Lý thuyết KHTN 8 Bài 19 (Cánh diều): Đòn bẩy

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 19: Đòn bẩy đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 2,197 26/09/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 19: Đòn bẩy

A. Lý thuyết Đòn bẩy

I. Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực

- Vật quay chịu lực tác dụng có thể tác dụng lực lên vật khác, tạo ra đòn bẩy.

- Đòn bẩy đơn giản có thể tạo ra từ dụng cụ học tập.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 19 (Cánh diều): Đòn bẩy (ảnh 1)

- Mô hình đơn giản của đòn bẩy có thể giúp đối hưởng lực tác dụng.

II. Các loại đòn bẩy

- Các loại đòn bẩy được phân loại dựa trên vị trí của vật, vị trí tác dụng lực và điểm tựa.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 19 (Cánh diều): Đòn bẩy (ảnh 1)

III. Sử dụng đòn bẩy trong thực tiễn

- Đòn bẩy được ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật, có thể thay đổi vị trí tác dụng lực và điểm tựa.

- Cánh tay, xà beng và xe đẩy cũng có thể hoạt động như một đòn bẩy.

B. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 19 (có đáp án)

Câu 1: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.

B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.

C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.

D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Đòn bẩy có tác dụng: giảm lực kéo hoặc đẩy vật, làm thay đổi hướng của lực vào vật. Vì vậy, tăng lực kéo hoặc đẩy vật không phải là tác dụng của đòn bẩy. 

Câu 2: Với đòn bẩy có điểm tựa ở giữa khi đó hướng tác dụng của lực:

A. Ngược hướng với chiều nâng vật

B. Cùng hướng với chiều nâng vật 

C. Hướng lên trên 

D. Hướng xuống dưới

Đáp án đúng: A 

Giải thích:

Khi dùng đòn bẩy sẽ tạo nên hai lực, cả hai lực đều tác dụng vào điểm tựa cùng một thời điểm, từ đó tác dụng của lực sẽ ngược hướng với chiều nâng vật.

Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

A. Nhỏ hơn, lớn hơn

B. Nhỏ hơn, nhỏ hơn

C. Lớn hơn, lớn hơn

D. Lớn hơn, nhỏ hơn

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

Câu 4: Muốn đẩy một tảng đá lớn từ mặt đường xuống hố đất lớn nằm ở bên cạnh, ta thường sử dụng:

A. Mặt phẳng nghiêng.

B. Ròng rọc động.

C. Ròng rọc cố định.

D. Đòn bẩy.

Đáp án đúng: D

Câu 5: Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí:

A. Gần vị trí tác dụng lực

B. Vị trí trung điểm của khoảng cách từ vị trí tác dụng lực đến vật

C. Gần vị trí đặt vật 

D. Bất kì

Đáp án đúng: C

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 20: Sự nhiễm điện

Lý thuyết Bài 21: Mạch điện

Lý thuyết Bài 22: Tác dụng của dòng điện

Lý thuyết Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Lý thuyết Bài 24: Năng lượng nhiệt

1 2,197 26/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: