Lý thuyết KHTN 8 Bài 14 (Cánh diều): Khối lượng riêng

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 14: Khối lượng riêng đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 2,039 26/09/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 14: Khối lượng riêng

A. Lý thuyết Khối lượng riêng

I. Khối lượng riêng

- Khối lượng riêng là khối lượng của một đơn vị thể tích của một chất.

- Công thức tính: 

Lý thuyết KHTN 8 Bài 14 (Cánh diều): Khối lượng riêng (ảnh 1)

- Đơn vị đo: kg/m³ hoặc g/cm³ (g/mL).

II. Xác định khối lượng riêng bằng thực nghiệm

1. Xác định khối lượng riêng của một lượng chất lỏng

- Chuẩn bị: Chất lỏng cần xác định khối lượng riêng, cốc đang cần.

- Tiến hành:

+ Xác định khối lượng của lượng chất lỏng bằng cân.

+ Đổ lượng chất lỏng cần xác định khối lượng riêng vào cốc đong. Dùng cân xác định tổng khối lượng của cốc đang và lượng chất lỏng. Tính khối lượng của lượng chất lỏng bằng công thức: m = m2 - m1

+ Đo thể tích của lượng chất lỏng trên cốc đong.

+Tính khối lượng riêng của lượng chất lỏng bằng công thức: D = m/V.

2. Xác định khối lượng riêng của khối hộp chữ nhật

- Chuẩn bị: Thước, cân, khối hộp chữ nhật.

- Tiến hành: 

+ Xác định khối lượng m của khối hộp bằng cân. Đo thể tích của khối hộp bằng thước và tính thể tích của khối hộp chữ nhật. Tính khối lượng riêng của khối hộp là khối hạng của khối hộp chữ nhật.

3. Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì

- Chuẩn bị: Cân, vật có hình dạng bất kì, ống đong nước.

- Tiến hành: Dùng cân xác định khối lượng m của vật. Đổ nước vào ống đong và đọc giá trị thể tích nước V1. Nhúng vật vào nước trong ống đong và đọc giá trị thể tích V2. Tính thể tích của vật bằng V = V2 - V1. Tính khối lượng riêng của vật bằng D = m/V.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của nước tăng.

B. Khối lượng riêng của nước giảm.

C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng

Đáp án đúng: B

Câu 2: Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm

B.Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm

C.Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm

D.Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích

Đáp án đúng: A

Câu 3: Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, vàng lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 19300 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là khối

A. Nhôm      

B. Sắt

C. Chì

D. Vàng

Đáp án đúng: A

Câu 4: Một quả cầu bằng kim loại có thể tích 20 cm3 và có khối lượng là 178g. Quả cầu đó được làm bằng: (Dchì =11300 kg/m3; Dsắt = 7800 kg/m3; Dnhôm = 2700 kg/m3; Dđồng= 8900 kg/m3)

A. Đồng

B. Sắt

C. Nhôm

D. Chì

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Đổi:

178g = 0,178kg

20cm³= 0,00002m³

Khối lượng riêng của quả cầu là:

D= m/V= 0,178/0,00002 = 8900 (kg/m³)

Vì khối lượng riêng của đồng là: 8900kg/m³

⇒ Quả cầu đó làm bằng đồng

Câu 5: Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Vậy, 1kg sắt sẽ có thể tích vào khoảng

A.  12,8cm3

B.  128cm3.                    

C.  1.280cm3.

D.  12.800cm3.

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Ta có khối lượng riêng của sắt là: D = m/V ⇒ thể tích của sắt là:

V =m/D = 1/7800 = 0,00128 m3 =128 cm3

Câu 6: Mỗi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính trọng lượng riêng của gạch.

A.  13270N/m3

B.  12654N/m3

C.  42608N/m3

D.  19608N/m3

Đáp án đúng: D

Câu 7: Cho biết 13,5kg nhôm có thể tích là 5dm3. Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu?

A. 2700kg/m3                

B. 2700kg/dm3

C. 260kg/m3

D. 270kg/m3

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Trọng lượng của vật khi đo được bằng lực kế là:

P=10m=10.13,5=135N

Trọng lượng riêng của vật là:

d=P/V=135/5.10−3=27000N/m3 =2700kg/m3    

Câu 8: Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng: rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là ρHg = 13600 kg/m3, của nước là ρnước = 1000 kg/m3, của rượu là ρrượu = 800 kg/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình:

A. pHg < pnước < prượu.

B. pHg > prượu > pnước.

C. pHg > pnước > prượu.

D. pnước > pHg > prượu.

Đáp án đúng: C

Câu 9: Để xác định khối lượng riêng của các viên sỏi, ba bạn Sử, Sen, Anh đưa ra ý kiến như sau: 

Sử: Mình chỉ cần một cái cân là đủ 

Sen: Theo mình, cần một bình chia độ mới đúng 

Anh: Sai bét, phải cần một cái cân và một bình chia độ mới xác định được chứ 

Theo em, ý kiến nào đúng

A. Sử đúng

B. Sen đúng

C. Anh đúng

D. Cả ba bạn cùng sai

Đáp án đúng: C

Câu 10: Cho biết 1kg nước có thể tích 1 lít còn 1kg dầu hỏa có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏa

B.1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nước

C.Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa

D.Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.

Đáp án đúng: D

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó

Lý thuyết Bài 16: Áp suất

Lý thuyết Bài 17: Áp suất chất lỏng và chất khí

Lý thuyết Bài 18: Lực có thể làm quay vật

Lý thuyết Bài 19: Đòn bẩy

1 2,039 26/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: