Lý thuyết KHTN 8 Bài 39 (Cánh diều): Quần thể sinh vật

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 39: Quần thể sinh vật đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 864 26/09/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 39: Quần thể sinh vật

A. Lý thuyết Quần thể sinh vật

I. Quần thể

- Là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian xác định và có khả năng sinh sản.

- Mỗi quần thể có đặc trưng về kích thước, mật độ, tỉ lệ giới tỉnh, thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 39 (Cánh diều): Quần thể sinh vật (ảnh 1)

II. Đặc trưng cơ bản

1. Kích thước của quần thể sinh vật

- Kích thước của quần thể là số lượng cá thể hoặc khối lượng/năng lượng tích luỹ trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian nhất định.

- Mỗi quần thể sinh vật có kích thước phù hợp với môi trường sống và chức năng sinh học.

2. Mật độ cá thể của quần thể

- Mật độ cơ thể của quần thể là số lượng cá thể trên đơn vị diện tích hoặc thể tích.

3. Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể dục và cá thể cái trong quần thể.

- Ví dụ về tỉ lệ giới tính có thể thay đổi trong quá trình sống là loài cá mèo đực và cá mèo cái có thể chuyển giới khi cần thiết.

4. Thành phần nhóm tuổi

- Thành phần nhóm tuổi của quần thể biểu diễn bằng biểu đồ tháp tuổi.

5. Sự phân bố cá thể của quần thể

- Có ba kiểu phân bố cá thể:

+ Kiểu phân bố theo nhóm.

+ Kiểu phân bố đồng đều.

+ Kiểu phân bố ngẫu nhiên.

III. Một số biện pháp bảo vệ quần thể sinh vật:

- Bảo tồn tại chỗ.

- Bảo tồn chuyển chỗ.

B. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 39 (có đáp án)

Câu 1: Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu nào quan trọng nhất?

A. tỉ lệ đực - cái.          

B. thành phần cấu trúc tuổi.       

C. mật độ.                

D. tỉ lệ sinh sản - tử vong.

Đáp án đúng: C

Giải thích

Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu quan trọng nhất là mật độ quần thể. Mật độ quần thể có thể được sử dụng để đánh giá sức khỏe của quần thể cũng như để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các quần thể sinh vật.

Câu 2: Đặc trưng cơ bản của quần thể là

A. tỉ lệ giới tính.

B. thành phần nhóm tuổi.

C. mật đô quần thể.

D. tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng: D

Giải thích

Đặc trưng cơ bản của quần thể là tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật đô quần thể.

Câu 3: Quần thể không có đặc điểm là

A. tồn tại trong một giai đoạn lịch sử xác định.

B. mỗi quần thể có khu phân bố xác định.

C. có thể không có sự giao phối với quần thể khác dù cùng loài.

D. luôn luôn xảy ra giao phối tự do.

Đáp án đúng: D

Giải thích

Quần thể là một nhóm các cá thể cùng loài sống trong một khu vực nhất định và có thể giao phối với nhau để tạo ra con cái. Tuy nhiên quần thể không có đặc điểm là luôn luôn xảy ra giao phối tự do.

Câu 4: Mật độ quần thể là

A. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích.

B. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.

C. số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.

D. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

Đáp án đúng: D

Câu 5: Phát biểu đúng về mật độ quần thể là

A. Mật độ quần thể luôn cố định.

B. Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh.

C. Mật độ quần thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.

D. Quần thể sinh vật không thể tự điều chỉnh về mức cân bằng.

Đáp án đúng: B

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Lý thuyết Bài 40: Quần xã sinh vật

Lý thuyết Bài 41: Hệ sinh thái

Lý thuyết Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Lý thuyết Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

1 864 26/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: