Lý thuyết Địa lí 12 Bài 17 (mới 2024 + Bài Tập): Lao động và việc làm

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 12 Bài 17.

1 7,336 21/12/2023


Lý thuyết Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm

Bài giảng Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm

1. Nguồn lao động

CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KĨ THUẬT CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

* Thế mạnh

- Nguồn lao động rất dồi dào, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.

* Hạn chế

- Trình độ cao chuyên môn chưa cao.

- Thiếu cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề, lao động có thu nhập thấp.

- Chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động.

- Phân bố chưa hợp lí. Miền núi nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động, đồng bằng tập trung đông, thừa lao động.

2. Cơ cấu lao động

* Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế: Tỉ trọng khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp) giảm, nhưng vẫn còn cao, tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) tăng.

CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

* Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi:

- Giảm dần khu vực nhà nước, nhưng còn rất chậm.

- Tăng dần khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

* Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO NÔNG THÔN, THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA

QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

- Cơ cấu lao động theo thành thị tăng nhưng tỉ lệ thấp 35% (2019).

- Cơ cấu lao động theo nông thôn giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao 65% (2019).

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm

* Vấn đề việc làm

- Mỗi năm có khoảng 1 triệu việc làm mới.

- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.

* Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…) chú ý ngành dịch vụ.

- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm

I. Nhận biết

Câu 1: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do

A. số lượng lao động trong các công ty liên doanh tăng lên.

B. phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

C. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

D. mở thêm nhiều các trung tâm đào tạo và hướng nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Nguồn lao động bổ sung khá lớn.

B. Tỉ lệ qua đào tạo còn khá thấp.

C. Có tác phong công nghiệp cao.

D. Chất lượng ngày càng nâng lên.

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay là cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay có sự chuyển biến nhanh chóng. Vì hiện nay, mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu động theo ngành và theo thành phần kinh tế nhưng sự chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước

Câu 3: Khu vực nào sau đây ở nước ta có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao nhất?

A. Đồi trung du.

B. Cao nguyên.

C. Thành thị.

D. Nông thôn.

Đáp án: C

Giải thích: Khu vực thành thị ở nước ta có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao nhất

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta?

A. Tiếp thu nhanh khoa học và công nghệ.

B. Số lượng đông, tăng nhanh.

C. Cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

D. Tỉ lệ người lao động có trình độ cao còn ít.

Đáp án: D

Giải thích: Đặc điểm không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta là tỉ lệ người lao động có trình độ cao còn ít.

Câu 5: Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta không có nội dung nào sau đây?

A. Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp.

B. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn.

C. Kiềm chế tốc độ tăng dân số.

D. Tăng cường xuất khẩu lao động.

Đáp án: B

Giải thích: Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta không có nội dung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta?

A. Dồi dào, tăng nhanh.

B. Trình độ cao chiếm ưu thế.

C. Phân bố không đều.

D. Thiếu tác phong công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm trình độ cao chiếm ưu thế không đúng với nguồn lao động nước ta

Câu 7: Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực

A. công nghiệp.

B. thương mại.

C. du lịch.

D. nông nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích: Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Câu 8: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng lao động của nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp.

B. tăng tỉ trọng lao động của nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

C. tăng tỉ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng.

D. giảm tỉ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng.

Đáp án: C

Giải thích: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nước ta đang chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng. Phù hợp với xu thế phát triển chung của nước ta hiện nay.

Câu 9: Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta diễn ra phổ biến ở

A. các đô thị.

B. vùng đồng bằng.

C. vùng nông thôn.

D. vùng trung du, miền núi.

Đáp án: C

Giải thích: Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta diễn ra phổ biến ở vùng nông thôn.

Câu 10: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của nước ta thay đổi theo xu hướng nào sau đây?

A. Đã qua đào tạo giảm, có chứng chỉ nghề sơ cấp tăng.

B. Chưa qua đào tạo giảm, trung học chuyên nghiệp giảm.

C. Đã qua đào tạo tăng, chưa qua đào tạo ngày càng giảm.

D. Chưa qua đào tạo tăng, đại học và trên đại học giảm dần.

Đáp án: C

Giải thích: Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, thành phần chiếm tỉ trọng cao nhất là chưa qua đào tạo (75% - 2005)

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa Lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 18: Đô thị hoá

Lý thuyết Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Lý thuyết Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Lý thuyết Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Lý thuyết Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp

1 7,336 21/12/2023