Lý thuyết KHTN 8 Bài 6 (Cánh diều): Nồng độ dung dịch

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 1,602 26/09/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch

A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch

I. Độ tan của một chất trong nước

Dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của chất tan và dung môi.

Ví dụ:

Cho một thìa muối ăn vào nước và khuấy đều.

Trong quá trình này, muối ăn là chất tan, nước là dung môi và nước muối là dung dịch.

1. Định nghĩa

Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ, áp suất xác định.

Các chất khác nhau có độ tan khác nhau.

Ví dụ:

Độ tan của NaCl trong nước ở 25oC là 36 g/100 g H2O.

2. Cách tính độ tan của một chất trong nước

Công thức tính độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định là:

S=mct×100mnuocg/100gH2O

Trong đó:

mct là khối lượng của chất tan được hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch bão hoà, có đơn vị là gam.

mnước là khối lượng của nước, có đơn vị là gam.

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn trong nước

- Khi tăng nhiệt độ, độ tan của hầu hết các chất rắn đều tăng.

Ví dụ: Độ tan của đường ăn trong nước ở 30oC là 216,7 gam trong khi ở 60oC là 288,8 gam.

- Có một số chất khi tăng nhiệt độ, độ tan lại giảm.

II. Nồng độ dung dịch

Để biểu thị lượng chất tan có trong một lượng dung môi hoặc lượng dung dịch cụ thể người ta dùng khái niệm nồng độ dung dịch.

Có hai loại nồng độ dung dịch thường được sử dụng là nồng độ phần trăm và nồng độ mol.

1. Nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là:

C%=mct×100mdd(%)

Trong đó:

mct là khối lượng chất tan, có đơn vị là gam.

mdd là khối lượng dung dịch, có đơn vị là gam.

Khối lượng dung dịch bằng tổng khối lượng của chất tan và khối lượng dung môi.

Nếu biết được nồng độ phần trăm của dung dịch thì ta có thể xác định được khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch theo các biểu thức sau:

mct=mdd×C%100;mdd=mct×100C%

2. Nồng độ mol của dung dịch

Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của một dung dịch là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Đơn vị của nồng độ mol là mol/L và thường được kí hiệu là M.

Công thức tính nồng độ mol của dung dịch:

CM=nV

Trong đó:

n là số mol chất tan, có đơn vị là mol.

V là thể tích dung dịch, có đơn vị là lít.

Nếu biết được nồng độ mol của dung dịch ta có thể xác định được số mol chất tan và thể tích dung dịch theo các biểu thức sau:

n=CM×V;V=nCM

B. Bài tập KHTN 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch

Câu 1: Xăng có thể hòa tan

A. Nước

B. Dầu ăn

C. Muối biển

D. Đường

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Xăng có thể hòa tan dầu ăn bởi vì dầu ăn và xăng là hai chất không phân cực.

Câu 2: Khi hòa tan 100ml rượu etylic vào 50 ml nước thì:

A. Rượu là chất tan và nước là dung môi

B. Nước là chất tan và rượu là dung môi

C. Nước và rượu đều là chất tan

D. Nước và rượu đều là dung môi

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi. Bới vì rượu etylic tan vô hạn trong nước. Ngược lại nước có thể tan vô hạn trong rượu etylic.

Câu 3: Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?

A. Đều tăng;

B. Đều giảm;

C. Có thể tăng hoặc giảm;

D. Phần lớn đều tăng.

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng khi ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất. Ngược lại khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước sẽ đều giảm.

Câu 4: Chất tan tồn tại ở dạng  

A. Chất rắn

B. Chất lỏng

C. Chất hơi

D. Chất rắn, lỏng, khí

Đáp án đúng: D

Câu 5: Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là  

A. Muối NaCl. 

B. Nước.

C. Muối NaCl và nước.

D. Dung dịch nước muối thu được.

Đáp án đúng: A

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Lý thuyết Bài 8: Acid

Lý thuyết Bài 9: Base

Lý thuyết Bài 10: Thang pH

Lý thuyết Bài 11: Oxide

1 1,602 26/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: