Lý thuyết KHTN 8 Bài 18 (Cánh diều): Lực có thể làm quay vật

 Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 18: Lực có thể làm quay vật đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 2,166 26/09/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 18: Lực có thể làm quay vật

A. Lý thuyết Lực có thể làm quay vật

I. Tác dụng làm quay của lực

- Thí nghiệm để tìm hiểu khi nào lực tác dụng làm quay vật bao gồm:

- Chuẩn bị: trục thép, thanh nhựa cứng có lỗ, lực kế và trụ thép.

- Thực hiện: kéo lực kế sang trái, sau đó sang phải khi thanh nhựa đang nằm yên; kéo lực kế thắng xuống dưới song song với thanh nhựa khi thanh nhựa đang nằm thẳng đứng. Quan sát chuyển động của thanh nhựa và đọc giá trị lực kế để rút ra kết luận khi nào lực tác dụng làm thanh nhựa quay quanh trục thép.

→ Lực tác dụng lên một vật có thể làm quay vật quanh một trục hoặc một điểm cố định.

II. Mô men lực

- Là đại lượng thể hiện sự liên hệ về độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực để đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực

B. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 18 (có đáp án)

Câu 1: Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng

A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó.

B. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó. Có đơn vị là (N/m).

C. đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực.

D. luôn có giá trị âm. 

Đáp án đúng: B

Câu 2: Đơn vị của mômen lực là:

A. m/s.

B. N.m.

C. kg.m.

D. N.kg.

Đáp án đúng: B

Câu 3: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục?

A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.

B. lực có giá song song với trục quay.

C. lực có giá cắt trục quay.

D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay -> cánh đòn sẽ có giá trị khác không dẫn đến momen lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục.

Câu 4: Trong trò chơi bập bênh, muốn nâng một người có trọng lượng lớn hơn thì cần phải:

A. Ngồi lại gần trục quay hơn so với người kia

B. Ngồi xa trục quay hơn so với người kia

C. Ngồi ở vị trí có khoảng cách với trục quay bằng người kia

D. Ngồi ở vị trí cũ

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Trong trò chơi bập bênh, muốn nâng một người có trọng lượng lớn hơn thì cần phải ngồi xa trục quay hơn so với người kia vì quy tắc tổng hợp hai lực song song, cùng chiều và tác dụng làm quay của lực.

Câu 5: Khi ốc quá chặt, người thợ thường dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của cờ-lê. Vì sao?

A. Vì khoảng cánh từ trục quay đến giá của lực giảm nên tác dụng làm quay của lực tăng nên dễ dàng vặn được ốc

B. Vì khoảng cách từ trục quay đến giá của lực tăng nên tác dụng làm quay của lực tăng nên dễ dàng vặn được ốc

C. Vì khoảng cánh từ trục quay đến giá của lực tăng nên tác dụng làm quay của lực giảm nên dễ dàng vặn được ốc

D. Vì khoảng cánh từ trục quay đến giá của lực giảm nên tác dụng làm quay của lực giảm nên dễ dàng vặn được ốc

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Khi ốc quá chặt, người thợ thường dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của cờ-lê vì khoảng cách từ trục quay đến giá của lực tăng nên tác dụng làm quay của lực tăng nên dễ dàng vặn được ốc.

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 19: Đòn bẩy

Lý thuyết Bài 20: Sự nhiễm điện

Lý thuyết Bài 21: Mạch điện

Lý thuyết Bài 22: Tác dụng của dòng điện

Lý thuyết Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

1 2,166 26/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: