Lý thuyết KHTN 8 Bài 8 (Cánh diều): Acid

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 8: Acid đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 1567 lượt xem


Lý thuyết KHTN 8 Bài 8: Acid

A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 8: Acid

I. Khái niệm acid

Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

Acid tạo ra ion H+ theo sơ đồ sau:

Acid → ion H+ + ion âm gốc acid

Ví dụ:

HCl

H+

+

 

Hydrochloric acid

 

Ion hydrogen

 

Ion chloride

H2SO4

2H+

+

 

Sulfuric acid

 

Ion hydrogen

 

Ion sulfate

II. Tính chất hoá học của acid

1. Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Quỳ tím được dùng làm chất chỉ thị màu để nhận ra dung dịch acid.

2. Tác dụng với kim loại

Dung dịch acid tác dụng được với nhiều kim loại tạo ra muối và khí hydrogen.

Acid + Kim loại → Muối + Hydrogen

Ví dụ:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2

Lưu ý: Riêng HNO3, H2SO4 đặc tác dụng với kim loại sẽ được học sau.

III. Ứng dụng của một số acid

1. Hydrochloric acid (HCl)

Hydrochloric acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hoá thức ăn. Hydrochloric acid được sử dụng nhiều trong công nghiệp.

Một số ứng dụng quan trong của hydrochloric acid được thể hiện trong sơ đồ sau:

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 8: Acid

2. Sulfuric acid

Sulfuric acid là một hoá chất quan trọng được sử dụng nhiều trong công nghiệp.

Một số ứng dụng quan trọng của sulfuric acid được trình bày trong sơ đồ:

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 8: Acid

3. Acetic acid (CH3COOH)

Acetic acid là một acid hữu cơ có trong giấm ăn với nồng độ khoảng 4%. Một số ứng dụng của acetic acid được thể hiện trong sơ đồ sau:

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 8: Acid

B. Bài tập KHTN 8 Bài 8: Acid

Câu 1: Hòa tan hết 16,8 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc. Kim loại đen hòa tan là

A. Fe

B. Mg

C. Cu

D. Zn

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Gọi A là kim loại cần tìm

A + 2HCI → ACl2 + H2

nH2 = VH2 : 22,4 = 6,72: 22,4 = 0,3 mol

từ pthh ta có nA = nH2 = 0,3 mol

=> MA = MA : nA = 16,8 : 0,3 = 56g/mol => A là sắt

Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của H2SO4

A. Sản xuất chất tẩy rửa.

B. Sản xuất phân bón.

C. Sản xuất muối ăn.

D. Chế biến dầu mỏ.

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Ứng dụng của H2SO4là:

+ Sản xuất phân bón, chất tẩy rửa tổng hợp, thuốc trừ sâu...

+ Sản xuất giấy, tơ sợi, chất dẻo, 

+ Dùng trong các nghành công nghiệp chế biến dầu mỏ, công nghiệp luyện kim

+ Sản xuất thuốc nổ, muối, axit….

Câu 3: Ứng dụng nào không phải của hydrochloric acid:

A. Tẩy rửa kim loại

B. Sản xuất chất dẻo

C. Sản xuất dược phẩm

D. Sản xuất giấy, tơ sợi

Đáp án đúng: D

Câu 4: Công thức hóa học của Acetic acid là:

A. CH2COOH2

B. CH3COOH

C. HCl

D. H2SO4

Đáp án đúng: B

Câu 5: Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ? 

A. II

B. III

C. I                              

D. IV

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Do gốc NO3 liên kết với một nguyên tử H nên gốc axit của axit HNO3 có hóa trị I 

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 9: Base

Lý thuyết Bài 10: Thang pH

Lý thuyết Bài 11: Oxide

Lý thuyết Bài 12: Muối

Lý thuyết Bài 13: Phân bón hóa học

1 1567 lượt xem