Lý thuyết KHTN 8 Bài 38 (Cánh diều): Môi trường và các nhân tố sinh thái

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 753 26/09/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

A. Lý thuyết Môi trường và các nhân tố sinh thái

I. Môi trường sống của sinh vật

- Môi trường sống là tất cả những gì ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Bốn loại môi trường chủ yếu bao gồm: trên cạn, dưới nước, trong đất và sinh vật.

- Cơ thể sinh vật cũng là môi trường sống của sinh vật khác như kí sinh và cộng sinh.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 38 (Cánh diều): Môi trường và các nhân tố sinh thái (ảnh 1)

II. Các nhân tố sinh thái của môi trường 

- Nhân tố sinh thái là các yếu tố trong môi trường ảnh hưởng đến sinh vật.

- Chia thành hai nhóm: vô sinh và sống.

+ Nhân tố sinh thái vô sinh là những yếu tố vật lí, hoá học của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,...

+ Nhân tố sinh thái vô sinh tác động đến hình thái, chức năng sinh lí và tập tính của sinh vật.

- Sinh vật có đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau của môi trường sống.

- Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt, có trí tuệ và tác động có chủ đích, làm thay đổi các nhân tố khác của môi trường.

III. Giới hạn sinh thái

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

- Giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và điểm cực thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

- Ví dụ: Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là từ 5,6°C đến 42°C, còn ở loài xương rồng sa mạc là từ 0°C đến 56°C.

B. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 38 (có đáp án)

Câu 1: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa

A. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi

B. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp

C. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp

D. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi

Đáp án đúng: C

Giải thích

Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng với cây sống ở vùng có sáng mạnh?

A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang

B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển

C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng

D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất

Đáp án đúng: A

Giải thích

Đặc điểm không đúng với cây sống ở vùng có sáng mạnh là phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang. Cây sống ở vùng có sáng mạnh thường có phiến lá dày, có mô giậu phát triển để hạn chế sự thoát hơi nước và bảo vệ lá khỏi các tia nắng mặt trời trực tiếp.

Câu 3: Giới hạn sinh thái là

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian

B. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu

C. không chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi

D. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất

Đáp án đúng: A

Giải thích

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian.

Câu 4: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp

B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống

C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh

D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Đáp án đúng: A

Câu 5: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất

B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất

C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường

D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất

Đáp án đúng: B

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:

Lý thuyết Bài 39: Quần thể sinh vật

Lý thuyết Bài 40: Quần xã sinh vật

Lý thuyết Bài 41: Hệ sinh thái

Lý thuyết Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Lý thuyết Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

1 753 26/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: