Lý thuyết KHTN 8 Bài 5 (Cánh diều): Tính theo phương trình hóa học

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 5: Tính theo phương trình hóa học đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 1,410 26/09/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 5: Tính theo phương trình hóa học

A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 5: Tính theo phương trình hóa học

I. Xác định khối lượng, số mol của chất phản ứng và sản phẩm phản ứng hoá học

Để tính khối lượng và số mol của chất phản ứng và chất sản phẩm trong một phản ứng hoá học, ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Viết phương trình hoá học của phản ứng.

Bước 2: Tính số mol chất đã biết dựa vào khối lượng hoặc thể tích.

Bước 3: Dựa vào phương trình hoá học và số mol chất đã biết để tìm số mol chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm.

Bước 4: Tính khối lượng hoặc thể tích của chất cần tìm.

II. Hiệu suất phản ứng

1. Chất phản ứng hết, chất phản ứng dư

- Chất phản ứng hết là chất không còn sau khi phản ứng kết thúc.

- Chất phản ứng dư là chất còn lại sau khi kết thúc phản ứng.

- Lượng chất sản phẩm tạo thành được tính theo chất phản ứng hết.

2. Hiệu suất phản ứng

Hiệu suất phản ứng (kí hiệu là H) là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết.

Thông thường, hiệu suất phản ứng biểu thị theo phần trăm và được tính theo biểu thức:

H=mtt×100mlt%

Trong đó:

mtt là khối lượng chất (g) thu được theo thực tế.

mlt là khối lượng chất (g) thu được theo lí thuyết (tính theo phương trình).

H là hiệu suất phản ứng (%).

Hiệu suất phản ứng thường nhỏ hơn 100%. Nếu hiệu suất phản ứng là 100% tức là phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn.

B. Bài tập KHTN 8 Bài 5: Tính theo phương trình hóa học

Câu 1: Khi đốt than (thành phần chính là cacbon), phương trình hóa học xảy ra như sau: C + O2 → CO2. Nếu đem đốt 3,6 gam cacbon thì lượng khí CO2 sinh ra sau phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn là là?

A. 3,36 lít

B. 4,48 lít

C. 6,72 lít

D. 5,6 lít

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Số mol của C là:

nC = 3,6/12 = 0,3 mol

Phương trình phản ứng:

C  +  O2  →  CO2

0,3             0,3mol

Theo phương trình phản ứng ta có

nCO2= 0,3 mol

Vậy thể tích khí CO2 ở đktc là:

V = 0,3.22,4 = 6,72 lít.

Câu 2: Cho 98g H2SO4 loãng 20% phản ứng với thanh nhôm thấy có khí bay lên. Xác định thể tích khí đó

A. 4,8 lít

B. 2,24 lít

C. 4,48 lít

D. 0,345 lít

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Ta có số mol của H2SO4 là: nH2SO4 = (20%.98)/98.100 = 0,2 mol

PTHH: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

                         0,2     →                     0,2      (mol)

Vậy thể tích của H2 là: VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít

Câu 3: Đơn vị của khối lượng mol chất là:

A. gam

B. gam/mol

C. mol/gam

D. kilogam

Đáp án đúng: B

Câu 4: Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric loãng thu được bao nhiêu ml khí H2

A. 2,24 ml

B. 22,4 ml

C. 2, 24.10−3 ml

D. 0,0224 ml

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Theo bài ra, ta có: 

mFe = 5,6 => nFe = mFe/MFe = 5,6/56 = 0,1 mol

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2  

            0,1                             0,1 (mol)

=> VH2 = nH2. 22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 l 

Câu 5: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tính toán theo phương trình hóa học?

A. Tính toán theo phương trình cần viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

B. Tính toán theo phương trình cần viết sơ đồ phản ứng xảy ra.

C. Sử dụng linh hoạt công thức tính khối lượng hoặc tính thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn.

D. Cần tiến hành tính số mol của các chất tham gia hoặc sản phẩm trước khi tính toán theo yêu cầu của đề bài.

Đáp án đúng: B

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 6: Nồng độ dung dịch

Lý thuyết Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Lý thuyết Bài 8: Acid

Lý thuyết Bài 9: Base

Lý thuyết Bài 10: Thang pH

1 1,410 26/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: