Lý thuyết KHTN 8 Bài 16 (Cánh diều): Áp suất

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 16: Áp suất đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 1043 lượt xem


Lý thuyết KHTN 8 Bài 16: Áp suất

A. Lý thuyết Áp suất

1. Áp lực

- Áp lực: lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép, ví dụ như áp lực của chân ta lên mặt đất hoặc của tủ, bàn lên sàn nhà.

2. Khái niệm áp suất

- Khái niệm áp suất: áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép. Thí nghiệm có thể thực hiện để tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của áp suất.

- Áp suất phụ thuộc vào độ lớn áp lực và diện tích mặt bị ép.

- Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép còn phụ thuộc vào diện tích mặt bị ép, nếu diện tích nhỏ thì tác dụng càng lớn.

- Áp suất được tính bằng áp lực chia cho diện tích mặt bị ép.

- Đơn vị của áp suất là pascal (Pa), đồng nghĩa với N/m2.

- Có một số đơn vị đo áp suất khác như bar, mmHg, atmosphere.

- Áp kế được dùng để đo áp suất.

3. Tăng giảm áp suất

- Áp suất càng lớn thì tác dụng lên diện tích mặt bị ép càng lớn, cần giảm áp suất trong một số trường hợp.

- Để tăng áp suất, có thể giảm diện tích mặt bị ép, tăng áp lực hoặc tăng áp lực và giảm diện tích mặt bị ép đồng thời.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.

B. Trọng lực của tàu.

C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.

D. Cả 3 lực trên.

Đáp án đúng: B

Câu 2: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

A. phương của lực

B. chiều của lực

C. điểm đặt của lực

D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

Đáp án đúng: D

Câu 3: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?

A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.

B. Mặt trên

C. Mặt dưới

D. Các mặt bên

Đáp án đúng: C

Câu 4: Muốn tăng áp suất thì:

A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.

B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

Đáp án đúng: 

Câu 5: Newton (N) là đơn vị của:

A. Áp lực

B. Áp suất

C. Năng lượng

D. Quãng đường

Đáp án đúng: A

Câu 6: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?

A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.

B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.

C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.

D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.

Đáp án đúng: B

Câu 7: Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d = 2.104 N/m3. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.

A. pmax = 4000Pa;pmin = 1000Pa 

B. pmax=10000Pa;pmin=2000Pa

C. pmax=4000Pa;pmin=1500Pa

D. pmax=10000Pa;pmin=5000Pa

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Đổi: 20cm=0,2m

10cm=0,1m

5cm=0,05m

Áp suất của hộp tác dụng lên mặt bàn trong trường hợp 1 là :

P1 = d.h1 = 2.104.0,2=4000 (Pa)

Áp suất trong trường hợp 2 là :

P2 = d.h2 = 2.104.0,1 = 2000 (Pa)

Áp suất trong trường hợp 3 là :

P3 = d.h3 = 2.104.0,05=1000 (Pa)

* Ta có: P1 > P2 > P3 (do 4000 > 2000 > 1000)

=> Pmax=4000Pa

=> Pmin=1000Pa

Câu 8: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:

A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất

B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất

C. để tăng áp suất lên mặt đất

D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất

Đáp án đúng: D

Câu 9: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.

A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B

B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A

C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau

D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B

Đáp án đúng: B

Câu 10: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

A. p = F/S      

B. p = F.S

C. p = P/S

D. p = d.V

Đáp án đúng: A

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 17: Áp suất chất lỏng và chất khí

Lý thuyết Bài 18: Lực có thể làm quay vật

Lý thuyết Bài 19: Đòn bẩy

Lý thuyết Bài 20: Sự nhiễm điện

Lý thuyết Bài 21: Mạch điện

1 1043 lượt xem