thơ này ta thấy hơi rùng mình. Những từ ghen, hờn được tác giả nhân hoá để dùng cho hoa và liễu là những loài đẹp nhất, dịu dàng, tươi thắm nhất thế mà phải thua Thuý Kiều, vì vậy mà chúng đố kị, ghen ghét với nàng, Mượn cây lá thiên nhiên, Nguyễn Du muốn dự báo và suy ngẫm về tương lai, cuộc đời Thuý Kiều: “Một vừa hai phải ai ơi. Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” (ca dao). Đây được xem như là một qui luật, định mệnh khắc nghiệt với con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Như thế ta đã thấy rõ được tại sao khi tả Thuý Vân, Nguyễn Du tả hết sức chi tiết, còn Thuý Kiều chỉ điểm qua từng chi tiết đặc biệt như đôi mắt chẳng hạn. Vẻ đẹp của Thuý Kiều không thể tả rõ được, chỉ có thể hình dung đó là một tuyệt thế giai nhân.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

Sắc đẹp đó có thể khiến người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước. Vì vậy mà Nguyễn Du khẳng định lần nữa: Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hái. Câu thơ này muốn nói về sắc thì chỉ có một mình Kiều là nhất, về tài thì may ra có người thứ hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thường lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Với sáu câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã có thể giải thích ý tài đành hoạ hai. Đã vốn được trời ban cho một trí tuệ thông minh, sáng suốt lại có ý chí học hỏi, luyện tập thì tất nhiên là khó có người vượt qua nổi. Thuý Kiều giỏi mọi lĩnh vực: hội hoạ, thơ ca, chơi cờ,... nhưng lĩnh vực tài nhất và cũng là hợp với người con gái dịu dàng, xinh đẹp như Kiều nhất là âm nhạc. Đây là sở trường hơn người của Thuý Kiều:
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Có thể soạn được riêng cho mình một bản nhạc “bạc mệnh” là một bằng chứng cho cái tài về đàn ca đó của Kiều. Ở xã hội phong kiến, nơi mà người phụ nữ không có cơ hội thể hiện trí tuệ của mình, thế mà Thuý Kiều lại thể hiện được, đó là chuyện hiếm có vô cùng. Cái khúc nhạc bạc mệnh mà Kiều tạo ra khiến ai nghe đều não lòng, sầu khổ là cái thể hiện rõ ràng nhất. Ngoài ra, nó càng thể hiện sự hoà hợp giữa tâm hồn nàng và âm nhạc, một tâm hồn đa cảm và những khúc nhạc buồn. Tài đàn có sức chinh phục tuyệt đối của Kiều dựa trên sự rung cảm có tính sáng tạo của người nghệ sĩ đứng trước mọi tình huống của cảnh giới và tâm giới!
Đó là những nét đẹp về hình thể và tài năng của Thuý Vân và Thuý Kiều. Những người như thế thì cuộc sống hiện tại của họ ra sao đây? Cách sống cua họ như thế nào?

Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Hai chị em có sự phong lưu đúng chất của người phụ nữ quyền quí, gia giáo. Chính vì thế mà khi đã tới tuổi cập kê vẫn sống trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che.

Tóm lại, với hai bốn câu thơ, với các thủ pháp nghệ thuật tả người, nghệ thuật so sánh, phong cách sử dụng tiểu đối,... Nguyễn Du đã diễn tả được sự hoàn mĩ trong nhan sắc và cốt cách của Thuý Kiều, Thuý Vân. Cả vẻ đẹp lẫn tài năng nhân vật, tuy được vẽ ra rất khéo, bút pháp đa dạng (mỗi nhân vật có một cách vệ riêng) nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của nghệ thuật và tư tưởng thời trung đại, với những đường nét ước lệ, cao quý. Nhưng đáng chú ý là dụng ý của tác giả khi phân biệt nét khác nhau của hai nhân vật, hai số phận, nhấn mạnh nét này bỏ qua nét kia, làm hiện rõ hai bức chân dung, dự báo số phận về sau của hai người.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 2)

Truyện Kiều của Nguyễn Du có nhiều nhân vật, nhân vật nào cũng để lại trong tâm trí người đọc những ấn tượng khó phai mờ. Nguyễn Du – người nghệ sĩ bậc thầy – dưới ngòi bút của ông các nhân vật đều có dáng vẻ, tính cách và số phận cụ thể, riêng biệt. Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, phần mở đầu của tác phẩm, Nguyễn Du đã ca ngợi vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều, mỗi người có một vẻ đẹp riêng và cùng dự cảm về số phận tương lai khác nhau của họ.

Vân và Kiều, hai chị em ruột, cả hai đều rất đẹp; dáng điệu cốt cách mảnh mai, yểu điệu, tinh thần trắng trong như tuyết:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần.

Một vẻ đẹp đã đạt độ hoàn hảo nhất: “mười phân vẹn mười”, nhưng hai chị em “mỗi người một vẻ”, không ai giống ai.

Tả vẻ đẹp của Vân, nhà thơ rất kiệm lời chỉ bốn câu thơ với phương pháp đặc tả đã vẽ lên chân dung cụ thể và sinh động. Thúy Vân tiêu biểu cho vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu của người phụ nữ Á Đông:

Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Vẻ đẹp đó toát lên một nhân cách đoan trang, đứng đắn:

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Nụ cười tươi như hoa hé nở, giọng nói thốt lên trong trẻo nghe như tiếng ngọc chạm vào mâm vàng. Thúy Vân có cái hạnh phúc rất lớn được tạo hoá ban phát cho một sắc đẹp mà rất nhiều người phụ nữ khác hằng ước ao:

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Bằng cách so sánh với vẻ đẹp thiên nhiên vốn có, nhà thơ đã ca ngợi mái tóc của Vân óng mượt đến nỗi mây cũng thua, làn da của nàng trắng ngần, tuyết phải chịu nhường. Một sắc đẹp mà thiên nhiên, đất trời đều chịu “thua”, chịu “nhường”, không đố kị, ghét ghen. Con người đó ắt hẳn có một cuộc sống yên ổn, hạnh phúc.

Tả Vân trước, tả Kiều sau, dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du nhằm so sánh tăng cấp để làm nổi bật chân dung của Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Một sự so sánh khái quát nhưng ta cũng cảm nhận được Thúy Kiều hơn hẳn em cả tài lẫn sắc. Tả vẻ đẹp của Kiều, Nguyễn Du chỉ tập trung vào đôi mắt:

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Nhà thơ so sánh ẩn dụ ví ánh mắt của Kiều như: làn nước trong xanh của mùa thu, đôi mày có nét thanh tú của núi mùa xuân. Đôi mắt quả là kì diệu! Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, trong đôi mắt ấy là cả một thế giới nội tâm rất phong phú. Ngoài đôi mắt ra, Nguyễn Du cũng chỉ miêu tả một cách khái quát sắc đẹp của Kiều. Có lẽ trước một vẻ đẹp sắc sảo, lộng lẫy đến nhường ấy, nhà thơ nghĩ tất cả sự tô vẽ đều thừa nên ông chỉ biết mượn cách nói của người xưa mà kêu lên rằng:

Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

Sắc đẹp của Kiều đã đạt đến độ hoàn mĩ, viên mãn nhất và trong đời này không thể có đến người thứ hai. Một sắc đẹp như đến cỏ cây thiên nhiên cũng phải hờn ghen:

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Cũng chính vì “hoa ghen” “liễu hờn” mà cuộc đời của nàng phải chịu nhiều nỗi truân chuyên.

Kiều hiện thân của sự kết hợp sắc – tài, tạo hoá đã ban cho nàng không chỉ sắc đẹp tuyệt vời mà còn một tài năng hơn người – Hiếm có người phụ nữ đa tài như vậy, trên các lĩnh vực nghệ thuật: thơ ca, hội họa, âm nhạc, nàng tỏ ra một người tài hoa rất mực:

Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Kiều có đầy đủ phẩm chất của người nghệ sĩ, một năng lực cảm nhận nghệ thuật nhạy bén, một tâm hồn phong phú, tinh tế, nhưng có lẽ tài năng của Kiều được biểu hiện tập trung ở ngón đàn:

Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.

Tiếng đàn gắn liền với sốphận của đời nàng, trong tác phẩm, nhiều lần nhà thơ tả tiếng đàn của Kiều, mỗi hoàn cảnh, mỗi tâm trạng tiếng đàn khác nhau: khi nỉ non, ai oán, khi “như khóc như than”, khi “bốn giây giỏ máu năm đầu ngón tay”…

Nàng lựa khúc đàn “bạc mệnh”, như một sự xui khiến của sốphận: Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên “bạc mệnh” lại càng não nhân.

Kiều tài sắc nên mệnh bạc. Trong xã hội cũ, người phụ nữ có sắc có tài phải chịu nhiều đau khổ: “hồng nhan đa truân”. Kiều có sắc có tài hơn người nên chịu số kiếp long đong.

Thúy Kiều, Thúy Vân, hai hình tượng nhân vật được ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du khắc họa sinh động. Cũng như những nhà thơ cổ điển khác, Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật ước lệ, tượng trưng để miêu tả nhân vật, nhưng những nhân vật của ông trong “Truyện Kiều” đều có tính cách riêng, số phận riêng. Chị em Thúy Kiều, hai cô gái mà nhà thơ rất mực yêu mến trân trọng, ông dồn hết tâm lực, tình cảm để ca ngợi tài sắc của họ và xót xa, phẫn nộ biết chừng nào khi vẻ đẹp đó bị xã hội vùi dập, chà đạp.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 3)

Để giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã có bốn cậu thơ đầu đầy ấn tượng:

Đầu lòng hai ả tổ nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Chuẩn bị cho sự xuất hiện của hai chị em, tác giả đã phần nào cho ta biết đó là những cô gái đẹp: Đầu lòng hai ả tố nga.

Người chưa xuất hiện mà đường như bóng dáng đang thấp thoáng qua tấm màn mỏng gợi một vẻ đẹp bí ẩn chưa khám phá. Càng tò mò, ta càng muốn khám phá vẻ đẹp của hai ả tố nga và chỉ biết là tố nga tức người con gái đẹp nhưng chưa biết đẹp thế nào. Thế mà Nguyễn Du lại như muốn kéo dài thêm thời gian, khiến người đọc càng nóng lòng muốn biết rõ mặt, ngắm nhìn hai ả tố nga ấy. Nguyễn Du kéo dài thời gian bằng cách giới thiệu chi tiết hơn nữa:

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần.

Người đã đẹp về hình thể rồi mà còn đẹp cả bên trong tâm hồn nữa! Câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh và hình ảnh ước lệ: mai và tuyết khiến người đọc hình dung cả hai chị em đều có cốt cách thanh cao như mai và tinh thần, phẩm hạnh trong trắng sáng ngời như tuyết trắng. Nguyễn Du dùng biện pháp ước lệ của văn chương cổ, viết theo những phép tắc sẵn cổ nhưng ông không viết lại y nguyên mà thêm vào đó những câu chữ chứa đựng cảm tình yêu mến, trân trọng.

Để kết thúc phần tả chung về hai chị em, ông đã khẳng định lần nữa:

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Lời khen được ông chia đều cho cả hai, cả hai không giống nhau, mỗi người một nét riêng nhưng nét nào cũng mười phân vẹn mười.

Nguyễn Du tả Thúy Vân trước. Ông tả Thúy Vân bằng những hình ảnh rất cụ thể, chỉ với bốn dòng thơ nhưng đủ gợi tả một vẻ đẹp trong sáng, phúc hậu và trẻ trung, tươi tắn của một cô gái đang độ tuổi trăng rằm:

Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Ta ngây ngất trước vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho Thúy Vân: một khuôn mặt đầy đặn, tròn trịa và sáng ngời như trăng tròn. Nguyễn Du lại vẽ lên một đôi mày thật đẹp. Cùng với nét ngài nở nang ấy, nụ cười, mái tóc và màu da của Thúy Vân cũng không gì sánh được:

Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Nụ cười của Vân đẹp như hoa, thật tự nhiên và tươi tắn, giọng nói trong như ngọc. Người ta thường nói “hàm răng, mái tóc là góc con người”. Mái tóc của Vân đẹp diệu kì, đến cả mây mềm mại, thướt tha như thế mà cũng phải chấp nhận chịu thua. Mây không chỉ chịu thua mái tóc của Vân ở độ mềm mại mà còn thua ở độ xanh mượt của tóc. Tóc Vân xanh hơn mây còn có ý muốn nói Vân đang ở độ tóc xanh tức là trẻ trung, đang xuân. Làn da nàng trắng trẻo, mịn màng đến nỗi tuyết nhường màu da.

Phép ẩn dụ và nhân hóa được sử dụng hết sức thành công trong bốn dòng thơ miêu tả Thúy Vân. Tác giả mang hết mọi vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi nhất trong thiên nhiên như trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc để so sánh vẻ đẹp quí phái, cao sang của nàng, vẻ đẹp của Thúy Vân còn hơn cả những cái tinh khôi nhất của thiên nhiên và thiên nhiên bị khuất phục trước vẻ đẹp của nàng.

Vẻ đẹp, tâm hồn của Vân là thế. Còn Thúy Kiều? Liệu cô có được như Thúy Vân hay không?

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thường lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Trước hết, ta thấy có sự khác biệt khi Nguyễn Du tả Thúy Vân và Thúy Kiều. Rõ ràng Nguyễn Du chỉ dùng bốn câu thơ ngắn gọn để miêu tả Thúy Vân còn Thúy Kiều thì dùng đến mười hai câu thơ. Tại sao có sự ưu ái hơn về số câu thơ dành cho Thúy Kiều? Điều này là sự cố ý hay chỉ là vô tình của Nguyễn Du? Thúy Kiều có gì hơn Thúy Vân không mà thoáng qua đã thấy sự đặc biệt ở những câu thơ nói về Thúy Kiều.
Đầu tiên nói về nhan sắc, vừa mở đầu phần thơ nói về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã có một sự so sánh khéo:

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Đến đây ta mới hiểu rõ tại sao Thúy Vân được Nguyễn Du tả trước Thúy Kiều. Nguyễn Du muốn tả Thúy Vân trước để làm nền rồi so sánh với Thúy Kiều, qua đó thấy rõ sự nổi trội của Thúy Kiều. Đó là nghệ thuật đòn bẩy. Lúc đầu ta cứ ngỡ không ai có thể đẹp bằng Thúy Vân bởi bức chân dung Thúy Vân đã tuyệt hảo, hoàn mĩ. Nhưng không ngờ Thúy Kiều lại đẹp hơn Thúy Vân nữa. Nguyễn Du đã nhấn mạnh: Kiều càng sắc sảo mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Các từ càng, phần hơn đã cho thấy Thúy Kiều hơn Thúy Vân, nổi trội hơn Thúy Vân cả về tài lẫn sắc. Như thế ta thấy rõ sự khác nhau giữa hai vẻ đẹp: một người đoan trang, ưa nhìn và đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát, còn một người lại sắc sảo mặn mà khiến cho người ta phải “nhìn càng đắm, ngắm càng say”.

Tiếp đến, Nguyễn Du miêu tả chi tiết hơn về sắc và tài của Thúy Kiều. Ở đây ta lại thấy những nét mới trong thuật tả người của Nguyễn Du. Cũng là tả người nhưng khi tả Thúy Vân, Nguyễn Du dùng biện pháp khác, tả Thúy Kiều Nguyễn Du lại dùng biện pháp khác. Điều này làm ta có những suy nghĩ khác về hai nhân vật. Đoạn thơ tả Thúy Kiều sẽ giúp ta hiểu rõ hơn điều này:

Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Hai nét bút lượn trên giấy thanh thoát với gam màu xanh dịu nhẹ, trong trẻo, đầy ấn tượng khiến ta có nhiều liên tưởng. Đôi mắt của Thủy Kiều trong như làn nước mùa thu, đôi mày cong lượn, tươi non như núi mùa xuân. Như thế ta thấy với Thúy Vân, Nguyễn Du đã tả chi tiết từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, tiếng nói, nước da.. Nhưng với Kiều ông chỉ cốt tả đôi mắt. Tại sao lại như vậy? Tất nhiên với ngòi bút thiên tài ấy, cách tả Thúy Kiều không thể giống như tả Thúy Vân. Người ta thường nói: “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Qua đôi mắt, Nguyễn Du muốn nói lên các vẻ đẹp khác của Thúy Kiều. Từ đôi mắt xanh trong ấy, ta cảm nhận Kiều đang dạt dào sức sống thanh xuân và còn thấy được , độ sâu thẳm trong tâm hồn nàng. Từ những dụng ý trên, Nguyễn Du đã có được mạch chuyển tiếp thật tài tình cho câu thơ sau:

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Đọc câu thơ này ta thấy hơi rùng mình. Những từ ghen, hờn được tác giả nhân hóa để dùng cho hoa và liễu là những loài đẹp nhất, dịu dàng, tươi thắm nhất thế mà phải thua Thúy Kiều, vì vậy mà chúng đố kị, ghen ghét với nàng, Mượn cây lá thiên nhiên, Nguyễn Du muốn dự báo và suy ngẫm về tương lai, cuộc đời Thúy Kiều: “Một vừa hai phải ai ơi. Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” (ca dao). Đây được xem như là một qui luật, định mệnh khắc nghiệt với con người, đặc biệt là người phụ nữ.

Như thế ta đã thấy rõ được tại sao khi tả Thúy Vân, Nguyễn Du tả hết sức chi tiết, còn Thúy Kiều chỉ điểm qua từng chi tiết đặc biệt như đôi mắt chẳng hạn. Vẻ đẹp của Thúy Kiều không thể tả rõ được, chỉ có thể hình dung đó là một tuyệt thế giai nhân.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

Sắc đẹp đó có thể khiến người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước. Vì vậy mà Nguyễn Du khẳng định lần nữa: Sắc đành đòi một, tài đành họa hái. Câu thơ này muốn nói về sắc thì chỉ có một mình Kiều là nhất, về tài thì may ra có người thứ hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thường lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Với sáu câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã có thể giải thích ý tài đành họa hai. Đã vốn được trời ban cho một trí tuệ thông minh, sáng suốt lại có ý chí học hỏi, luyện tập thì tất nhiên là khó có người vượt qua nổi. Thúy Kiều giỏi mọi lĩnh vực: hội họa, thơ ca, chơi cờ,… nhưng lĩnh vực tài nhất và cũng là hợp với người con gái dịu dàng, xinh đẹp như Kiều nhất là âm nhạc. Đây là sở trường hơn người của Thúy Kiều:

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Có thể soạn được riêng cho mình một bản nhạc “bạc mệnh” là một bằng chứng cho cái tài về đàn ca đó của Kiều. Ở xã hội phong kiến, nơi mà người phụ nữ không có cơ hội thể hiện trí tuệ của mình, thế mà Thúy Kiều lại thể hiện được, đó là chuyện hiếm có vô cùng. Cái khúc nhạc bạc mệnh mà Kiều tạo ra khiến ai nghe đều não lòng, sầu khổ là cái thể hiện rõ ràng nhất. Ngoài ra, nó càng thể hiện sự hòa hợp giữa tâm hồn nàng và âm nhạc, một tâm hồn đa cảm và những khúc nhạc buồn. Tài đàn có sức chinh phục tuyệt đối của Kiều dựa trên sự rung cảm có tính sáng tạo của người nghệ sĩ đứng trước mọi tình huống của cảnh giới và tâm giới!

Đó là những nét đẹp về hình thể và tài năng của Thúy Vân và Thúy Kiều. Những người như thế thì cuộc sống hiện tại của họ ra sao đây? Cách sống cua họ như thế nào?

Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Hai chị em có sự phong lưu đúng chất cua người phụ nữ quyền quí, gia giáo. Chính vì thế mà khi đã tới tuổi cập kê vẫn sống trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che.

Tóm lại, với hai bốn câu thơ, với các thủ pháp nghệ thuật tả người, nghệ thuật so sánh, phong cách sử dụng tiểu đối,… Nguyễn Du đã diễn tả được sự hoàn mĩ trong nhan sắc và cốt cách của Thúy Kiều, Thúy Vân. Cả vẻ đẹp lẫn tài năng nhân vật, tuy được vẽ ra rất khéo, bút pháp đa dạng (mỗi nhân vật có một cách vệ riêng) nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của nghệ thuật và tư tưởng thời trung đại, với những đường nét ước lệ, cao quý. Nhưng đáng chú ý là dụng ý của tác giả khi phân biệt nét khác nhau của hai nhân vật, hai số phận, nhấn mạnh nét này bỏ qua nét kia, làm hiện rõ hai bức chân dung, dự báo số phận về sau của hai người.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 4)

Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở Tiên Điền – Nghi Xuân – Hà Tĩnh, là đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một trong những tác phẩm thành công về chữ Nôm của ông là “Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là “Truyện Kiều”. Truyện không những có nội dung sâu sắc mà còn rất thành công về nghệ thuật. Tiêu biểu cho nghệ thuật khắc họa nhân vật là đoạn trích ” chị em Thúy Kiều”. Đoạn trích đã đề cao trân trọng vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ thông qua việc miêu tả tài và sắc của chị em Thúy Kiều. Đây là đoạn trích thể hiện sâu sắc cảm hứng nhân vật của Nguyễn Du.

Bốn dòng thơ đầu tác giả giới thiệu chung về vị thứ và vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều:

“Đầu lòng hai ả tố nga,

Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười”

Bằng cách giới thiệu hai “ả tố nga” vừa ngắn gọn vừa giản dị hết sức ấn tượng đầy đủ. Trong gia đình họ Vương có hai cô con gái đầu lòng đẹp như “Hằng Nga”. Và câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, bằng việc sử dụng bút phát ước lệ tượng trưng thông qua hai hình ảnh “mai”, “tuyết”, tác giả gợi lên trước mắt chúng ta vẻ đẹp của hai thiếu nữ với dáng người mảnh dẻ, duyên dáng như cây mai một loài hoa đẹp và cao quý, tâm hồn của họ trong trắng như tuyết, cả hai đều đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ “mười phân vẹn mười”, mỗi người mang một nét đẹp riêng “Mỗi người mỗi vẻ”, đúng là cách nhìn đầy ngợi ca trân trọng của tác giả.

Đến với bốn câu thơ tiếp theo, tác giả gợi về vẻ đẹp của Thúy Vân.

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười , ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Câu thơ đầu “Vân xem trang trọng khác vời” đã khái quát đặc điểm của nhân vật. Hai chữ “trang trọng” gợi vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thúy Vân, có thể nói có bao nhiêu cái đẹp của tạo vật, thiên nhiên đều được Nguyễn Du mượn để tạo nên chân dung của Thúy Vân. Đó là trăng, hoa, tuyết, ngọc, mây, bằng bút pháp ước lệ, thư pháp liệt kê, vẻ đẹp của Vân được tác giả cụ thể hóa bằng khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói. Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ làm nổi bật vẻ đẹp của đối tượng được miêu tả: “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang”. Những biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa đều nhằm thể hiện vẻ đẹp phúc hậu mà quý phái của người thiếu nữ. Một thúy vân với gương mặt đầy đặn dịu nhẹ như trăng rằm, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong như ngọc, mái tóc mềm mượt hơn mây, làn da trắng hơn tuyết. Vẻ đẹp ấy làm cho thiên nhiên ngưỡng mộ “mây thua”, “tuyết nhường”. Hai chữ “thua”, “nhường” biểu hiện sự hài lòng không ghen ghét, điều này dự báo nàng sẽ có một cuộc sống bình lặng, suôn sẻ không gặp sóng gió.

Nếu tả Thúy Vân với bốn câu thơ thì sang Thúy Kiều Nguyễn Du dành cho nàng mười hai câu thơ. Nếu Vân được miêu tả với vẻ đẹp hoàn hảo thì Thúy Kiều còn vượt lên trên cái hoàn hảo đó, nếu Vân Nguyễn Du chỉ nói đến sắc thì Kiều còn đẹp cả sắc lẫn tài, đó là vẻ đẹp của tuyệt thế giai nhân sắc sảo mặn mà.

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn”

Ở đây, Nguyễn Du rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đòn bẩy: Miêu tả Vân trước để làm nền cho vẻ đẹp của Kiều. Chỉ bằng một câu thơ với các từ “càng”, “hơn” tác giả giúp người đọc hình dung rõ vẻ đẹp vượt trội của Kiều. Nàng không những tuyệt đỉnh về nhan sắc mà còn sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.

“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Khi miêu tả Thúy Kiều, tác giả vẫn sử dụng bút pháp ước lệ thông qua các hình tượng thiên nhiên “thu thủy”, “xuân sơn” “hoa ghen” ” liễu hờn”. Chỉ có điều Nguyễn Du không liệt kê nhiều chi tiết như Vân à chỉ tập trung ở đôi mắt. Hình ảnh ước lệ “thu thủy” gợi tả đôi mắt Kiều đẹp trong như nước mùa thu, “xuân sơn” gợi lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung, đôi mắt ấy của Kiều chính là cửa sổ tâm hồn, thể hiện sự sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Sắc của Kiều làm cho người ta ngưỡng mộ say mê đến lỗi có thể “mất nước, mất thành”, con thiên nhiên thì ganh ghét, đố kỵ “hoa ghen” “liễu hờn”

Sắc đã vậy còn tài, tình của Kiều thì sao? Miêu tả Kiều tác giả dành một phần để nói về nhan sắc, còn dành đến hai phần để nói về tài năng. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du. Ông muốn nhấn mạnh sắc đẹp của Kiều thì không có bút pháp nào tả nổi. Về sắc đẹp của Kiều là số một còn về tài thì trong thiên hạ may ra có người thứ hai:

“Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”

Kiều thông minh bẩm sinh, cái tài do trời phú. Tài năng của nàng đạt tới mức hoàn thiện theo quan niệm thẩm mỹ gồm cả “cầm, kỳ, thi, họa”

“Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.”

Đặc biệt tài đàn của nàng là nổi trội hơn cả – là sở trường, tiếng đàn của nàng thật hay, hay đến mức có thể ăn đứt bất cứ nghệ sĩ tài ba nào trong thiên hạ. Kiều không chỉ giỏi đánh đàn mà còn giỏi sáng tác nhạc, đến mức có thể soạn cho mình một bản nhạc về nhan đề “bạc mệnh” . Mỗi khi nàng gảy bản đàn đó đều khiến cho lòng người âu sầu, ảo não người nghe chau mày rơi lệ. Cung đàn “bạc mệnh” chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

Như vậy vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp cả sắc, tài và tình, một vẻ đẹp vượt qua ngoài khuôn khổ khiến cho tạo hóa ghen ghét đố kỵ.

“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Từ việc khắc họa bức chân dung Thúy Kiều tác giả dự báo về số phận éo le, đau khổ, một tương lai chìm nổi sẽ đến với nàng.

Mặc dù tài sắc của Thúy Kiều, Thúy Vân khác nhau dự báo về tương lai cuộc sống khác nhau, nhưng đức hạnh của hai nàng đều đáng trân trọng, điều này thể hiện qua bốn câu thơ cuối:

“Phong lưu rất mực hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

Mặc dù đã đến tuổi cập kê nhưng “hai ả tố nga” đã và đang sống cuộc đời nề nếp, gia giáo, cuộc sống của các thiếu nữ phòng khuê không hề có tình yêu thiếu đúng đắn.

Như vậy với hai tư câu thơ trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn thơ mẫu mực về nghệ thuật tả người. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. Tác giả đã khắc họa chân dung hai người thiếu nữ với tất cả sắc, tài, tình, mệnh. Đằng sau bức chân dung chị em Thúy Kiều là tấm lòng ngợi ca trân trọng của tác giả – đó là một biểu hiện của tinh thần nhân văn trong Truyện Kiều, qua đây ta hiểu trân trọng thêm vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 5)

Truyện Kiều không những có giá trị phản ánh bộ mặt tàn ác, bất công của xã hội phong kiến đương thời, niềm thương cảm xót xa của tác giả đối với số phận con người mà còn khẳng định tài năng miêu tả người bậc thầy của thiên tài Nguyễn Du. Tài năng ấy được thể hiện hết sức rõ ràng qua bức chân dung tuyệt sắc của chị em Thúy Kiều.

Chỉ trong 24 câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã tài tình vẽ nên chân dung của hai người con gái đẹp không bút mực nào tả xiết. Đặc biệt nơi người chị cả Thúy Kiều còn có cả sự uyên bác, tài năng và một tâm hồn đầy nhạy cảm của lứa tuổi thanh xuân trăng tròn:

Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Bốn câu thơ đầu tiên đã khái quát hai chị em Thúy Kiều. Với sự mĩ miều, thanh thoát người con gái tuyệt sắc. Ngay tại đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng để so sánh cốt cách, dáng vẽ thanh tú của hai cô gái với mai và tâm hồn trong sáng của họ với tuyết nhằm khẳng định sự duyên dáng, thanh tạo nơi những người thiếu nữ sắc nước hương trời, mười phần toàn vẹn ấy. Dẫu biết rằng “nhân vô thập toàn” nhưng hai chị em nhà họ Vương đều hoàn hảo đến mức đáng kinh ngạc.

Tiếp đến, nhà thơ bắt đầu gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân:

Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đày đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Câu mở đầu vừa giới thiệu vừa khái quát đặc điểm của nhân vật Thúy Vân: “trang trọng khác vời”. Sắc đẹp của nàng ấn tượng ở sự trang trọng, quý phái, cao sang được thể hiện qua sáu nét: gương mặt, đôi chân mày, nụ cười, giọng nói, mái tóc và làn da.

Vẻ nét đẹp ấy được ví với các hình tượng thiên nhiên. Nguyễn Du vẽ lên nàng Thúy Vân với khuôn mặt phúc hậu như vầng trăng tròn tỏa sáng và đôi chân mày đậm như con ngài, rất tự nhiên, hiền hậu, không chút tia tót. Khi nàng cười, gương mặc rạng rỡ bừng bừng lên sức sống tươi trẻ như hoa. Còn khi nàng nói thì âm thanh trong trẻo, êm tai như ngà ngọc. Mái tóc nàng óng mượt như mây. Làm da trắng mịn như tuyết như nhung.

Ở Thúy Vân toát ra nét đẹp thùy mị, xinh tươi và đoan trang đung mực. Qua bút pháp ước lệ, tượng quen thuộc, thần thục và nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ nơi Nguyễn Du, Thúy Vân hiện lên toàn toàn vẹn nhu tiên nữ giáng trần. Cái hay ở đây là tác giả gợi chứ không tả. Gợi là chỉ phác họa từ hình thức đến thần thái chứ không có một nét chạm khắc thô vụng nào.

Thúy Vân hiện lên với những nét đẹp tinh tế chắc lọc từ nhiều hình ảnh thiên nhiên khơi gợi nơi người đọc lý tưởng vô cùng về sắc đẹp của một tuyệt thế giai nhân. Do đó chỉ cần phác họa vài nét với bút pháp tượng trưng ước lệ trong miêu tả mà tác giải đã khắc họa đậm nét trong tâm chí người đọc mọi sự hình dung một thiếu nữ với sự đoan trang vô cùng tinh tế.

Nhưng vẻ đẹp ngôn phong của Thúy Vân không dừng lại ở đó mà còn là sự đoan trang đáng quý trong lời ăn tiếng nói, trong giao tiếp của một người con gái có học thức, văn hóa, gia phong, lễ nghĩa. Nàng đẹp như một bức tranh được thêu dệt bởi phép màu nào đó khiến lòng ta phải ngưỡng vọng, sùng kính.

Tiếp đến, Thúy Kiều xuất hiện trong sự ngỡ ngàn của người đọc. Một pho tuyệt sắc hiện ra không lời lẽ nào kể xiết:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa nhen thua thấm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiên thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Miêu tả Thúy Vân, Nguyễn Du đã dùng đến sáu nét. Nhưng đến với Thúy Kiều, ông đặc tả chỉ mỗi một đôi mắt, vẫn tiếp tục bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Đó là một đôi mắt tuyệt đẹp, trong sáng long lanh với cái nhìn trong văn vắt và tĩnh lặng như nước thu mùa thu. Còn “nét xuân sơn” gợi lên đôi chân mày thanh tú cong cong, cao cao gợi cảm như dáng núi mùa xuân.

Chính đôi mắt đẹp ấy đã mở ra tâm hồn mơ mộng, giàu chất thơ, đa sầu, đa cảm nơi người thiếu nữ tuổi xuân thì. Một đôi mắc đã níu chân anh hùng, tài tử. Một đôi mắt biết nói. Và nơi đôi mắt phản ánh được sự tinh anh trong tâm hồn và trí tuệ như thế, cái nhìn của nàng có thể làm rung động mọi con tim, đến đô “nghiêng nước nghiêng thành” như trong một bài thơ cổ Lí Diên Niên đã từng viết:

Bắc phương hữu giai nhân
Tuyệt thế nhi đọc lập
Nhất cố nhân khuynh thành
Tái cố nhân khuynh quốc

Ở Thúy Kiều, tác giả còn gợi lên cái tài, cái tình, cái tấm lòng của nàng chứ không chỉ dung mạo, nhan sắc tuyệt thế:

Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bật ngữ âm,
Nghề riêng đức hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh tại càng bảo nhân.

Nàng không những thông minh mà lại còn rất tài năng. Tài năng ấy đã đạt đến mức lý tưởng của thẩm mỹ phong kiến. Nàng xuất sắc ở cả bốn lĩnh vực: cầm – kì -thi – họa. Ở lĩnh vực nào nàng cũng đều tỏ ra thông thạo vượt trội. Trong đó đánh đàn là sở trường của nàng. Cung đàn bất hủ với những bản nhạc buồn da diết còn vượt trên cả tay đàn tì bà cự phách nhất- Vương Chiêu Quân. Đó không chỉ là hay, mà hay tới mức rung động, có khiến cho lòng người sầu não theo.

Dẫu còn ở tuổi thanh xuân nhưng người con gái này đã sớm rầu muộn, viết nên khúc “Bạc mệnh” nghe tê tái, xót xa. Điều này thêm nhấn mạnh ở Kiều là một tâm hồn nhạy cảm chứ không chỉ trong sáng, giản đơn như tuyết trắng, hoa tươi.

Như vậy, cũng chỉ bằng cách phác họa vài nét, thậm chí có phần sơ lược hơn khi miêu tả Thúy Vân nhưng Nguyễn Du đã thể hiện được rỏ ngoại hình và tình cách nhân vật: đó là vẽ đẹp hoàn diện của nhan sắc – tài năng – tâm hồn.

Cái nổi bật thứ hai tong bút pháp tả người của Nguyễn Du chính là so sánh, tạo nền và đòn bẫy. Sự so sánh đầu tiên cũng là sự rõ rệch nhất là giữa thúy Vân và Thúy Kiều. Trước hết, sự so sánh này bản thân nó đã là một sáng tạo từ kịch bản “Kim Vân Kiều truyện”. Trong khi Thanh Tâm Tài Nhân mở đầu thiên truyện bằng việc miêu tả theo thứ tự chị trước – em sau, Nguyễn Du đã khéo léo dùng nghệ thuật đoàn bẫy để nhấn mạnh vẻ đẹp tuyệt trần của kiều. Không những đẹp như vẻ đẹp vốn có của người con gái mà còn hơn thế, đẹp cả ở sự tài hoa, ở tâm hồn, ở cả phẩm đức.

Giáo sư Nguyễn Lộc đã từng nhận xét về thành công của đoạn trích khi sử dụng thủ pháp này: “Nhà thơ đã cực tả Thúy Vân tưởng như sắc đẹp của thúy vân không ai hơn nữa đẻ rồi sau đó, Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy vân trở thành một cái bóng tôn lên sắc đẹp của Thúy Kiều” . Sự khác biết còn ở số dòng tác giả sử dụng để miêu tả nhân vật nữa. Trong khi gợi tả Thúy Vân trong bốn câu thơ, Nguyễn du lại cực tả vẻ đẹp của Thúy Kiều trong những mười hai dòng.

Bên cạnh đó, Thúy Kiều còn được đưa vào sự so sánh chung với nữ nhi thiên hạ: “sắc đành đòi một tài đành họa hai” . Nếu tài năng của nàng có thể có người thứ hai sánh bằng thì sắc đẹp của nàng là duy nhất, không gì sánh được. Đó là một sắc đẹp tuyệt bích, ngoại hạng, đạt đến độ trác việt.

Nhưng chính bởi một nhan sắc đệ nhất thiên hạ và vẻ đa sầu, đa cảm, đa tài, đa tình mà Thúy Kiều cũng gặp biết bao hoạn nạn. Trong khi nơi Thúy Vân toát nên vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư, phúc hậu, hiền từ và hài hòa đến mức mây phải “thua”, tuyết phải “nhường” thì vr đẹp của Thúy Kiều đã làm thiên nhiên phải “ghen”, phải “hờn”. Ngay từ phương diện nhan sắc, Nguyễn Du đã khéo “gieo trong người nàng những hạt giống của sự tiêu cực”.

Chính vì cái đẹp làm nảy sinh sự ghen tuông từ vạn vật, trời đất mà cái nghiệp của nàng rất nặng. Ngoài ra, một dấu hiệu khác của tai họa chính ở tài năng của nàng. Bởi tâm hồn nàng nhạy cảm như một dây đàn mà chỉ cần rung lên là làm người đời phải sầu đến thấm thía tâm can. Như vậy, không chỉ ở ngoại hình mà trong tâm hồn nàng đã có “hạt giống của sự đau buồn”. Cái mầm ấy đã cho nàng sự đa cảm tinh tế mà không phải ai cũng có. Ngay cả đối với những thứ mà hai em nàng cho là bình thường và dửng dưng cũng có thể khiến nàng thổn thức.

Qua việc miêu tả tài sắc nhân vật mà Nguyễn Du cũng đã đồng thời dự báo số phận nhân vật. Có thể nói ông đã đưa truyện Kiều đến đỉnh cao mà trong đó, thuyết tài mệnh tương đố chi phối cả tác phẩm. Theo thuyết này, hai yếu tố tài và mệnh có vai trò nhất đinh trong sự quyết định một người sẽ đau khổ hay hạnh phúc. Mà nơi Thúy kiều, cả hai cùng đến mức tột đỉnh thì “nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”.

Thật vậy sau này đang sống trong cảnh “êm đềm trướng rũ màng che” cùng cha mẹ và các em thì nàng đã phải hi sinh tuổi thanh xuân, trải qua mười lăm năm sóng gió phiêu bạc tàn khốc. Trong khi Thúy Kiều đã phải gánh trên vai cả gia biến thì Thúy Vân, với nét đẹp hài hòa, hiền hậu với tạo hóa đã có cuộc đời bình yên và hạnh phúc.

Đoạn trích “Chị em Thúy kiều” là một thành công trong bút pháp của miêu tả của Nguyễn Du. Ông đã tài tình sử dụng nghệ thuật đòn bẩy và thủ pháp ước lệ tượng trưng để khắc họa ngoại hình, tính cách của nhân vật, đồng thời qua đó dự báo của số phận của nhân vật.

Nguyễn Du đã vẻ bức chân dung của hai tuyệt sắc giai nhân với vẻ đẹp toàn mĩ. Riêng ở Thúy Kiều thì đó còn là vẻ đẹp chưa từng có ở trên đời. nàng đẹp từ dung nhan đến đức hạnh, tài năng. Ông đã sử dụng nghệ thuật lý tưởng hóa để thể hiện cả tấm lòng trân trọng, yêu thương và ngưỡng mộ vẻ đẹp của con người.

Nếu như Việt Nam có niềm kiêu hãnh lớn lao về sự can trường anh dũng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm thì việc dạy văn chuương cũng là một sự tự hào không nhỏ. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc về Truyện Kiều và công sức đống góp vì nghệ thuật của Nguyễn Du. Với truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa nghệ thuật tả người đạt đến đỉnh cao kiệt xuất, khẳng định sức mạnh biểu đạt của tiếng Việt và thể thơ lục bát của dân tộc ta.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 6)

Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du là một áng văn chương tuyệt tác trong lịch sử văn học nước ta. Truyện Kiều có giá trị về mọi mặt: tư tưởng, triết lý, luân lý, tâm lý và văn chương. Giá trị tuyệt hảo của truyện Kiều là một điều khẳng định mà trong đó giá trị văn chương lại giữ một địa vị rất cao, đặc biệt là tài năng miêu tả người của thiên tài Nguyễn Du đạt đến bực xuất chúng, phi thường. Năng lực ấy thể hiện rõ qua bức chân dung tuyệt sắc của chị em Thúy Kiều.

Đoạn trích “Hai chị em Thuý Kiều” nằm ở phần đầu của câu chuyện. Trong đoạn trích này, Nguyễn Du tập trung miêu tả hai chân dung tuyệt mỹ của chị em Thuý Kiều. Đằng sau những nét bút miêu tả tinh tế và độc đáo, người đọc có thể nhận thấy tấm lòng ưu ái, trân trọng đặc biệt của Nguyễn Du đối với nhân vật của mình. Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, hai chị em Thuý Kiều đều xinh đẹp, nhưng “mỗi người (tài tình) mỗi vẻ” với dự báo trước số phận, tính cách, cuộc đời của mỗi nhân vật, đặc biệt là Thuý Kiều, nhân vật của truyện.

Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du giới thiệu vẻ đẹp chung về hai chị em với bốn câu thơ:

“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Cả hai chị em đều có vẻ đẹp toàn mỹ, từ hình thức bên ngoài “Mai cốt cách” đến vẻ đẹp bên trong tâm hồn “Tuyết tinh thần”. Vẻ đẹp của Thuý Vân được miêu tả ở bốn câu thơ tiếp:

“Vân xen trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.

Vẻ đẹp của Thuý Vân được Nguyễn Du miêu tả một cách toàn vẹn từ khuôn mặt, nét ngài, màu da, mái tóc đến tiếng nói, nụ cười và cốt cách. Thuý Vân hiện ra qua những hình ảnh, những tính chất ước lệ của văn học cổ trung đại. Nguyễn Du tập trung tô đậm vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang của Thuý Vân. Vẫn là cách thức quen thuộc của văn học cổ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người, nhưng bức chân dung của Thuý Vân, qua nét vẻ thân tình của Nguyễn du bỗng trở nên sống động là nhờ đã chứa đựng trong đó quan niệm về tài sắc của chính nhà thơ. Gương mặt xinh đẹp đầy đặn, vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Thuý Vân, một vẻ đẹp và thiên nhiên sẵn lòng nhường nhịn “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” như dự báo trước một cuộc đời, một số phận êm đềm, tròn trịa, bình yên của nàng.

Quả thật, với những từ ngữ trau chuốt, những hình ảnh ước lệ tượng trưng vẻ đẹp và giàu sức gợi tả, được lọc qua tâm hồn mẫn cảm, tinh tế, cùng với nghệ thuật tả người điêu luyện, Nguyễn Du đã khắc hoạ khá sống động vẻ đẹp đài các, đoan trang viên mãn, mơn mởn sức sống của Thuý Vân, biểu hiện một tâm hồn vô tư, dự báo trước một cuộc đời yên ổn, vinh hoa, phú quý sẽ mỉm cười, vui vẻ rước đón nàng.

Song, việc miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, không phải là chủ đích nghệ thuật của tác giả. Đó thực chất chỉ là việc tạo tiền đề, tao ra một điểm tựa nghệ thuật “tả khách hình chủ” để làm nổi bật hơn tài sắc của Thuý Kiều, nhân vật trung tâm của tác phẩm:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc vẫn là phần hơn.
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.

Khác với Thuý Vân, Thúy Kiều có một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” cả tài lẫn sắc đạt tới mức tuyệt vời.Cũng những từ ngữ, hình ảnh ước lệ tượng trưng, qua ngòi bút miêu tả tài hoa của Nguyễn Du, hình ảnh nàng Kiều hiện lên lộng lẫy, sắc nước hương trời đến hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”.

Đôi mắt đẹp của nàng trong như nước mùa thu, lông mày xin xắn, tươi non như sắc núi mùa xuân “làn thu thuỷ, nét xuân sơn”. Nếu như vẻ đẹp của Thuý Vân trời xanh còn có thể nhường nhịn, thì trước sắc đẹp của Thuý Kiều, thiên nhiên tạo hoá cũng trở nên đố kỵ, ghen ghét.

Thiên nhiên đố kị, ghen ghét với nàng. Hồng nhan bạc mệnh, cái sắc đẹp “sắc sảo mặn mà” khiến thiên nhiên cũng phải đố kị, ghen ghét ấy đã dự báo trước một cuộc đời đầy sóng gió sẽ ập đến với nàng. Không những thế, Nguyễn Du còn tôn vinh sắc đẹp ấy đến tột bậc:

“Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”.

Thúy Kiều mang vẻ đẹp có thể khiến cho thành nghiêng, nước đổ. Ngẫm qua, có thể thấy, những bậc tài sắc trác việt trong lịch sử đã gây ra biết bao tai họa, khiến cho những cuộc binh biến xảy ra không ngừng. Thế nhưng, với trái tim nhân đạo và cái nhìn tiến bộ, Nguyễn Du đã không để cho Kiều trở thành một “yêu cơ”. Nâng đỡ và làm đẹp hơn vẻ đẹp ấy chính là tài năng và phẩm đức cao quý của nàng. Bởi thế mà, dù Thúy Kiều mang lấy cuộc đời ô nhục nhưng vẫn luôn được nhân dân trân trọng, yêu mến.

Khác hẳn Thuý Vân, Thúy Kiều thông minh, đa tài, đa cảm, một con người nhất mực tài hoa: Tài thơ, tài hoạ, tài đàn của Thúy Kiều đạt tới mức tuyệt diệu:

“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Cung, thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân”.

Cả diện mạo bên ngoài và diên mạo tâm hồn cũng hé mở dần tính cách số phận của nàng Kiều. Rõ ràng, Nguyễn Du khi miêu tả sắc đẹp của nàng Kiều đã gửi gắm quan niệm “Tài hoa bạc mệnh” vào đấy – dự báo trước cuộc đời, số phận long đong, lận đận, đầy bất hạnh của nàng.

Sử dụng bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng của văn học cổ điển, với ngòi bút tài hoa, chắt lọc, trau chuốt ngôn từ, Nguyễn Du đã khắc hoạ thật sinh động hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, mỗi người một vẻ đẹp riêng, toát lên từ tính cách, từng số phận riêng, không lẫn vào nhau, không thể phai nhạt trong tâm hồn người đọc. Đây là thành công trong bút pháp nghệ thuật miêu tả người bậc thầy của Nguyễn Du. Đã hơn hai thế kỉ rồi, với truyện Kiều và nghệ thuật tả người đặc sắc, tinh tế của Nguyễn Du, đã là bậc thầy làm rung động và sự cảm phục, trân trọng của bao thế hệ đối với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 7)

Nói về Truyện Kiều, không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Khi Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn”. Quả thật, mặc dù xuất phát từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng nếu Kim Vân Kiều không để lại dấu ấn gì trong văn học Trung quốc thì Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là một tác phẩm lớn trong văn học thế giới.

Điều gì đã làm nên giá trị và sức sống của Truyện Kiều ? Có rất nhiều yếu tố tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Nhưng nét bút đặc sắc của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người thì không ai có thể phủ nhận được. Ông đã sáng tạo ra những chi tiết, ngôn ngữ, tâm lý nhân vật… tạo nên một thế giới nhân vật phong phú. Chân dung chị em Thuý Kiều là một điển hình.

Với ngòi bút thiên tài, đoạn trích Chị em Thuý Kiều đã ca ngợi vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, những trang tuyệt sắc giai nhân tiêu biểu trong dòng văn học trung đại. Đó là một vẻ đẹp toàn mỹ trong tính ước lệ của văn chương:

“Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”

Câu thơ hiện lên hình ảnh hai cô gái vóc dáng mảnh dẻ, yểu điệu như cành mai, tâm hồn trắng trong như tuyết. Nhịp thơ 3/3 tách câu thơ thành hai tiểu đối tạo âm điệu nhịp nhàng, nhấn mạnh vẻ đẹp hài hoà cân đối của hai chị em. Một vẻ đẹp đã đến độ hoàn hảo. Mượn các yếu tố thiên nhiên để lột tả vẻ đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn “mười phân vẹn mười”. Cái tài của Nguyễn Du là ở chỗ “mỗi người một vẻ”. Quả thật, trong tác phẩm cũng như trong đời thực, không ai hoàn toàn giống ai, chính điều ấy đã tạo nên cái diện mạo và tính cách riêng của từng nhân vật.

Đây là vẻ đẹp của Thuý Vân:

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Hình ảnh ước lệ, nhưng người đọc có thể hình dung một Thúy Vân xinh đẹp, thuỳ mị, đoan trang với khuôn mặt phúc hậu, tươi thắm như trăng rằm, nụ cười rạng rỡ như hoa hàm tiếu, giọng nói dịu dàng, trong trẻo như tiếng ngọc. Nhà thơ ca ngợi mái tóc của Thúy Vân óng mượt đến mây cũng phải thua, làn da trắng ngần mà tuyết cũng phải nhường. Tạo hoá đã ban cho nàng một sắc đẹp mà biết bao phụ nữ hằng ao ước ! Một vẻ đẹp đầy chất ước lệ, khuôn sáo của văn học trung đại “mặt hoa da phấn”, “mắt phượng mày ngài”. Tạo hoá phải nhường bước, chịu thua trước sắc đẹp của nàng. Biện pháp nhân hoá “mây thua, tuyết nhường” kết hợp với từ ngữ gợi tả “đầy đặn, nở nang” vừa diễn tả vẻ đẹp của nàng vừa gợi lên sự tròn đầy viên mãn. Nhịp điệu thơ nhẹ nhàng hài hòa, như nét đan thanh của một cô gái thùy mị, nết na chừng như dự báo một cuộc sống yên vui, tốt đẹp của nàng trong tương lai. Hạnh phúc dang rộng cánh tay chờ đợi những bước chân nhịp nhàng, khoa thai của nàng trong tương lai.

Nếu Thúy Vân là vẻ đẹp của bức tranh tố nữ, thì Thúy Kiếu là vẻ đẹp của người ngọc hiện diện giữa trần đời đầy sắc sảo, mặn mà. Hoàn tất bức chân dung Thúy Vân, nhà thơ mới từ tốn, hình như có chút hoang mang bối rối khi họa nên bức chân dung Thúy Kiều. Nếu chỉ với 4 câu thơ, chân dung Thúy Vân đã hoàn thiện thì khi tả Kiều, nhà thơ đã khẳng định:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.”

Có người nói, nhà thơ dùng Thúy Vân làm nền để tôn lên vẻ đẹp của Thúy Kiều trong nghệ thuật “tả khách hình chủ”. Lẽ nào trái tim nhân hậu của Nguyễn Du có thể làm tổn thương một vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn như Thúy Vân ư ? Chẳng phải đức hạnh và vẻ đẹp của Thúy Vân đã được thừa nhận, ca ngợi đó sao ? Ngòi bút nhân văn như Nguyễn Du, chắc chắn ông rất trân trọng và yêu thương nhân vật của mình. Ông yêu thương, nâng niu tất cả những tài hoa trác tuyệt ấy. Có điều đối với Thuý Vân là sự yêu thương, nâng niu trân trọng, còn đối với Thuý Kiều là sự đồng cảm, yêu thương, ưu tư cho một số kiếp con người:

“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm,liễu hờn kém xanh.”

Từ “càng” vừa là sự chuyển tiếp vừa diễn tả một mức độ thái quá, một điều gì đáng lo ngại. Nỗi băn khoăn lo lắng ấy không kềm chế được nên câu trước thì khoan thai hào hứng“Làn thu thủy, nét xuân sơn”. Câu thơ ngắt ra thành 2 dòng để nhấn mạnh, để điểm tô vẻ đẹp tuyệt vời ấy mà sao nghe như có gì uất nghẹn. Nguyễn Du đã sáng tạo trong miêu tả nhân vật. Chỉ một nét thần, nhà thơ không chỉ miêu tả ánh mắt, nét mày mà còn lột tả tâm hồn nhân vật. Thúy Kiều đẹp quá, ánh mắt nàng đẹp như mặt nước hồ thu mênh mông, vời vợi trong sắc xanh của mây trời, trong chút vàng của nắng, của chiếc lá thu phai. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Trong đáy mắt màu thu ươn ướt, man mác buồn ấy, lại chất chứa trái tim đa sầu đa cảm mà đằm thắm tình người, tình đời bao dung. Chính “làn thu thủy” ấy đã rung cảm “dầm dầm châu sa” trước nấm mồ hoang vô chủ của Đạm Tiên, rồi lại trước cơn gia biến đã quyết hy sinh mối tình đầu chớm nở với Kim Trọng mà “Liều đem tất cỏ quyết đền ba xuân”. Rồi phải trầm luân trong mười lăm năm gió bụi cuộc đời với niết bao đắng cay tủi nhục. Nét độc đáo của thiên tài Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của nét mày nàng đẹp như dáng núi mùa xuân xanh cong quyến rũ, tràn đầy sức sống. Mùa xuân với sắc xanh mượt mà mơn mỡn “Xuân du phương thảo địa” (cổ thi), “cỏ non xanh tận chân trời” (Nguyễn Du), ẩn sau “nét xuân sơn” ấy là sức sống dâng trào của cô gái “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê” (Nguyễn Du). Chính trong vẻ yêu kiều ấy, Thúy Kiều đã rung động trong lần đầu gặp Kim Trọng “hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa” để rồi sau lần đầu gặp gỡ ấy trái tim dào dạt yêu thương đã tự nhủ:

“Người đâu gặp gỡ làm chi,

Trăm năm biết có duyên gì hay không.”

Rồi chính nàng đã chủ động “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để tìm đến chàng Kim. Nàng đã chủ động vượt qua những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt để tìm đến mối tình đầu trong sáng. Theo những bước chân mạnh mẽ ấy, trái tim nhân hậu của Nguyễn Du đã thể hiện một quan niệm sống, một khái niệm tự do trong hôn nhân hiếm thấy trong văn học trung đại.

Ánh mắt nét mày ấy ẩn chứa một tâm hồn đa sầu đa cảm, đầy ắp yêu thương, tràn dâng sức sống. Nhưng ngay sau vẻ đẹp tuyệt trần ấy, dường như có điều gì oan ức “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Việc gì phải ghen, phải hờn ? Thói đời là vậy ! Cái sâu sắc nhân tình thế thái, cái tài của Nguyễn Du là ở chỗ chỉ nhân tả vẻ đẹp của Kiều mà đã gợi ra được một phần cuộc đởi ô trọc, nhỏ nhen sẵn sàng vùi dập cuộc đời một trang tuyệt sắc giai nhân.

Nguyễn Du đã nhấn mạnh “Một hai nghiêng nước nghiêng thành”. Tác giả đã sử dụng điển tích, mượn ý thơ của Lý Diên Niên đời Hán Vũ Đế (Trung quốc):

“Nhất cố khuynh nhân thành,

Tái cố khuynh nhân quốc.”

(Quay lại một lần tướng giữ thành mất thành, quay lại lần nữa nhà vua mất nước). Câu thơ làm ta liên tưởng đến nụ cười của Bao Tự, cái liếc mắt của Điêu Thuyền, một chút nũng nịu của Dương Quí Phi, cái nhăn mặt của Tây Thi, hay nét u buồn của Chiêu Quân… - những người đẹp đã từng làm xiêu đổ bao thành trì và triều đại phong kiến Trung quốc. Tác giả ngầm so sánh Kiều như một trang quốc sắc thiên hương, một sắc đẹp có một không hai. Nhưng nàng đẹp đến nỗi thiên nhiên phải hờn ghen. Đoạn thơ đã phảng phất dự cảm về cuộc đời đầy sóng gió bất trắc của nàng Kiều.

Tạo hoá ban cho nàng không chỉ là sắc đẹp mà còn tài năng hơn người:

“Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.”

Nàng có đủ phẩm chất, tài năng của một nghệ sĩ: Thơ ca, hội hoạ, âm nhạc nàng đều tỏ ra tài hoa rất mực. Nàng có một năng lực cảm nhận nghệ thuật tinh tế, cho thấy một tâm hồn mẫn cảm, phong phú. Nhưng có lẽ nổi bật nhất là ngón đàn:

“Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.”

Tiếng đàn ấy như phát ra từ chính con tim đa sầu đa cảm, và nó gắn với số phận đời nàng. Như một sự xui khiến của số phận, khúc nhạc nàng chọn cho riêng mình là khúc “bạc mệnh”:

“Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bậc mệnh lại càng não nhân.”

Âm điệu câu thơ như chùng xuống, như nghẹn đắng theo cung đàn. Một linh cảm về kiếp đoạn trường. Không phải ngẫu nhiên nhà thơ lại để cô gái xuân xanh vừa chớm lại gieo cung bạc mệnh. Chừng như trong sâu thẳm tâm hồn, thiên tài Nguyễn Du đã cảm nhận, đã dự báo những nỗi bất hạnh sẽ phủ xuống đời nàng.

Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng chưa thoát khỏi thuyết “thiên mệnh”: “tài mệnh tương đố”, “tài tử đa cùng, hồng nhan đa truân”. Cuộc đời mỗi người đều do số phận an bài, mệnh trời là một thế lực vạn năng “Cho hay muôn sự tại trời”, “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Kiều đẹp quá, tài năng quá nên không tránh khỏi “hồng nhan bạc phận”. Thế nhưng, nếu chỉ thế thì Truyện Kiều cũng không thể trở thành tuyệt tác. Chính tấm lòng nhân hậu, chính trái tim yêu thương, trân trọng con người, nhà thơ đã phản ánh “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” để phơi bày hiện thực xã hội tàn ác bất nhân, thế lực đồng tiền và quyền lực bọn quan lại đã vùi dập, chà đạp lên ước mơ về hạnh phúc của con người, đã đẩy một nhân cách cao đẹp, một trang tuyệt sắc giai nhân vào vũng bùn tăm tối của cuộc đời.

Khép lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tô thêm về cuộc sống và đức hạnh của hai chị em:

“Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”

Những thành ngữ “trướng rủ màn che” diễn tả cuộc sống khuôn phép, êm ấm hạnh phúc của hai cô gái con nhà tử tế, được giáo dục hẳn hoi. Một lần nữa Nguyễn Du đã khẳng định nhân cách và phong thái của hai chị em.

Khổ thơ cuối đã khép lại và hoàn chỉnh hai bức chân dung tuyệt tác của Thuý Vân và Thuý Kiều. Qua đó, người ngắm tranh không chỉ thấy được chân dung nhân vật mà còn nhìn thấy bức tranh thói đời ghét thương, đố kị. Không chỉ thấy được ngoại hình nhân vật mà còn thấy được tâm hồn tính cách của nhân vật, và dự báo cả về tương lai, số phận của nhân vật. Nguyễn Du đã đẩy nghệ thuật tả người đạt đến đỉnh cao của văn học trung đại.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 8)

Chân dung Thúy Kiều: Sau những câu thơ giới thiệu chung về hai chị em và vẻ đẹp riêng của Thúy Vân thì Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều xuất hiện:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Sắc đành đòi một tài dành họa hai.

Cũng giống như khi tả Thúy Vân, nhà thơ vẫn dùng bút pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ. Tác giả vẫn sử dụng cách gợi tả và những chuẩn mực thiên nhiên để làm đối tượng so sánh. Nét vẽ của thi nhân đã tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lệ làn thu thủy (làn nước mùa thu) gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; còn hình ảnh ước lệ nét xuân sơn (nét núi mùa xuân) lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.

Vẻ đẹp của Kiều là phi thường, lộng lẫy, không tạo nên sự hài hòa, êm đềm giữa con người với tự nhiên mà đến mức làm thiên nhiên, tạo hóa phải đố kị, ghen ghét: hoa ghen, liễu hờn. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Kiều. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét.

Vẻ đẹp của Thúy Kiều còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ, làm nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp của Kiều không có thang bậc nào cao hơn để đánh giá, cho nên xếp hàng đầu, xếp thứ nhất. Câu thơ sắc đành đòi một tài dành họa hai đã khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều đến mức độc nhất vô nhị, không ai có thể sánh nổi.

Nhưng không chỉ có nhan sắc mà Thúy Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa:

Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thường lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

Trí tuệ, tài năng của Thúy Kiều cũng được Nguyễn Du đẩy lên tới cực đoan, tuyệt đỉnh: vừa do trời phú, thiên bẩm vừa đa dạng, cái gì cũng giỏi, cũng hơn người. Không cần học hành gian khổ, lớn lên Kiều đã trở thành một giai nhân tuyệt sắc, một tài nữ hiếm thấy. Các từ ngữ tuyệt đối, cực đoan được sử dụng kế tiếp: vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu, ăn đứt,…

Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (làm thơ), họa (vẽ tranh). Đặc biệt, tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt). Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn Bạc mệnh mà Kiều sáng tác chính là sự ghi tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Nhưng xét cho cùng thì tài hoa của Kiều cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ quan niệm về tài năng của văn nhân, tài tử thời phong kiến.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 9)

Một trong những độc đáo của Truyện Kiều đó chính là nghệ thuật miêu tả. Nhắc tới miêu tả người ta không thể không nhắc tơi bút pháp tả người của Nguyễn Du và đoạn trích được xem là hay nhất nói về tài năng tả người của Nguyễn Du đó là “chị em Thúy Kiều”. Trong đó tác giả đặc biệt chú ý đến nhan sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều mà không lẫn với bất kì cô gái đẹp nào.

Bốn câu đầu giới thiệu khái quát về nhân vật Thúy Kiều và Thúy Vân về cái nhìn khách quan ban đầu:

“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”

Với bút pháp ước lệ, tác giả đã gợi được vẻ thanh cao, duyên dáng, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thuý Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” cốt cách như mai, tinh thần như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn hảo mang tính hình thể, tâm hồn cả hai đều đẹp “mười phân vẹn mười” nhưng mỗi người lại mang vẻ đẹp riêng.Câu thơ đầu đã khái quát đặc điểm của nhân vật: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Nàng sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.

Để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều tác giả phải dùng tới 12 câu thơ để có thể khắc họa được hết của nàng:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.”

Gợi tả vẻ đẹp của Kiều tác giả vẫn dùng những hình tượng ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Đặc biệt khi hoạ bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt. Hình ảnh “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn” là hình ảnh mang tính ước lệ, đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ, gợi lên một đôi mắt đẹp trong sáng, long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét mùa xuân. Đôi mắt đó là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, trí tuệ. Tả Kiều, tác giả không cụ thể như khi tả Vân mà chỉ đặc tả đôi mắt theo lối điểm nhãn – vẽ hồn cho nhân vật, gợi lên vẻ đẹp chung của một trang giai nhân tuyệt sắc. Vẻ đẹp ấy làm cho hoa ghen, liễu hờn, nước nghiêng thành đổ. Nguyễn Du không miêu tả trực tiếp nhân vật mà miêu tả sự ghen ghét, đố kị hay ngưỡng mộ, say mê trước vẻ đẹp đó, cho thấy đây là vẻ đẹp có chiều sâu, có sức quyến rũ, cuốn hút lạ lùng.

Vẻ đẹp tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý, cái tài, cái tình đặc biệt của Kiều. Tả Thuý Vân chỉ tả nhan sắc, còn tả Thuý Kiều, tác giả tả sắc một phần thì dành hai phần để tả tài. Kiều rất mực thông minh và đa tài “Thông minh vốn sẵn tính trời”. Tài của Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, hội đủ cầm, kỳ, thi, hoạ “Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm”.

Tác giả đặc tả tài đàn – là sở trường, năng khiếu, nghề riêng của nàng “Cung thương lầu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Không chỉ vậy, nàng còn giỏi sáng tác nhạc. Cung đàn Bạc mện của Kiều là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm “Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.

Tả tài, Nguyễn Du thể hiện được cả cái tình của Kiều:

Chân dung Thuý Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp khi cho tạo hoá phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị, tài hoa trí tuệ thiên bẩm “lai bậc” đủ mùi, cả cái tâm hồn đa sầu đa cảm khiến Kiều không thể tránh khỏi định mệnh nghiệt ngã, số phận éo le, gian khổ bởi “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. “Trời xanh quen thói mà hồng đánh ghen”. Cuộc đời Kiều hẳn là cuộc đời hồng nhan bạc mệnh.

Có thể nói tác giả đã rất tinh tế khi miêu tả nhân vật Thuý Kiều: Tác giả miêu tả chân dung Thuý Vân trước để làm nổi bật chân dung Thuý Kiều, ca ngợi cả hai nhưng đậm nhạt khác nhau ở mỗi người: chỉ dành bốn câu thơ để tả Vân, trong đó dành tới 12 câu thơ để tả Kiều, Vân chỉ tả nhan sắc, Kiều cả tài , sắc, tình đều đặc đặc tả. Đó chính là thủ pháp đòn bẩy.

Tóm lại, đoạn trích đã thể hiện bút pháp miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du khắc hoạ nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 10)

Làm nên sự thành công rực rỡ của kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ ở nội dung phản ánh sâu sắc, nhân văn; nghệ thuật ” ngụ cảnh tả tình” bậc thầy của nhà văn mà còn nằm trong cách xây dựng chân dung nhân vật chân thực, bức phá. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong đoạn trích ” Chị em Thúy Kiều” mà xuất sắc nhất là trong xây dựng chân dung nhân vật Thúy Kiều.

Trong đoạn trích này, Nguyễn Du không miêu tả ngay Thúy Kiều mà nhận xét, đánh giá trong sự so sánh, đối chiếu với Thúy Vân:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

“Sắc sảo” ở đây là vẻ đẹp trí tuệ.”Mặn mà” lại là vẻ đẹp ngoại hình đằm thắm. Nhan sắc của Thúy Kiều so với Thúy Vân rõ ràng có thêm chiều sâu, quyến rũ. Đã vậy, nhà thơ còn khẳng định sự vượt trội hơn hẳn của Kiều bằng những từ ngữ chỉ mức độ như: ” càng”, “hơn”.

Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước, lấy Thúy Vân làm nền để trên đó vẻ đẹp Thúy Kiều được tỏa sáng!

Nhan sắc của Thúy Kiều được Nguyễn Du tái hiện:

“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Tác giả sử dụng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng như ” thu thủy”- nước mùa thu, “xuân sơn”- núi mùa xuân.

Vẫn lấy thiên nhiên như “hoa”, “liễu” làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của con người. Nhưng không tả chi tiết như Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả nàng Kiều theo lối điểm nhãn. Ngòi bút thiên tài chỉ tập trung vào đôi mắt và vẻ thanh tân,tươi thắm.

Đôi mắt nàng Kiều được ví như làn nước mùa thu long lanh, trong sáng. Ẩn dụ ” làn thu thủy” vừa gợi tả vẻ đẹp nhan sắc vừa toát lên sự tinh anh, trí tuệ. Hơn thế nữa, Nguyễn Du miêu tả ngoại hình mà biểu đạt cả vẻ đẹp nội tâm. Vì, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, soi vào đôi mắt như nước hồ thu ấy, ta có thể thấy tâm hồn nàng trong trẻo, thanh sạch biết bao!

Đôi mắt đẹp lại ẩn dưới nét mày thanh nhẹ, tươi non như sắc núi mùa xuân thì càng thêm quyến rũ. Thúy Kiều đã vượt lên trên vẻ đẹp hoàn hoàn của Thúy Vân, để trở thành cái đẹp tuyệt đích, có một không hai! Dùng ý ở câu thơ chữ Hán: ” Nghiêng nước nghiêng thành”, Nguyễn Du nhấn mạnh hơn nữa sắc đẹp có sức mê hoặc làm thành nghiêng, nước đổ của nàng Kiều.

Tuy nhiên, với Thúy Vân, thiên nhiên ” thua”, “nhường”. Còn trước nàng Kiều, thiên nhiên ” hờn”, “ghen”, đố kị:

“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Vẻ đẹp của nàng hoa phải ghen, nét thanh xuân của nàng liễu phải hờn.Chữ “hờn”, “ghen” trong phép tu từ nhân hóa mà Nguyễn Du sử dụng nhấn tả dung nhan của nàng Kiều, mặt khác thể hiện rõ sự đối kháng, không tương hợp với con người và thiên nhiên.” Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen nên nhan sắc của Thúy Kiều cũng dường như là một dự báo về cuộc đời nổi chìm, bất hạnh, giông bão.

Tả Thúy Vân, Nguyễn Du chủ yếu miêu tả về nhan sắc. Với Thúy Kiều ” Sắc đành đòi một tài đành họa hai”, Nguyễn Du dành một phần tả sắc, hai phần tả tài:

“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”

Trí tuệ của nàng Kiều là trời cho, thiên bẩm.” Thi họa đủ mùi ca ngâm” là làm thơ, vẽ tranh, đàn hát Thúy Kiều đều rất mực tài hoa. Trong đó, “ăn đứt” hơn hẳn người khác là tài đàn:

“Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

” Làu bậc ngũ âm” là sự điêu luyện trong kĩ thuật chơi đàn. Tiếng đàn của nàng Kiều không chỉ ngân lên những âm thanh huyền diệu mà còn nức nở nhiều cung bậc cảm xúc. Mỗi nốt nhạc rung lên là mỗi tiếng ai oán, não nùng, khổ đau, sầu thảm. Cung đàn ” bạc mệnh” Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim giàu trắc ẩn, đa cảm, đa sầu.

Như vậy, qua việc khắc họa chân dung nhân vật Thúy Kiều ta có thể thấy vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp sắc- tài- tình. Cả sắc và tài của Kiều đều đạt đến độ tuyệt mĩ nhưng chính tài, sắc ấy đã ngầm dự báo một tương lai không yên ổn.Miêu tả ngoại hình, tài năng mà dự báo số phận, hé mở tâm hồn là đặc sắc của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 11)

Người xưa có câu ” đẹp nghiêng nước nghiêng thành” vậy ở đời mấy ai có được sắc đẹp như thế. Có thể là Tây Thi, có thể là Điêu Thuyền… đối với chúng ta người được biết là có vẻ đẹp như thế là nhan vật thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Bên cạnh sắc đẹp ấy thì còn có sắc đẹp của em Thúy Kiều chính là Thúy Vân. Hai cố người chín thì người kia mười, mỗi người một vẻ. qua đoạn trích chị em Thúy Kiều chúng ta thử khám phá bức chân dung đó xem sao?.

Trước hết khi nói về hai bức chân dung này thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu hai câu thơ đầu với sự giới thiệu về thân phận của hai nàng tiên xinh đẹp ấy:

“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.”

Hai người mĩ nữ kia chính là con đầu lòng của Vương ông. Hai cô gái ấy chị là Thúy Kiều còn em là Thúy Vân. Cả hai đều giống như những hạt ngọc mà ông trời ban cho gia đình ông. Có thể nói sắc đẹp ấy khó ai trong thiên hạ sánh bằng. Hai con người ấy không những đẹp người mà còn đẹp nết. Tâm hôn trong sáng như tuyết mỏng manh dịu dàng như cây mai. Khó có thể so sánh được hai vẻ đẹp của hai nàng vì “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”

Trước tiên Nguyễn Du đi miêu tả bức chân dung của nàng Thúy Vân, cô em gái rất đỗi vô tư của Kiều. Thúy Vân mang một nét đẹp đầy đặn nở nang và những dâu hiệu ấy cho một cuộc sống rất đỗi thanh nhàn:

“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”

Nét đẹp của Vân là nét đẹp phúc hậu, đày dặn và trang trọng. trước mắt chúng ta hiện lên một bức chân dung với khuôn mặt đầy đặn phúc hậu, đôi lông mày tự nhiên đẹp đẽ. Người xưa có câu cái răng cái tóc là góc con người mà ở đây nhân vật Thúy Vân được miêu tả thật đẹp với hàm răng đều đặn và tươi trắng cái miệng ấy mỗi khi nở nụ cười làm cho người ta thấy thêm yêu, thấy thánh thiện mà nhẹ nhàng. Nụ cười tươi như hoa toát lên một vẻ đẹp đoan trang đến lạ kì. Thêm nữa mái tóc Vân bồng bềnh nhu những đám mây, màu da trắng kia cứ ngỡ rằng là tuyết nhường. Qua đây chân dung Thúy Vân hiện lên thật nhẹ nhàng phúc hậu. Vẻ đẹp ấy kết hợp với những động từ “thua” và ” nhường” báo hiệu một cuộc đời yên ả đối với cô.

Tả Vân trước tác giả nhầm mục đích để làm nổi bật chân dung của Kiều lên:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,”

Nếu Vân sở hữu một vẻ đẹp trang trọng quý phái thì Kiều lại sở hữu một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. Đó là một vẻ đẹp có phần đẹp hơn Vân. Mái tóc của Kiều mềm mượt như làn nước mùa thu, đôi lông mày hiện lên thật sự rất đẹp và nét như những dáng núi mùa xuân. Cô có một vẻ đẹp thắm xanh khiến cho liễu vốn xanh phải hờn, hoa vốn thắm thì lại ghen. Phải chăng đó chính là một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Những động từ “ghen” “hờn” và vẻ đẹp hơn người ấy báo hiệu một cuộc sống không mấy bình yên của nàng Kiều. Bởi sắc đẹp ấy khiến cho người ta phải đố kí ghen ghét.

Không chỉ đẹp mà Kiều còn có tài với tất cả những gì như cầm kì thi họa. Hồ cầm đối với cô là một sở trường. Nhưng chính chữ tài ấy lại đi với chữ tai một phần:

“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên xoang,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”

Vẻ đẹp chân dung chị em Kiều còn được thể hiện qua bốn câu thơ cuối:

“Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”

Đẹp tính cách, đẹp tâm hồn và ngoại hình, Kiều và Vân không chỉ trong sáng dịu dàng như tuyết như mai mà còn mang vẻ đẹp của một người con gái chính chuyên. Tuổi đời đã đến lúc tìm cho mình một nửa ưng ý nhưng những cô gái ấy không hề dễ dãi những người để ý đến chị em Kiều không ít những họ vẫn giữ nguyên sự trong trắng của mình.

Qua đây Nguyễn Du đã trở thành một người nghệ sĩ tài ba vẽ lên hai bức chân dung mà không chỉ nhân dân Trung Quốc, nhân dân Việt Nam phải ngưỡng mộ và khâm phục mà đến cả những đọc giả nước ngoài cũng phải thích khi ngắm hai bức chân dung tuyệt mĩ này. Vẻ đẹp của hai nàng đã dự báo cho chúng ta biết về cuộc sống của họ sau này. Đó chính là nghệ thuật vẽ tranh bằng ngôn từ mà Nguyễn Du đã mang đến cho chúng ta.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 12)

Về nội dung tư tưởng của Truyện Kiều thì có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, nhưng về nghệ thuật thì xưa nay mọi người đều thống nhất là đạt tới mức tuyệt diệu. Người ta khen bút pháp nghệ thuật quán triệt từ đầu đến cuối truyện, khen lối phục bút của Nguyễn Du. Người ta khen đủ loại văn của Nguyễn Du, từ tự sự, đối thoại đến tả cảnh, tả người, lối nào ra lối ấy, mà bao giờ cũng tự nhiên, gãy gọn, thấu tình đạt lí, sinh động như cuộc sống muôn màu nhưng lại thực hơn cả hiện thực.

Bút pháp tả cảnh, tả người của Nguyễn Du cũng vẫn theo truyền thống có sẵn trong văn chương như ước lệ hoặc tả cảnh ngụ tình. Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng. Nhiều khi tác giả không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà thông qua miêu tả cảnh vật để gợi lên tâm trạng. Tơ liễu bóng chiều thướt tha là nỗi vấn vương trong lòng Thuý Kiều và Kim Trọng ở buổi đầu gặp gỡ. Cảnh trời đất tối sầm Đùng đùng gió giục mây vần là tâm trạng đau khổ, hãi hùng của Thuý Kiều lúc bị bắt buộc rời bỏ những người thân yêu, rời bỏ quãng đời êm đềm, trong sáng để dấn thân vào quãng đời gió bụi. Cùng một vầng trăng mà diễn tả không biết bao nhiêu tâm trạng. Trăng trong đêm Thuý Kiều gặp gỡ, thề nguyền với Kim Trọng ở vườn Thuý tròn đầy, đẹp đẽ: Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Trăng hiu quạnh trong đêm chia tay với Thúc Sinh: Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. Trăng vô hồn, nhạt nhẽo chốn lầu xanh: Lần thâu gió mát trăng thanh...

Cảnh vật trong Truyện Kiều cũng là một “nhân vật” luôn luôn hiện diện, một nhân vật im lặng nhưng thấu hiểu tâm trạng con người. Chúng ta hãy lấy đoạn trích Cảnh ngày xuân làm ví dụ để chứng minh rằng nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du đã đạt đến trình độ điêu luyện.

Nhắc đến mùa xuân là nhắc tới hình ảnh đàn chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong xanh, cao rộng:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Câu thơ trên còn mang ý nghĩa chỉ thời gian. Ngày xuân thấm thoắt qua mau. Tháng giêng, tháng hai đã hết. Bước sang tháng ba với tiết Thanh minh tảo mộ, đâu đâu cũng tràn ngập màu sắc, ngời ngời sức sống của mùa xuân:

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Tưởng chừng như màu xanh bát ngát của cỏ non nối liền với sắc xanh vời vợi của bầu trời làm mát mắt và mát cả tâm hồn khách du xuân. Trên cái nền tươi xanh ấy nổi bật lên sắc trắng tinh khôi của mấy đoá hoa lê vừa nở. Nguyễn Du tỏ ra nắm rất vững nghệ thuật hội hoạ. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân mà ông miêu tả có xa và gần, cao và thấp, có diện và điểm, có động và tĩnh... Màu sắc vừa tương phản vừa hài hoà. Đường nét thanh tú, uyển chuyển, hình ảnh đẹp đẽ có khả năng gợi tả, gợi cảm cao. Chỉ bằng hai câu thơ lục bát mà thi hào đã thể hiện được một cách thần tình sức sống mạnh mẽ của mùa xuân. Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du đã dệt nên bức tranh xuân tuyệt mĩ bằng ngôn ngữ thơ ca. Quả đúng là “thi trung hữu hoạ”.

Không gian mênh mông, khoáng đãng, tiết xuân mát mẻ, êm đềm, cảnh xuân phơi phới, tươi đẹp... rất hợp với nhu cầu giao cảm tâm linh của con người. Sự cách biệt giữa hai thế giới âm dương hầu như đã bị xoá nhoà bởi nhịp sống rộn ràng, náo núc:

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm...

Hoà giữa dòng người đông đúc ấy, ba chị em Thuý Kiều cùng nhau thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên và tâm hồn cũng phơi phới niềm vui. Nhưng nói như Nguyễn Du: Ngày vui ngắn chẳng tày gang. Ánh thiều quang rực rỡ của ngày xuân nhanh chóng lụi tàn, nhường chỗ cho bóng tà dương:

Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước dần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Đọc kĩ, chúng ta sẽ nhận ra một điều là bức tranh mùa xuân mà Nguyễn Du miêu tả không đơn thuần chỉ là cảnh thực mà còn là bức tranh tâm cảnh được nhìn qua đôi mắt đầy tâm trạng của Thuý Kiều. Đang sống trong chốn: Êm đềm trướng rủ màn che, lần đầu tiên chị em Thuý Kiều làm một cuộc viễn du nhân tiết Thanh minh. Tất nhiên, mọi điều đối với Thuý Kiều đều mới lạ. Từ cảnh: Gần xa nô nức yến anh..., đến cảnh: Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm... đều mang lại cho nàng cảm giác ngỡ ngàng, thích thú và tâm hồn người con gái mới bước vào tuổi cài trâm (cập kê) cũng háo hức, xốn xang.

Nhưng phút vui không dài. Lúc hoàng hôn, khách du xuân đã thưa vắng và nắng đã nhạt nhoà thì Thuý Kiều lại rơi vào trạng thái bâng khuâng khó tả trước cảnh: Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Có một cái gì đó u uẩn, kì bí dẫn dắt bước chân nàng đến với điềm báo trước số mệnh đoạn trường. Đó là mả Đạm Tiên - một kĩ nữ Nổi danh tài sắc một thì. Ngôi mả ấy giờ đây chỉ là: Sè sè nấm đất bên đường, rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh, không ai thăm viếng, lạnh lẽo khói nhang. Cũng chính tại chỗ này, Thuý Kiều đã nghe Vương Quan kể về Đạm Tiên và số kiếp người con gái tài hoa bạc mệnh ấy bắt đầu vận vào cuộc đời Thuý Kiều.

Nguyễn Du tả cảnh thường ngụ tình. Cảnh buồn hay vui là tuỳ thuộc vào tâm trạng con người. Dù tả thực hay ước lệ, Nguyễn Du cũng vẫn giữ vững nguyên tắc mà ông đã đúc kết trong nhận định: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!

Trong Truyện Kiều, thành công lớn nhất của Nguyễn Du vẫn là sự sáng tạo nên những hình tượng nhân vật điển hình thực hơn cả những con người thực ngoài đời. Mỗi nhân vật, Nguyễn Du chỉ vẽ bằng một vài nét mà người nào ra người nấy, bên ngoài và bên trong phù hợp khít khao, làm cho tính cách nổi bật. Cách tả người của Nguyễn Du thật đặc biệt. Có khi là dáng vẻ bề ngoài, có khi là một vài hành động, lời nói, có khi là nhận xét về tính cách... nhưng đã thể hiện được những đặc điểm điển hình, tiêu biểu cho một loại người, một giai cấp cụ thể trong xã hội. Mã Giám Sinh là một tên con buôn vô lại thì nói năng theo kiểu Cò kè bớt một thêm hai, Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm. Tú Bà là một mụ chủ thanh lâu tham lam, độc ác: Nhác trông nhờn nhợt màu da, Ăn gì to béo đẫy đà làm sao. Sở Khanh là một tên lưu manh lừa lọc, trâng tráo nấp dưới cái vỏ thư sinh: Hình dung yểu điệu, áo khăn dịu dàng. Nhưng chỉ cần tả một hành động ám muội: Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào là Nguyễn Du đã vạch trần chân tướng bẩn thỉu của hắn. Hoạn Thư là một tiểu thư con quan, chuyên cậy thân cậy thế để hại người thì: Bề ngoài thơn thớt nói cười, Bề trong nham hiểm giết người không dao. Viên quan tổng đốc Hồ Tôn Hiến thì được tả là: Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình. Cái tài của nhà thơ là khi miêu tả nhân vật, ông chỉ cần dùng một từ thật đắc địa là đã lột tả chính xác thần thái, tính cách của nhân vật ấy. Với từ cò kè đậm chất chợ búa, nhà thơ đã cởi sạch áo mũ Giám sinh giả, vạch trần bản chất con buôn của Mã Giám Sinh. Hình ảnh nhờn nhợt màu da miêu tả chính xác hạng người chuyên sống trong bóng tối, lấy đêm làm ngày. Và từ ngây đã giết chết tươi uy danh của tên quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến.

Nhưng không nhân vật nào được Nguyễn Du miêu tả và thể hiện kĩ càng, sâu sắc bằng nhân vật Thuý Kiều. Thuý Kiều rạo rực tình xuân trong đêm trăng tiết Thanh minh. Thuý Kiều bâng khuâng khi tình mới bén. Thuý Kiều vừa e lệ vừa chủ động khi nhận lời thề nguyền vàng đá với Kim Trọng. Thuý Kiều vui mừng, hồi hộp khi cùng người yêu tình tự. Thuý Kiều can đảm nhận trách nhiệm hi sinh để cứu lấy cha và em rồi đứt ruột đứt gan khi phải lỗi thề với Kim Trọng, phải lìa cửa lìa nhà để dấn thân vào quãng đời gió bụi. Nàng đau khổ khi bị hành hạ, lừa gạt. Nàng chán chường, nhục nhã, tủi thân, tủi phận khi phải sống đời kĩ nữ chốn thanh lâu... Bao nhiều diễn biến phức tạp trong tâm trạng người thiếu nữ ấy suốt mười lăm năm, qua bao nhiêu cảnh ngộ khác nhau đều được Nguyễn Du miêu tả cặn kẽ, thấu đáo, khiến người đọc như trông thấy Thuý Kiều trước mắt, như cảm thấy trái tim mình cùng đập một nhịp với trái tim người con gái tài hoa bạc mệnh, cùng nàng đau khổ, giận hờn, xót xa, mong ước...

Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du đã khai thác triệt để ưu thế của nghệ thuật ước lệ. Điều đó thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của ông đối với Thuý Kiều, Thuý Vân, hai cô gái xinh đẹp xứng đáng với cách gọi có tính chất tôn vinh: Tố Nga.

Có thể nói Nguyễn Du đã dồn hết tâm huyết và tài năng của mình vào ngọn bút để làm nổi bật thần thái trong chân dung của hai chị em Thuý Kiều, mà bước đầu ông đã đánh giá khái quát:

Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Nhà thơ lấy những nét đẹp trong thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người. Ở các nhà thơ khác, nếu tả theo công thức này thì nhân vật thường trở nên chung chung, mờ nhạt, nhưng vào tay Nguyễn Du, nó lại biến hoá khôn lường, đầy tài hoa, sáng tạo. Chúng ta có thể tưởng tượng ra hình dáng của Thuý Kiều, Thuý Vân thanh tú, yểu điệu (mai cốt cách), tâm hồn trong trắng như sương, như tuyết (tuyết tinh thần). Rõ ràng, họ là con nhà nề nếp gia phong, được thụ hưởng một nền giáo dục đầy đủ và nghiêm cẩn.

Dụng ý, dụng công của nhà thơ thể hiện khá rõ qua cách lựa chọn hình ảnh và từ ngữ miêu tả. Ngay cả việc tại sao ông lại không tả Thuý Kiều trước mà lại tả Thuý Vân trước cũng là điều để người đọc suy ngẫm. .

Thuý Vân hiện lên với dáng dấp đài các, kiêu sa của một tiểu thư dòng dõi con nhà:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Nàng có gương mặt phúc hậu, mắt phượng mày ngài. Nụ cười tươi như hoa mới nở, tiếng nói thánh thót như tiếng ngọc rơi trên mâm vàng

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Da nàng trắng hơn tuyết, tóc đen hơn mây. Có thể nói sắc đẹp của Thuý Vân dường như đã đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Nàng là kì công của Tạo hoá và Tạo hoá đã ban cho nàng nhan sắc “hoa nhường nguyệt thẹn”, “chim sa cá lặn” như cách nói thường thấy trong văn chương cổ điển. Vẻ đẹp của Thuý Vân không bị ai ganh ghét, đố kị. Nó báo trước đời nàng sau này sẽ là cuộc đời bình yên, viên mãn của một bậc phu nhân quyền quý giữa giàu sang, nhung lụa.

Vẻ đẹp trang trọng khác vời của Thuý Vân được người đời công nhận, thán phục và chiêm ngưỡng. Thế nhưng đặt Thuý Vân bên cạnh Thuý Kiều thì cái nhan sắc tuyệt mĩ ấy bỗng nhiên mờ nhạt hẳn, chỉ còn tác dụng như một phông nền để làm nổi bật vẻ đẹp lộng lẫy, phá vỡ mọi khuôn mẫu từ trước tới nay:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Nguyễn Du khẳng định chắc chắn như vậy và ông nhấn mạnh đến bản chất cái đẹp từ bên trong toả chiếu ra bên ngoài qua các tính từ đặc tả chính xác: sắc sảo, mặn mà và sự đánh giá khái quát: So bề tài sắc lại là phần hơn.

Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du tả Thuý Vân chỉ bằng bốn câu, còn dành tới mười hai câu để ca ngợi vẻ đẹp Thuý Kiều.

Tả Thuý Kiều, Nguyễn Du tập trung nhiều vào đôi mắt - cửa sổ tâm hồn - cũng là điểm sinh động nhất, cuốn hút nhất trên gương mặt người đẹp:

Làn thu thuỷ nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Vẫn là những hình ảnh ước lệ nhưng không sáo mòn. Ngược lại, dường như không còn gì hợp hơn để tả đôi mắt long lanh như nước hồ mùa thu, nét mày thanh tú như dáng núi mùa xuân của Thuý Kiều. Quả là đôi mắt mà ai trông thấy một lần, chắc chẳng thể nào quên.

Sắc đẹp của Thuý Kiều khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn. Theo quy luật, trên đời này, phàm cái gì tốt đẹp đều khó mà giữ được bền lâu. Thuý Kiều đẹp đến mức không ai có thể so sánh nổi:

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.

Trong khi tả Thuý Kiều, Nguyễn Du đã hé lộ một dự cảm bất an về cuộc đời nàng, Kiều ắt sẽ bị người đời ghen ghét và đố kị.

Ngoài sắc đẹp hiếm có như vậy, Kiều còn là một cô gái đa tài, nhất là tài chơi đàn đạt đến mức tuyệt kĩ:

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Cũng theo Nguyễn Du thì Chữ tài liền với chữ tai một vần. Thế mà Thuý Kiều lại có nhiều tài đến như vậy, hỏi làm sao đời nàng chẳng truân chuyên?

Thuý Kiều linh cảm tương lai của mình sẽ đầy sóng gió. Điều đáng lo ngại ấy thấm đẫm trong từng nốt nhạc, từng câu chữ của thiên bạc mệnh mà Kiều đã soạn riêng cho mình:

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

Đọc những dòng thơ Nguyễn Du tả Thuý Kiều, ta thấy rõ tình cảm yêu mến, trân trọng mà tác giả dành cho nàng. Vẻ đẹp của Thuý Kiều ẩn chứa tài năng cùng với đức hạnh cao quý, tâm hồn phong phú và một thành tâm thiện ý. Đó là sự hội tụ cao nhất của vẻ đẹp mặn mà về hình thức và sắc sảo về trí tuệ, tạo nên chân dung bất hủ của người con gái tài sắc vẹn toàn.

Xưa nay, mọi người không ngớt tán dương tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nguyễn Du, nhưng có một vấn đề cần phải luôn luôn chú trọng vì đó là vấn đề chủ yếu và quan trọng nhất: thái độ của Nguyễn Du trước cuộc đời. Nguyễn Du vui buồn, cay đắng trong cuộc đời ấy. Nguyễn Du đã đứng trên lập trường nhân dân để suy nghĩ về bao điều trái ngược trong cuộc đời, đã từng tự trả lời nhiều câu hỏi lớn lao nhưng không bao giờ thấy thoả mãn. Trong đời Nguyễn Du đã từng gặp, từng biết những con người đáng thương hoặc đáng nguyền rủa và thấu hiểu đến mức khi cầm bút vẽ lên hạng người nào là đúng chân dung của hạng người ấy. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong Truyện Kiều thành công là vì vậy.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 13)

Song song với nghệ thuật tả cảnh, nghệ thuật miêu tả nhân vật đã đạt đến trình độ điêu luyện và là một thành công đặc biệt của Nguyễn Du ở Truyện Kiều. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” gây một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.
Đoạn trích có kết cấu chặt chẽ như một truyện ngắn cổ điển. Mở đầu là bốn câu giới thiệu chung về hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều:

Đầu lòng hai ả tố nga
………
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Hai cô con gái đầu lòng của ông bà Vương viên ngoại đi vào trang viết của Nguyễn Du đều xinh đẹp, tươi tắn cả hai, hệt như những nàng “tố nga”. Lời giới thiệu chung về hai chị em đã khắc họa vẻ thanh cao, trong trắng từ hình dáng bên ngoài cho đến tâm hồn bên trong. Thứ bậc trong gia đình cũng đã được Nguyễn Du thể hiên qua lời giới thiệu khá giản dị: “Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”. Đặc biệt, ông chú trọng gây ấn tượng ở tinh thần, cốt cách của hai Kiều: cốt cách thanh tao, duyên dáng như mai và tâm hồn, phẩm hạnh trắng trong, thuần khiết như tuyết. Hình ảnh ẩn dụ nằm trong phép tiểu đối không chỉ đặc tả được cái thần của bức tranh thiếu nữ: cả hai đều trinh trắng, sáng trong mà còn khơi gợi xúc cảm thẩm mỹ cho người đọc về vẻ kiều diễm của hai chị em. Hai người họ với những vẻ đẹp không hoàn toàn như nhau mà là mỗi người đẹp theo một vẻ nhưng đều là những vẻ đẹp hoàn mỹ. Từ vóc dáng cho đến tâm hồn, Thúy Kiều và Thúy Vân đều đạt đến mức vẹn toàn thật là tuyệt đối như tác giả đã nhận định: “mười phân vẹn mười”. Mấy chữ ấy cho thấy ý thức lí tưởng hóa cao đọ của nhà thơ. Bởi lẽ, ở đời mấy ai được “mười phân vẹn mười”. Câu thơ không chỉ nhằm thống báo vẻ đẹp hoàn thiện của Thúy Vân, Thúy Kiều mà còn chất chứa niềm ngưỡng mộ trước cái đẹp rất riêng của mỗi người.

Những ước lệ của văn chương cổ đi vào câu chữ của Nguyễn Du với biết bao tình cảm mến yêu, trân trọng. Lời khen chia đều cho cả hai, nét bút muốn đặc tả “mỗi người một vẻ”. Chính vì thế mà liền sau đó, thi sĩ tập trung khắc họa từng người. Đầu tiên, chân dung Thúy Vân hiện ra với bốn câu thơ:

Vân xem trang trọng khác vời,
………
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Vẻn vẹn bốn dòng thơ, Nguyễn Du đã thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung của một cô gái đang độ trăng tròn. Ở Vân cũng khẳng định ngay từ câu thơ đầu cái điểm hơn người: vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang nhưng cũng là sự “trang trọng khác vời”. Để rồi, sau đó là sự cụ thể hóa ở khuôn mặt tròn đầy, ngời sáng như vầng trăng đêm rằm, đôi lông mày cân đối, sắc nét như con ngài. Hiện diện trên khuôn mặt tươi sáng ấy là nụ cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo như ngọc. Hay là phải chăng “ngọc thốt” ở đây là để chỉ những lời nói của nàng quý giá và đáng trân trọng như ngọc ngà? Một từ “thốt “ thôi mà có thể giúp ta nhận ra vẻ dịu dàng , hiền thục hiếm thấy của Thúy Vân. Thật là tài tình! Không những thế, nàng còn sở hữu cả một mái tóc đen óng, nhẹ hơn mây và làn da mịn màng, trắng hơn cả tuyết. Quả là một vẻ đẹp hoàn hảo, cao sang, quý phái! Sắc đẹp của Thúy Vân sánh ngang với những nét kiều diễm, sáng trong của trăng hoa, ngọc vàng, mây tuyết,… toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời. Chỉ thoáng nhìn hình dáng, thoáng nghe Vân chuyện trò, chũng ta cũng dễ dàng cảm nhận được tất cả sự dịu dàng, đoan trang của một cô gái khuê các. Có lẽ, Nguyễn Du cũng đã rất có dụng ý khi sử dụng những tính từ chỉ độ tròn đầy, viên mãn để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: “đầy đặn”, “nở nang”.

Một vẻ đẹp căng tròn của tuổi trẻ! Chắc chắn, Thúy Vân sẽ làm tròn thiên chức một người mẹ, người vợ sau này. Về mặt này, con mắt nhìn của Nguyễn Du cũng thật “tinh đời”! Dựng lên hình ảnh của Thúy Vân với một vẻ đẹp phúc hậu, quý phái khiến thiên nhiên, tạo vật cũng phải “thua”, “nhường”, nhà thơ đã giúp ta nhận ra đấy là một vẻ đẹp có được sự hòa hợp, êm đềm với thế giới chung quanh.

Thêm vào đó là giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu nên Thúy Vân là hiện thân của cuộc đời yên ả, ấm êm. Từ những thông điệp nghệ thuật trên, phải chăng đó là dự cảm về một cuộc sống bình lặng, suôn sẻ, hạnh phúc trong tương lai?

Nếu Nguyễn Du dành đôi nét tài hoa cho Thúy Vân thì với Thúy Kiều, tác giả dùng hết tâm lực để có những nét vẽ thần kì, công phu hơn:

Kiều càng sắc sảo, mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Câu chuyển tiếp cho ta thấy từ sắc đến tài, Kiều hơn hẳn Thúy Vân, đó không phải là cái đẹp hiền lành, phúc hậu mà trái lại vừa sắc sảo, lộng lẫy, vừa mặn mà, duyên dáng, yêu kiều. Thì ra, Thúy Vân đã sắc nước hương trời, Thúy Kiều còn rực rỡ hơn thế nữa. Bằng thủ pháp đòn bẩy, Nguyễn Du đã mượn vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để nêu bật vẻ đẹp, tài năng của Thúy Kiều, giúp người đọc hình dung rõ hơn về bức chân dung của nàng bằng cái nhìn của riêng mình. Thực tế, đến Thúy Kiều, ta thấy Nguyễn Du rất ít tả mà chỉ gợi. Ông lại thêm một lần nữa chứng tỏ cốt cách nghệ thuật của một nghệ sĩ bậc thầy. Bởi, nếu bây giờ nhà thơ cũng lặp lại trình tự tả y hệt như tả Thúy Vân thì hóa ra quá đỗi vụng về.

Đặc biệt, sức gợi của vẻ đẹp Thúy Kiều toát lên từ đôi mắt:

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Nguyễn Du dường như chỉ nói về đôi mắt của nàng. Đôi mắt trong, sáng ngời, gợi tình như sóng nước mùa thu và đôi mày cong cong mềm mại, thanh tú như dáng núi mùa xuân. Cách miêu tả khiến khi đọc lên, ta như thấy có ánh sáng và làn sóng xao động bên trong. Chỉ vậy thôi mà bao ẩn ý. Đôi mắt nhìn đời, nhìn người sâu thẳm. Đôi mắt dạt dào, ẩn chứa bao tình cảm lai láng: biết yêu thương, căm hận, nhức nhối, sẻ chia,… Đôi mắt thể hiện một đời sống nội tâm phong phú. Đôi mắt “tinh đời” chứ không như đôi mắt đẹp mà vô hồn, vô cảm của Thúy Vân. Thì ra, cụ Nguyễn Du cố tình bỏ sót đôi mắt nàng Vân là vì lẽ đó. Một lần nữa, ta lại thấy nhà thơ sử dụng tối đa nghệ thuật ẩn dụ và tiểu đối trong thơ cổ điển cũng với ý nghĩa tượng trưng để tô đạm, tạo ấn tượng về nhan sắc của Kiều nhưng không gây rườm rà, phức tạp mà trái lại giá trị diễn đạt vẫn hay và tự nhiên. Nhan sắc nàng tuyệt mĩ đến nỗi:

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Thêm một lần nữa thiên nhiên được sử dụng để nói về vẻ đẹp của người thiếu nữ. Thiên nhiên vốn là vẻ đẹp vĩnh cửu vậy mà cũng phải “ghen”, “hờn” trước một nàng Kiều “sắc sảo mặn mà”. Hoa không tươi thắm bằng dung nhan của nàng, liễu kém phần tươi non so với sức sống, tuổi trẻ mơn mởn của Kiều. Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nhân hóa để thổi linh hồn vào câu thơ làm ý thơ thêm phần sống động và trước mắt ta hiện ra một náng Kiều trẻ trung với tuổi xuân tràn đầy như hoa vừa đang độ nở, liễu đến kì xanh tươi. Mà cũng vì thế mà ta càng thấp thỏm hơn khi nghĩ tới tương lai của đời Kiều. Liệu với vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” ấy, Kiều sẽ phải sống thế nào trong bể đời vốn “Thiên địa phong trần, hồng nhan đa truân”.

Bút pháp miêu tả của Nguyễn Du tài hoa ở chỗ: không chỉ miêu tả ngoại hình để thể hiện tính cách, mà còn thông qua đó dự đoán số phận, cuộc đời nhân vật.

Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du dùng cặp từ “thua, nhường” để miêu tả Thúy Vân và cặp từ “ghen, hờn” để miêu tả Thúy Kiều. Ảnh hưởng, tác động của nét đẹp hai Kiều với tạo hóa lại đi theo hai hướng khác nhau. Tả Vân, câu thơ Kiều thanh thản bao nhiêu thì khi tả Kiều, câu chữ Tố Như lại trăn trở bấy nhiêu.

Như vậy đó, chỉ mới mươi câu Kiều mà đã giúp ta thấu hiểu tấm lòng ưu ái sâu sắc, bao la của nhà thơ nhân đạo Nguyễn Du: ông yêu thương, nâng niu tất cả. Có điều, với Thúy Kiều là cả một sự yêu thương, nâng niu đầy băn khoăn, lo lắng so với Thúy Vân. Thật vậy, trong Truyện Kiều, có lúc Nguyễn Du đã để sư bà Tam Hợp đạo cô đoán định tương lai bất ổn của Kiều qua lời thơ:

Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan,
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành.
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những chốn thong dong,
Ở không yên chỗ, ngồi không vững vàng.

Chuyện thế thái, nhân tình cũng thật sâu sắc trong cách nhìn, cách cảm của Nguyễn Du.

Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du còn đề cao trí tuệ và tài năng của nàng, cho thấy rằng Kiều không phải chỉ có nhan sắc tuyệt trần mà còn là người con gái vốn có thiên tư thông minh bẩm sinh và rất mực tài hoa:

Thông minh vốn sẵn tính trời,
………
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Tài năng của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Làm thơ, vẽ tranh, ca ngâm, âm nhac, mọi thứ Kiều đều tỏ ra thành thạo. Đặc biệt, nàng rất sành chơi Hồ cầm. Nguyễn Du một lần nữa lại rất công phu khi dành cho Kiều các chữ: “vốn sẵn tính trời”, “đủ mùi” “làu bậc”, “ăn đứt” làm cho cái gì cũng đầy đủ và toàn vẹn. Tài năng của Thúy Kiều qua cách khắc họa của Nguyễn Du họa chăng chỉ có thể so sánh với tài thơ vè xuất sắc của cung nữ tròn tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia thiều:

Câu cẩm tú đàn anh họ Lý,
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương.

Quả là “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”! Lại thêm một lần nữa ta hiểu tại sao Nguyễn Du không miêu tả cái tài của Thúy vân. Tạo hóa đã dành cả cho Thúy Kiều, để rồi lại tỏ ra đố kị mà đan tâm chơi trò nhỏ nhen:

Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

Ông bà ta xưa cũng đã từng nói: “Một vừa hai phải ai ơi / Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”. Vậy mà, Thúy Kiều của Nguyễn Du tột đỉnh hơn người. Câu chữ, lời thơ chất chứa sự ngợi ca, ngưỡng mộ mà nỗi băn khoăn, lo lắng cứ xốn xang trê mỗi chữ dùng của Tố Như. Nguyễn Du biết thế. Bởi, có lúc ông đã phải thốt lên rằng:

Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Nhưng là sao khác được. “Thiên bạc mệnh” ai oán đã vận vào Kiều mất rồi. Khúc nhạc đầu đời ở lứa tuổi trăng rằm này trớ trêu thay lại là bản đàn có tên “bạc mệnh”. Khúc nhạc làm não lòng người nghe, đó chính là khúc nhạc của con tim đa sầu đa cảm như dự báo một cuộc đời sóng gió ở tương lai.Trái tim yêu thương mênh mông của Nguyễn Du cũng chẳng thể nào bảo vệ được Kiều trước vòng xoáy nghiệt ngã cuả định mệnh.

Đoạn trích khép lại trong bốn câu miêu tả cuộc sống phong lưu, khuôn phép trong đức hạnh, mẫu mực của hai chị em Kiều:

Phong lưu rất mực hồng quần,
………
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Vẻ đẹp chung của hai chị em được đúc kết lại trong cuộc sống nhung lụa, phú quí. Hai cô gái họ Vương đang ở vào giai đoạn đẹp nhất, thơ mộng nhất của đời người, đó là tuổi dậy thì vô tư, trong trắng. Đã đến tuổi cài trâm nhưng hai thiếu nữ không hề quan tâm đến những chuyện “ong bướm”, tâm hồn như băng tuyết, họ đang sống trong cảnh êm đềm của một gia đình gia phong, nề nếp. Một lần nữa, Nguyễn Du khẳng định lại nếp sống phong lưu, đài các của hai chị em Kiều. “Êm đềm”, “mặc ai” là phong thái cao giá của người đẹp chứ nào phải sự vô cảm trước những rạo rực của tuổi trẻ. Chữ dùng của Nguyễn Du tinh tế lắm chứ đâu phải buông lơi hờ hững, vô tình!

Chỉ với hai mươi bốn câu thơ lục bát, chúng ta cũng đủ thấy tài năng, sáng tạo bậc thầy của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Ngòi bút của ông linh hoạt vô cùng, khi vẽ chi tiết, khi chỉ lướt qua; khi tả, khi gợi, kết hợp nhuần nhuyễn tính ước lệ của sách vở và cách nói dân gian; vừa làm nghệ thuật, vừa gởi gắm tâm tư, tình cảm. Để người đời yêu mến Tố Như và nhân vật của ông khi đến với Truyện Kiều đều cảm nhận được một ẩn ý sâu sắc: ẩn sau bức chân dung mĩ nữ là tiếng lòng chan chứa yêu thương của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 14)

Đoạn trích “Hai chị em Thuý Kiều” nằm ở phần đàu của câu chuyện. Trong đoạn trích này, Nguyễn Du tập trung miêu tả hai chân dung tuyệt mỹ của chị em Thuý Kiều. Đằng sau những nét bút miêu tả tinh tế và độc đáo, người đọc có thể nhận thấy tấm lòng ưu ái, trân trọng đặc biệt của Nguyễn Du đối với nhân vật của mình. Qua ngòi bút của Nguyễn Du, hai chị em Thuý Kiều đều xinh đẹp, nhưng “mỗi người (tài tình) mỗi vẻ” với dự báo trước số phận, tính cách, cuộc đời của mỗi nhân vật, đặc biệt là Thuý Kiều, nhân vật của truyện.
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du giới thiệu vẻ đẹp chung về hai chị em với bốn câu thơ:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Cả hai chị em đều có vẻ đẹp toàn mỹ, từ hình thức bên ngoài “Mai cốt cách” đến vẻ đẹp bên trong tâm hồn “Tuyết tinh thần”. Vẻ đẹp của Thuý Vân được miêu tả ở bốn câu thơ tiếp:
“Vân xen trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Vẻ đẹp của Thuý Vân được Nguyễn Du miêu tả một cách toàn vẹn từ khuôn mặt, nét ngài, màu da, mái tóc đến tiếng nói, nụ cười và cốt cách. Thuý Vân hiện ra qua những hình ảnh, những tính chất ước lệ của văn học cổ trung đại. Nguyễn Du tập trung tô đậm vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang của Thuý Vân. Vẫn là cách thức quen thuộc của văn học cổ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người, nhưng bức chân dung của Thuý Vân, qua nét vẻ thân tình của Nguyễn du bổng rở nên sống động là nhờ đã chứa đựng trong đó quan niệm về tài sá của chính nhà thơ. Gương mặt xinh đẹp đầy đặn, vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Thuý Vân-một vẻ đẹp và thiên nhiên sẵn lòng nhường nhịn “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”-như dự báo trước một cuộc đời, một số phận êm đềm, tròn trịa, bình yên của nàng.
Quả thật, với những từ ngữ trau chuốt, những hình ảnh ước lệ tượng trưng vẻ đẹp và giàu sức gợi tả, được lọc qua tâm hồn mẫn cảm, tinh tế, Ng.Du đã khắc hoạ khá sống động vẻ đẹp đài các, đoan trang viên mãn, mơn mởn sức sống của Thuý Vân, biểu hiện một tâm hồn vô tư, dự báo trước một cuộc đời yên ổn, vinh hoa, phú quý sẽ mỉm cười, vui vẻ rước đón nàng.
Song, việc miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, không phải là chủ đích nghệ thuật của tác giả. Đó thực chất chỉ là việc tạo tiền đề, tao ra một điểm tựa nghệ thuật “tả khách hình chủ” để làm nổi bật hơn tài sắc của Thuý Kiều, nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Khác với Thuý Vân, Th Kiều có một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” cả tài lẫn sắc đạt tới mức tuyệt vời.Cũng những từ ngữ, hình ảnh ước lệ tượng trưng, qua ngòi bút miêu tả tài hoa của Ng Du, hình ảnh nàng Kiều hiện lên lộng lẫy, sắc nước hương trời đến hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”.
Đôi mắt đẹp của nàng trong như nước mùa thu, lông mày xin xắn, tươi non như sắc núi mùa xuân “làn thu thuỷ, nét xuân sơn”. Nếu như vẻ đẹp của Thuý Vân trời xanh còn có thể nhường nhịn, thì trước sắc đẹp của Thuý Kiều, thiên nhiên tạo hoá cũng trở nên đố kị ghen ghét
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà,…….Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Thiên nhiên đố kị, ghen ghét với nàng. Hồng nhan bạc mệnh, cái sắc đẹp “sắc sảo mặn mà” khiến thiên nhiên cũng phải đố kị, ghen ghét ấy đã dự báo trước một cuộc đời đầy sóng gió sẽ ập đến với nàng. Ng Du đã không tiếc lời ca ngợi sắc đẹp và tài nghệ của nàng Kiều. Khác hẳn Thuý Vân, Th Kiều thông minh, đa tài, đa cảm, một con người nhất mực tài hoa: Tài thơ, tài hoạ, tài đàn của Th Kiều đạt tới mức tuyệt diệu:
“ Thông minh vốn sẳn tính trời…………Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”.
Cả diện mạo bên ngoài và diên mạo tâm hồn cũng hé mở dần tính cách số phận của nàng Kiều.
Rõ ràng, Ng.Du khi miêu tả sắc đẹp của nàng Kiều đã gửi gắm quan niệm “Tài hoa bạc mệnh” vào đấy – dự báo trước cuộc đời, số phận long đong, lận đận, đầy bất hạnh của nàng.
Sử dụng bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng của văn học cổ điển, với ngòi bút tài hoa, chắt lọc, trau chuốt ngôn từ, Ng.Du đã khắc hoạ thật sinh động hai bức chân dung Th.Vân và Th.Kiều, mỗi người một vẻ đẹp riêng, toát lên từ tính cách, từng số phận riêng, không lẫn vào nhau, không thể phai nhạt trong tâm hồn người đọc. Đây là thành công trong bút pháp nghệ thuật miêu tả người của Ng.Du. Đã hơn hai thế kỉ rồi, với truyện Kiều và nghẹ thuật tả người đặc sắc, tinh tế của Ng.Du, đẫ là bậc thầy làm rung động và sự cảm phục, trân trọng của bao thế hệ đối với đại thi hào dân tộc Ng.Du.

Phân tích nghệ thuật tả người trong chị em Thúy Kiều (mẫu 15)

.“Truyện Kiều” của Nguyễn Du có giá trị của tác phẩm này không chỉ ở nội dung hiện thực, tư tưởng nhân đạo mà còn ở nghệ thuật đặc sắc của một cây bút tài hoa bậc thầy. Một trong yếu tố làm nên nghệ thuật tả người của Nguyễn Du . Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” có thể coi là đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật ấy.

Đối với mỗi nhân vật trong truyện “Truyện Kiều” Nguyễn Du đều có lời giới thiệu khái quát chung. Tả chị em Thúy Kiều, ông cũng bắt đầu từ cái rất chung, giới thiệu những nét chung rất hay của họ:

“Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.”

Theo quan niệm phong kiến, thì cái “tốt” phải đi liền cái “đẹp”. Nhân vật đã tốt về đức hạnh thì dứt khoát phải đẹp về hình thức. Do vậy, cả hai chị em Kiều đều đẹp, cái đẹp từ dáng vẻ bên ngoài đến tâm hồn, phẩm cách bên trong. Tác giả dùng hình ảnh mang tính chất tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ để miêu tả vẻ đẹp chung của hai chị em: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Đó là lấy cái đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên (mai, tuyết) để so sánh ngầm với nhan sắc của người thiếu nữ: cả hai chị em đều xin đẹp, một vẻ đẹp mang cái dáng vẻ, cốt cách thanh tao của hoa mai và tâm hồn trong trắng của tuyết. Tuy thế, dẫu có đẹp đến độ hoàn mĩ “mười phân vẹn mười” vẫn là “mỗi người một vẻ” . Với câu thơ này nhà thơ đã chuẩn bị để miêu tả riêng, so sánh và phân biệt cho ra cái “mỗi người một vẻ” ấy.

Để tả từng nhân vật, Nguyễn Du chọn tả Thúy Vân trước. Ông rất kĩ lưỡng trong việc lựa chọn từ ngữ và hình ảnh để miêu tả. Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp trang trọng, đài cát:

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Bút pháp ước lệ giúp ta hình dung được cái cực điểm của nhan sắc Thúy Vân thật tuyệt trần: Khuôn mặt đẹp và trong sáng như “trăng”, long mày thanh tú như mày “ngài”, miệng cười tươi như “hoa”, tiếng nói trong như “ngọc”, tóc mượt hơn “mây”,da trắng hơn cả “tuyết”. Tất cả đều trọn vẹn, đều đạt đến mức lí tưởng khiến thiên nhiên cũng phải “thua”, phải “nhường”. Tác giả đã khéo kết hợp những từ láy gợi tả “trang trọng”, “đầy đặn”, “nở nang”. Và khi nói “khuôn” (trăng) thì nhan sắc của Thúy Vân đã nằm trong “khuôn khổ” mà chế độ phong kiến chấp nhận được. Phải chăng dưới ngòi bút đầy lòng nhân ái của Nguyễn Du, con người với vẻ đẹp ấy ắt hẳn sẽ có cuộc đời êm đềm, bình lặng, chẳng biết sóng gió là gì?

Nguyễn Du tả Thúy Vân trước với dụng ý cốt để làm nề. Đó là một kết cấu sáng tạo theo phép “đòn bẩy” nhằm tôn vinh cái đẹp của Thúy Kiều. Người đọc có cảm tưởng đẹp như Thúy Vân là “tột đỉnh”, nhưng sau đó, đến Thúy Kiều mới thấy là “tuyệt đỉnh nhan sắc”:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn”

Nghệ Thuật Tả Người Trong Chị Em Thúy Kiều Của Nguyễn Du

Cũng dùng bút pháp ước lệ như đã tả Thúy Vân, nhưng ngòi bút thiên tài của Tố Như không hề lặp lại một cách vụng về như một người thợ tầm thường. ông không tả tỉ mỉ nào khuôn mặt, nụ cười, tiếng nói, mái tóc , làn da mà chỉ phác thảo vài nét cốt nêu bật cái thần thái trong bức chân dung: “làn thu thủy, nét xuân sơn”. Hình ảnh ẩn dụ đó rất ấn tượng và gợi nhiều liên tưởng: từ dung nhan đến tâm hồn Kiều đang ở độ trong veo như nước mùa thu, không chút gợn , đang dạt dào sức sống thanh xuân như màu xanh của dáng núi mùa xuân. Cả vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời như hội tụ ở đây. Cái nhan sắc đến độ “nghiêng nước nghiêng thành” ấy lại kèm theo cái tài “so bề tài sắc lại là phần hơn” nên nó cao quá vượt lên cái khuôn khổ mà xã hội phong kiến có thể chấp nhận được, khiến “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Với Thúy Vân thì thiên nhiên “thua, nhường” vốn chỉ là sự hơn ém không tranh chấp, còn với Kiều thì “ghen , hờn” mới thực sự biểu hiện được cả lòng đố kị sâu cay của tạo hóa. Bởi vậy, tả bức chân dung “sắc sảo mặn mà” của Kiều, Nguyễn Du như dự báo trước tấm bi kịch “hồng nha bạc phận” của nàng sau này, vì ngay từ đầu tác giả đã khẳng định: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.

Tả Thúy Vân , Nguyễn Du chỉ tả sắc không điểm thêm một chút tài hoa nào. Còn Kiều thì “sắc đành đòi một, tài đành họa hai”, không những tuyệt đỉnh nhan sắc mà còn tuyệt đỉnh tài năng:

“Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên “Bạc mệnh”lại càng não nhân”

Theo quan niệm phong kiến thì cái tài của người phụ nữ khuê các là “cầm kì thi họa ca ngâm”, Thúy Kiều gồm đủ. Nàng không những có tư chất thông minh do trời phú mà còn rất mẫu mực tài hoa: tài thơ, tài họa, tài ca ngâm, và đặc biệt alf tài đàn, môn nào cũng giỏi , cũng thành “nghề” cả. Nhà thơ không tiếc lời ca ngợi tài năng của Thúy Kiều bằng hàng loạt từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: “tính trời”, “đủ mùi”, “làu bậc”, ‘ăn đứt”… Kiều còn có một tâm hồn nhạy cảm và sáng tạo . Dường như nàng linh cảm được số phận bất hạnh của mình nên đã tự sáng tác nên khúc đàn “Bạc mệnh” mà ai nghe cũng “não lòng”. Phải chăng, đó cũng là một dự báo cho cuộc đời nàng về sau, vì “tài tình chi lắm cho trời đất ghen” và:

“Anh hoa phát tiết ra ngoài

Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”

Kết thúc đoạn giới thiệu chân dung Thúy Vân – Thúy Kiều là bốn câu thơ khái quát về cuộc sống phong lưu, yên bình và khuôn phép, mẫu mực của hai cô gái:

“Phong lưu rất mẫu hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

Êm đềm trướng rủ màn che

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”

Cũng với giọng thơ đề cao, ca ngợi , Nguyễn Du nói về đức hạnh của hai cô gái “ấm cúng”. Tuy đã đến độ tuổi lấy chồng hai cô vẫn sống êm đềm, giữ gìn tư cách đúng đắn, không săn đón, vồ vập một ai, mặc cho các nam nhi như “ong bướm” bay lượn dập dìu bên ngoài tường đông. Bốn câu thơ như một bức tranh sinh hoạt đầm ấm, êm ả của tranh phong lưu hồng quần.

Đoạn thơ chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn nơi Nguyễn Du.

Tóm lại, chỉ riêng nghệ thuật miêu tả nhân vật, Nguyễn Du xứng đáng là nghệ sĩ bậc thầy. Dưới ngòi bút tài hoa, điêu luyện của ông, chân dung chị em Kiều hiện lên thật sinh động, đều là “mười phân vẹn mười” nhưng “mỗi người một vẻ”, có diện mạo riêng, tích cách và số phận riêng. Điều đáng quý là tấm lòng ưu ái đặc biệt mà nhà thơ dành cho nhân vật, nhất là Thúy Kiều. Và điều đó càng chứng tỏ tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân

Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân

Phân tích Cảnh ngày xuân

Phân tích Kiều ở lầu ngưng bích

Phân tích 8 câu cuối Kiều ở lầu ngưng bích

1 13,694 01/01/2024
Tải về