Lý thuyết Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử – Toán lớp 8 Cánh diều

Với lý thuyết Toán lớp 8 Bài 4: Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 8.

1 1344 lượt xem


Lý thuyết Toán 8 Bài 4: Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử - Cánh diều

Bài giảng Toán 8 Bài 4: Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử - Cánh diều

A. Lý thuyết Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử

1. Khái niệm

Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.

2. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp vận dụng trực tiếp bằng hằng đẳng thức

Ví dụ: Phân tích đa thức x28x+16thành nhân tử:

x28x+16=x22.x.4+42=(x4)2

3. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm số hạng và đặt nhân tử chung

Ví dụ: Phân tích đa thức xy+3z+xz+3y thành nhân tử:

xy+3z+xz+3y=(xy+xz)+(3z+3y)=x(y+z)+3(z+y)=(x+3)(y+z)

B. Bài tập Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử

Bài 1. Tính giá trị biểu thức sau:

A = x2y2 + 2xyz + z2 biết xy + z = 0.

Hướng dẫn giải

A = x2y2 + 2xyz + z2

= (xy)2 + 2xyz + z2 = (xy + z)2.

Thay xy + z = 0 vào biểu thức A ta được:

A = 02 = 0.

Vậy khi xy + z = 0 giá trị của biểu thức A bằng 0.

Vậy với xy + z = 0 thì A = 0.

Bài 2. Tìm x, biết:

a) x2 – 4x = 0;

b) (x – 3)2 + 3 – x = 0.

Hướng dẫn giải

a) x2 – 4x = 0

x . x – 4 . x = 0

x . (x – 4) = 0

x = 0 hoặc x – 4 = 0

x = 0 hoặc x = 4

Vậy x {0; 4}.

b) (x – 3)2 + 3 – x = 0

(x – 3)(x – 3) + ( –x + 3) = 0

(x – 3)(x – 3) – (x – 3) . 1 = 0

(x – 3)(x – 3 – 1) = 0

(x – 3)(x – 4) = 0

x – 3 = 0 hoặc x – 4 = 0

x = 3 hoặc x = 4

Vậy x {3; 4}.

Bài 3. Phân tích mỗi đa thức sau thành nhân tử:

a) 8x3 – 64 ;

b) x2 – 25 – 4xy + 4y2.

Hướng dẫn giải

a) 8x3 – 64 = (2x)3 – 43 = (2x – 4)(4x2 + 8x + 16).

b) x2 – 25 – 4xy + 4y2 = (x2 – 4xy + 4y2) – 25

= (x – 2y)2 – 25 = (x – 2y)2 – 52

= (x – 2y – 5)(x – 2y + 5).

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Toán lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Phân thức đại số

Lý thuyết Bài 2: Phép cộng, phép trừ phân thức đại số

Lý thuyết Bài 3: Phép nhân, phép chia phân thức đại số

Lý thuyết Bài 1: Hàm số

Lý thuyết Bài 2: Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số

1 1344 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: