Lý thuyết KHTN 8 Bài 11 (Cánh diều): Oxide

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 11: Oxide đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 1,349 26/09/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 11: Oxide

A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 11: Oxide

I. Khái niệm oxide

Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

Ví dụ một số oxide có nhiều trong tự nhiên:

+ Silicon dioxide (SiO2) – thành phần chính của cát.

+ Aluminium oxide (Al2O3) – thành phần chính của quặng bauxite (boxit).

+ Carbon dioxide (CO2) có trong không khí.

II. Phân loại oxide

Dựa vào khả năng phản ứng với acid và base, oxide được phân thành 4 loại: Oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính, oxide trung tính.

- Oxide base là những oxide tác dụng được với dung dịch acid tạo thành muối và nước. Đa số các oxide kim loại là oxide base, như: CuO, CaO, MgO, …

- Oxide acid là những oxide tác dụng được với dung dịch base tạo thành muối và nước. Các oxide acid thường là oxide của các phi kim, như: CO2, SO2, SO3, P2O5, …

- Oxide lưỡng tính là những oxide tác dụng với dung dịch acid và tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Một số oxide lưỡng tính thường gặp, như: Al2O3, ZnO, …

- Oxide trung tính là những oxide không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base. Một số oxide trung tính, như: CO, NO, N2O,…

III. Tính chất hoá học của oxide

1. Oxide base tác dụng với dung dịch acid

Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

2. Oxide acid tác dụng với dung dịch base

Oxide acid tác dụng được với dung dịch base tạo ra muối và nước.

Ví dụ:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

B. Bài tập KHTN 8 Bài 11: Oxide

Câu 1: Công thức hóa học của oxide tạo bởi C và oxi, trong đó C có hóa trị IV là

A. CO

B. C2O

C. CO3

D. CO2

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Theo giả thiết ta có: CIVOII

Gọi hệ số của C là x và hệ số của O là y.

Ta có: x . IV = y . II => x/y = II/IV => x/y = 2/4 = 1/2

Vậy công thức hóa học của oxide tạo bởi C (IV) và oxi là CO2

Câu 2: Hợp chất oxit nào sau đây không phải là oxide base?

A. CrO3

B. Cr2O3

C. BaO

D. K2O

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Câu 3: Oxide của kim loại nào sau đây là oxit axit?

A. Cu2O

B. Fe2O3

C. Mn2O7

D. Cr2O3

Đáp án đúng: C

Câu 4: Hợp chất nào sau đây không phải là oxit

A. CO2

B. SO2

C. CuO

D. CuS

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Hợp chất CuS không phải là oxit. Bởi vì oxit là một hợp chất gồm hai nguyên tố hóa học, trong đó luôn có một nguyên tố hóa học là oxi. 

Câu 5: Oxide nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. CO2

B. O2

C. N2

D. H2

Đáp án đúng: A

Giải thích:

CO2 là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Cùng với các thành phần khác như oxit Nito (N2O), khí ô zôn (O3) và khí metan (CH4) tạo ra lớp phản xạ nhiệt đảm bảo sự sống luôn diễn ra trên Trái Đất.

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 12: Muối

Lý thuyết Bài 13: Phân bón hóa học

Lý thuyết Bài 14: Khối lượng riêng

Lý thuyết Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó

Lý thuyết Bài 16: Áp suất

1 1,349 26/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: