Lý thuyết KHTN 8 Bài 9 (Cánh diều): Base

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 9: Base đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 2,115 26/09/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 9: Base

A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 9: Base

I. Khái niệm base

Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide.

Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.

Ví dụ:

NaOH

Na+

+

OH-

Sodium hydroxide

 

Ion sodium

 

Ion hydroxide

Ca(OH)2

Ca2+

+

2OH-

Calcium hydroxide

 

Ion calcium

 

Ion hydroxide

II. Phân loại base

Base được phân thành hai loại chính: base tan và base không tan trong nước.

Base tan trong nước còn được gọi là kiềm. Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2 …

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 9: Base

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 9: Base

Dung dịch NaOH

Một số base không tan trong nước

III. Tính chất hoá học

1. Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphthalein không màu chuyển sang màu hồng.

Quỳ tím và phenolphthalein được dùng làm chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch base.

2. Tác dụng với acid

Base tác dụng với dung dịch acid tạo ra muối và nước.

Ví dụ:

Sodium hydroxide tác dụng với hydrochloric acid tạo ra sodium chloride và nước theo phương trình hoá học:

NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Magnesium hydroxide tác dụng với hydrochloric acid tạo ra magnesium chloride và nước theo phương trình hoá học:

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.

B. Bài tập KHTN 8 Bài 9: Base

Câu 1: Base là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

A. Đỏ

B. Xanh

C. Tím

D. Vàng

Đáp án đúng: B

Giải thích:

- Phân tử base khi tan trong nước sẽ tạo ra ion OH-.

- Dung dịch base àm dung dịch phenolphthalein không màu thành màu hồng, và đổi màu quỳ tím thành màu xanh.

Câu 2: Ở một số khu vực, không khí bị ô nhiễm bởi các chất khí như SO2, NO2,... sinh ra trong sản xuất công nghiệp và đốt cháy nhiên liệu. Các khí này có thể hòa tan vào nước và gây ra hiện tượng:

A. Đất bị phèn, chua

B. Đất bị nhiễm mặn

C. Mưa acid

D. Nước  bị nhiễm kiềm

Đáp án đúng: C

Câu 3: Cho 1g NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1g HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường:

A. Trung tính

B. Bazơ               

C. Axít

D. Lưỡng tính

Đáp án đúng: B

Câu 4: Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:

A. Làm quỳ tím hoá xanh

B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối  và nước

C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước    

D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Đáp án đúng: C

Giải thích:

- Bazơ tan và không tan có tính chất hóa học chung đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

* Ví dụ:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Câu 5: Hóa chất được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất giấy, nhôm, chất tẩy rửa, ... là:

A. Ca(OH)2

B. Ba(OH)2

C. KOH

D. NaOH

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Trong hầu hết các gia đình và ngành công nghiệp, hóa chất NaOH 99% thường được sử dụng để loại bỏ cặn không mong muốn. Một trong những ứng dụng của natri hydroxit là nó có thể được sử dụng để chiết xuất nhôm từ quặng.

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 10: Thang pH

Lý thuyết Bài 11: Oxide

Lý thuyết Bài 12: Muối

Lý thuyết Bài 13: Phân bón hóa học

Lý thuyết Bài 14: Khối lượng riêng

1 2,115 26/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: