Lý thuyết Địa lí 12 Bài 43 (mới 2024 + Bài Tập): Các vùng kinh tế trọng điểm

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 12 Bài 43.

1 2,287 21/12/2023


Lý thuyết Địa lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm

1. Đặc điểm

- Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước.

- Đặc điểm:

+ Gồm phạm vi nhiều tỉnh/thành phố; ranh giới có thể thay đổi theo thời gian.

+ Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

+ Tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, có thể hỗ trợ cho các vùng khác.

+ Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ.

2. Quá trình hình thành và phát triển

- Quá trình hình thành

+ Thời gian: đầu thập niên 90 (XX), gồm 3 vùng.

+ Quy mô diện tích có sự thay đổi theo hướng tăng thêm các tỉnh lân cận.

- Thực trạng phát triển

TỈ TRỌNG GDP SO VỚI CẢ NƯỚC VÀ CƠ CẤU GDP CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM NƯỚC TA NĂM 2017 (%)

+ GDP của 3 vùng so với cả nước là 66,9%, tiếp tục được nâng cao.

+ Cơ cấu GDP phân theo ngành chủ yếu thuộc khu vực II và III.

+ Kim ngạch xuất khẩu: 64,5%.

3. Ba vùng kinh tế trọng điểm

Tiêu chí

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Quy mô

(Số liệu 2019)

- Gồm 8 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

- Diện tích: 15,3 nghìn km2.

- Dân số: 22,6 triệu.

- Gồm 5 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

- Diện tích: 28 nghìn km2.

- Dân số: 6,5 triệu.

- Gồm 7 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

- Diện tích: 30,6 nghìn km2.

- Dân số: 21,4 triệu.

Thế mạnh

- Vị trí địa lí thuận lợi.

- Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhất của cả nước.

- Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào hàng đầu cả nước.

- Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt GTVT.

- Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm với cơ cấu đa dạng.

- Lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

- Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam.

- Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông, thông tin liên lạc của miền Trung và cả nước.

- Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.

- Khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tài nguyên thiên nhiên dầu mỏ, khí đốt.

- Dân cư, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng và trình độ cao.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

- TP. Hồ Chí Minh trung tâm phát triển năng động.

Hạn chế

- Tỉ lệ thất nghiệp còn cao.

- Sức ép từ dân số đông.

Hạn chế về lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là GTVT.

Sức ép dân số, môi trường.

Định hướng phát triển

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao.

- Giải quyết vấn đề thất nghiệp và việc làm.

- Chú ý vấn đề ô nhiễm đất, không khí, nước.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Hình thành, phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Phát triển vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông - lâm - thủy, thương mại và du lịch.

- Phòng chống thiên tai, giải quyết chất lượng lao động.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghệ cao.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, GTVT.

- Hình thành các khu công nghiệp tập trung công nghệ cao.

- Giải quyết vấn đề đô thị hóa, việc làm.

- Coi trọng vấn đề ô nhiễm môi trường (nước, đất, không khí).

Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm

I. Nhận biết

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Sẽ hình thành các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên và thị trường.

B. Đã phát triển mạnh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

C. Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam của đất nước.

D. Thế mạnh hàng đầu là khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.

Đáp án: B

Giải thích: Đã phát triển mạnh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao là phát biểu không đúng với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

A. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm, nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc.

B. Hai quốc lộ huyết mạch số 5 và 18 gắn kết vùng với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

C. Nguồn lao động có số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

D. Thế mạnh hàng đầu về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.

Đáp án: D

Giải thích: Thế mạnh hàng đầu về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng là phát biểu không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

A. Có Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta.

B. Tiềm năng nổi bật của vùng là nguồn lao động đông, chất lượng cao.

C. Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.

D. Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí.

Đáp án: D

Giải thích: Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí là phát biểu không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Câu 4: Tài nguyên thiên nhiên nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

A. thủy sản.

B. du lịch biển

C. dầu mỏ và khí đốt.

D. đất đỏ ba dan và đất xám.

Đáp án: C

Giải thích: Dầu mỏ và khí đốt là tài nguyên thiên nhiên nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta?

A. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh.

B. Có tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước.

C. Đã được hình thành từ rất lâu đời.

D. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố.

Đáp án: C

Giải thích: Đã hình thành từ lâu đời nào phát biểu không đúng với vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng với vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta?

A. Ranh giới cố định theo thời gian.

B. Đã được hình thành từ rất lâu đời.

C. Có cơ cấu kinh tế không thay đổi.

D. Hội tụ tương đối đầy đủ các thế mạnh.

Đáp án: D

Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta?

A. Nguồn lao động dồi dào, sớm tiếp cận kinh tế thị trường.

B. Được bổ sung nguồn nguyên liệu dồi dào ở các vùng khác.

C. Tài nguyên tự nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí.

D. Các thế mạnh của vùng khai thác chưa đạt hiệu quả cao.

Đáp án: D

Giải thích: Các thế mạnh của vùng khai thác chưa đạt hiệu quả cao là phát biểu không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta?

A. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất.

B. Chất lượng lao động vào loại hàng đầu.

C. Có trình độ phát triển kinh tế cao nhất.

D. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm.

Đáp án: C

Giải thích: Có trình độ phát triển kinh tế cao nhất là phát biểu không đúng Về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

A. Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta.

B. Có trữ lượng dầu khí đứng đầu cả nước.

C. Phạm vi của vùng thay đổi theo thời gian.

D. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm.

Đáp án: B

Giải thích: Có trữ lượng dầu khí đứng đầu cả nước là thế mạnh nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Câu 10: Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

A. sinh vật biển.

B. đất đỏ bazan.

C. quặng bô xít.

D. dầu mỏ và khí đốt.

Đáp án: D

Giải thích: Dầu mỏ và khí đốt là tài nguyên thiên nhiên nổi bật hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa Lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Lý thuyết Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên

Lý thuyết Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Lý thuyết Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Lý thuyết Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo

1 2,287 21/12/2023