Lý thuyết Địa lí 12 Bài 12 (mới 2024 + Bài Tập): Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)
Tóm tắt lý thuyết Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 12 Bài 12.
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)
Bài giảng Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam
2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây
3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao
Theo độ cao, thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:
a) Đai nhiệt đới gió mùa
- Độ cao: Có độ cao trung bình 600-700m (miền Bắc) và đến 900-1000m (miền Nam).
- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm.
- Thổ nhưỡng: Nhóm đất phù sa (24%), nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp (chiếm 60% diện tích đất tự nhiên).
- Sinh vật: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng.
+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Các hệ sinh thái phát triển các loại thổ nhưỡng đặc biệt.
b) Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Đặc điểm
+ Có độ cao từ 600-700m đến 2600m (miền Bắc) và từ 900-1000m đến 2600m (miền Nam).
+ Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều, độ ẩm tăng.
- Độ cao 600-700m đến 1600-1700m
+ Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng.
+ Đất feralit có mùn, chua, tầng mỏng.
+ Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.
+ Động vật: chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.
- Độ cao trên 1600-1700m
+ Khí hậu lạnh, đất mùn.
+ Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài.
+ Xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
4. Các miền địa lí tự nhiên
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Phạm vi: Dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, TN đồng bằng Bắc Bộ.
- Địa hình:
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình 600m, hướng vòng cung.
+ Nhiều núi đá vôi, đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, thấp phẳng, nhiều vịnh, quần đảo.
- Khoáng sản: Giàu khoáng sản: Than, sắt, thiếc, chì,... Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng.
- Khí hậu:
+ Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
+ Có nhiều biến động thời tiết.
- Thổ nhưỡng: Đai cận nhiệt đới hạ thấp; đất ferali ở vùng núi, phù sa ở đồng bằng.
- Sông ngòi: Dày đặc, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
- Sinh vật: Động thực vật phương Bắc chiếm ưu thế và cảnh quan thay đổi theo mùa.
- Khó khăn: Nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi bất thường và thời tiết không ổn định.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Phạm vi: Từ hữu ngạn sông Hồng tới dạy núi Bạch Mã.
- Địa hình:
+ Địa hình cao nhất nước, núi cao, trung bình chiếm ưu thế.
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều cao - sơn nguyên và đồng bằng giữa núi.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
- Khoáng sản: Khoáng sản: thiếc, sắt, crôm, titan, apatit, vật liệu xây dựng,...
- Khí hậu:
+ Gió mùa đông bắc suy yếu.
+ Gió phơn Tây Nam và bão hoạt động mạnh.
- Thổ nhưỡng: Có đầy đủ 3 đai cao; đất feralit, đá vôi,…
- Sông ngòi: Có độ dốc lớn, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và Tây - Đông.
- Sinh vật:
+ Xuất hiện động thực vật phương nam.
+ Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Cảnh quan thay đổi theo mùa và độ cao.
- Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán, cát bay cát chảy,…
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Phạm vi: Dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, TN đồng bằng Bắc Bộ.
- Địa hình:
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình 600m, hướng vòng cung.
+ Nhiều núi đá vôi, đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, thấp phẳng, nhiều vịnh, quần đảo.
- Khoáng sản: Giàu khoáng sản: Than, sắt, thiếc, chì,... Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng.
- Khí hậu:
+ Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
+ Có nhiều biến động thời tiết.
- Thổ nhưỡng: Đai cận nhiệt đới hạ thấp; đất ferali ở vùng núi, phù sa ở đồng bằng.
- Sông ngòi: Dày đặc, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
- Sinh vật: Động thực vật phương Bắc chiếm ưu thế và cảnh quan thay đổi theo mùa.
- Khó khăn: Nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi bất thường và thời tiết không ổn định.
CÁC MIỀN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
I. Nhận biết
Câu 1: Hệ sinh thái đặc trưng của khu vực cực Nam Trung Bộ nước ta là
A. xa van cây bụi.
B. rừng thưa nhiệt đới khô.
C. rừng nhiệt đới.
D. rừng thường xanh trên đá vôi.
Đáp án: A
Giải thích: Hệ sinh thái đặc trưng của khu vực cực Nam Trung Bộ nước ta là xa van cây bụi.
Câu 2: Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây?
A. Nóng, ẩm quanh năm.
B. Tính chất cận xích đạo.
C. Tính chất ôn hòa.
D. Khô hạn quanh năm.
Đáp án: B
Giải thích: Do vị trí nằm gần đường xích đạo hơn nên khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm cơ bản là cận xích đạo gió mùa.
Câu 3: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Cảnh quan cận xích đạo gió mùa.
B. Cảnh quan nhiệt đới nóng quanh năm.
C. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.
D. Cảnh quan giống như vùng ôn đới núi cao.
Đáp án: C
Giải thích: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm là cảnh quan mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đem lại một mùa đông lạnh.
Câu 4: Đặc trưng của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. mùa mưa lùi dần về mùa thu - đông.
B. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.
C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
D. phân chia hai mùa mưa, khô sâu sắc.
Đáp án: C
Giải thích: Đặc trưng của khí hậu ở Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, có một mùa đông lạnh với 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C.
Câu 5: Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ qua các thành phần
A. khí hậu, đất đai, sinh vật.
B. sông ngòi, đất đai, khí hậu.
C. sinh vật, đất đai, sông ngòi.
D. khí hậu, sinh vật, sông ngòi.
Đáp án: A
Giải thích: Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ qua các thành phần khí hậu, đất đai, sinh vật.
Câu 6: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt ở nước ta không phải là loại rừng
A. thường xanh trên đá vôi ở phía Bắc.
B. cây bụi gai nhiệt đới khô trên đá vôi.
C. ngập mặn trên đất mặn ven biển.
D. tràm trên đất phèn ở Nam Bộ.
Đáp án: B
Giải thích: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt ở nước ta không phải là loại rừng cây bụi gai nhiệt đới khô trên đá vôi.
Câu 7: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là
A. các tháng đều có nhiệt độ trên 28°C.
B. không có tháng nào nhiệt độ dưới 25°C.
C. không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C.
D. chỉ có 2 tháng nhiệt độ trên 25°C.
Đáp án: C
Giải thích: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Từ 600-700m đến 1600-1700m khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng. Từ 1600-1700m đến 2600m nhiệt độ thấp hơn. Đai ôn đới gió mùa trên núi: có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,…
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao của nước ta?
A. Nhóm đất feralit chiếm phần lớn diện tích đai nhiệt đới gió mùa.
B. Ranh giới đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi miền Bắc thấp hơn miền Nam.
C. Các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya chỉ có ở độ cao trên 2600m.
D. Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Đáp án: C
Giải thích: Phát biểu không đúng về sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao của nước ta là Các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya chỉ có ở độ cao trên 2600m.
Câu 9: Đặc điểm nổi bật của thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta là
A. khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm.
B. đồi núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi có hướng vòng cung.
C. địa hình cao, các dãy núi xen thung lũng sông có hướng tây bắc - đông nam.
D. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất ở nước ta.
Đáp án: C
Giải thích: Đây là miền duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ 3 đai cao. Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc – đông nam với dải đồng bằng thu hẹp.
Câu 10: Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là
A. khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm.
B. địa hình có các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan.
C. địa hình cao, các dãy núi xen kẽ thung lũng sông hướng tây bắc - đông nam.
D. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất ở nước ta.
Đáp án: D
Giải thích: Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất nước ta.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa Lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Lý thuyết Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Lý thuyết Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12
- Soạn văn 12 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 12 (sách mới)
- Soạn văn 12 (ngắn nhất)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12
- Văn mẫu lớp 12
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12