Lý thuyết KHTN 8 Bài 10 (Cánh diều): Thang pH

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 10: Thang pH đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 881 lượt xem


Lý thuyết KHTN 8 Bài 10: Thang pH

A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 10: Thang pH

I. Thang pH

Thang pH được dùng để biểu thị độ acid, base của dung dịch.

Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 10: Thang pH

Thang pH

+ Nếu pH = 7 thì dung dịch có môi trường trung tính (không có tính acid và không có tính base). Nước tinh khiết (nước cất) có pH = 7.

+ Nếu pH > 7 thì dung dịch có môi trường base, pH càng lớn thì độ base của dung dịch càng lớn.

+ Nếu pH < 7 thì dung dịch có môi trường acid, pH càng nhỏ thì độ acid của dung dịch càng lớn.

Như vậy, khi biết giá trị pH của dung dịch dựa vào thang pH, chúng ta không chỉ biết dung dịch đó có tính acid, base hay trung tính mà còn biết được mức độ acid hoặc mức độ base của dung dịch.

Khi sử dụng giấy chỉ thị màu để xác định pH của dung dịch cần phải đối chiếu với thang màu pH tương ứng.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 10: Thang pH

II. Ý nghĩa của pH

pH có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn.

Ví dụ:

- Tôm, cá sống trong môi trường nước có pH trong khoảng 7 – 8,5 và rất nhạy cảm với sự thay đổi pH của môi trường.

- Trong cơ thể người, pH của máu luôn được duy trì ổn định trong phạm vi rất hẹp khoảng 7,35 – 7,45.

- Thực vật chỉ phát triển được bình thường khi giá trị pH của dung dịch trong đất ở trong khoảng xác định, đặc trưng cho mỗi loại cây.

pH của môi trường có ảnh hưởng nhiều đến đời sống của động và thực vật, do vậy cần phải quan tâm đến pH của môi trường nước, môi trường đất để có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm duy trì được pH tối ưu đối với đời sống của con người, động vật và thực vật.

B. Bài tập KHTN 8 Bài 10: Thang pH

Câu 1: Trong cơ thể người, pH của máu luôn được duy trì ổn định trong phạm rất hẹp khoảng:

A. 7,25-7,35

B. 7,35-7,45

C. 7,45-7,55

D. 7,55-7,65

Đáp án đúng: B

Giải thích:

- pH bình thường của máu nằm trong khoảng từ 7,35 đến 7,45. Điều này có nghĩa là máu sẽ hơi có tính bazơ.

+ Nếu pH < 7: Là có tính acid

+ Nếu pH > 7: Là có tính bazơ.

Câu 2: Cây hoa cẩm tú cầu có màu sắc khác nhau là phụ thuộc vào độ pH của đất trồng. Hoa có màu xanh khi độ pH của đất:

A. >7

B. >6

C. <5

D. <6

Đáp án đúng: C

Câu 3: Nhúng giấy quỳ tím vào nước xà phòng thì quỳ tím sẽ chuyển thành màu gì?

A. Đỏ

B. Xanh

C. Vàng

D. Hồng

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Câu 4: Nếu pH<7 thì dung dịch có môi trường:

A. Acid

B. Base

C. Muối

D. Trung tính

Đáp án đúng: A

Giải thích:

pH = 7: Môi trường trung tính.

pH < 7: Môi trường có tính Axit.

pH > 7: Môi trường có tính Bazơ.

Câu 5: Tiến hành pha một dung dịch gồm KHCO3 và KHSO4 theo tỉ lệ mol 1: 1, sau đó đung nhẹ để đuổi hết khí thì dung dịch thu được có số pH là:

A. pH= 7

B. pH> 7

C. pH< 7

D. pH= 12

Đáp án đúng: A

Giải thích:

HSO4- → H+ + SO42-

HCO3- + HSO4- → SO42- + CO2 + H2O.

=> NaHCO3 + NaHSO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O.

=> Dung dịch có chứa ion trung tính Na+; SO42-. 

=> Sau khi đuổi hết khí dd có pH=7.

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 11: Oxide

Lý thuyết Bài 12: Muối

Lý thuyết Bài 13: Phân bón hóa học

Lý thuyết Bài 14: Khối lượng riêng

Lý thuyết Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó

1 881 lượt xem