Lý thuyết KHTN 8 Bài 23 (Cánh diều): Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 1,094 26/09/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

A. Lý thuyết Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

I. Cường độ dòng điện 

- Để đo cường độ dòng điện, ta sử dụng ampe kế và mắc nó vào mạch sao cho dòng điện chạy qua chốt dương và ra khỏi chốt âm của ampe kế.

- Ta có thể tiến hành thí nghiệm để hiểu ý nghĩa số chỉ của ampe kế.

- Số chỉ ampe kế càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn.

- Cường độ dòng điện được kí hiệu là I, đơn vị đo là A, và có thể dùng đơn vị mA cho dòng điện có cường độ nhỏ.

II. Hiệu điện thế

- Để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn được nối với chốt âm của vôn kế.

- Giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn càng lớn thì khả năng sinh ra dòng điện của nó càng lớn.

- Hiệu điện thế kí hiệu U, đơn vị V.

- Còn dùng mV hoặc kV cho các giá trị nhỏ hoặc lớn.

- 1 mV = 0.001 V, 1 kV = 1000 V.

B. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 23 (có đáp án)

Câu 1: Cường độ dòng điện được kí hiệu là

A. V       

B. A       

C. U       

D. I

Đáp án đúng: D

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai?

A. 1,28A = 1280mA.

B. 32mA = 0,32A.

C. 0,35A = 350mA.

D. 425mA = 0,425A.

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Đáp án đúng: 32mA = 0,032A

Câu 3: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là:

A. 32 A       

B. 0,32 A       

C. 1,6 A       

D. 3,2 A

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Độ chia nhỏ nhất trong ampe kế: 5/25 = 0,2 (A)

Cường độ dòng điện khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16 là: 

                                                     0,2 . 16 = 3,2 (A)

Câu 4: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?

A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.

B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.

C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.

D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

Đáp án đúng: B

Câu 5: Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.

B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.

D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.

Đáp án đúng: D

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 24: Năng lượng nhiệt

Lý thuyết Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt

Lý thuyết Bài 26: Sự nở vì nhiệt

Lý thuyết Bài 27: Khái quát về cơ thể người

Lý thuyết Bài 28: Hệ vận động ở người

1 1,094 26/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: