Lý thuyết KHTN 8 Bài 26 (Cánh diều): Sự nở vì nhiệt

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 26: Sự nở vì nhiệt đầy đủ, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 870 26/09/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 26: Sự nở vì nhiệt

A. Lý thuyết Sự nở vì nhiệt

I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

- Thí nghiệm sử dụng ống kim loại rỗng, đồng hồ chỉ thị độ giãn nở và hai thanh kim loại đồng chất để đo sự nở vì nhiệt của chất rắn.

- Tiến hành thí nghiệm gồm đổ nước sôi vào ống kim loại rỗng, đọc đồng hồ khi nhiệt độ ổn định, sau đó đổ nước lạnh vào để trở về nhiệt độ phòng.

- Thử thay nhóm bằng thanh đồng và tiến hành tương tự . Xác định độ tăng chiều dài của thanh đồng và thanh nào tăng nhiều hơn.

→ Khi vật bị nung nóng, kích thước của nó tăng lên, hiện tượng này được gọi là hiện tượng nở vì nhiệt. Các chất rắn khác nhau có khả năng nở khác nhau.

II. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng và khí

- Điều chỉnh mực chất lỏng trong ba bình giống nhau chứa nước, rượu và dầu (đánh dấu vị trí mực chất lỏng ban đầu).

- Đặt ba bình chất lỏng vào cùng một khay, đổ nước nóng vào khay để so sánh mực chất lỏng ở mỗi binh sau khi đổ nước nóng vào.

- Chất lỏng và chất khí đều nở vì nhiệt.

III. Ứng dụng sự nở vì nhiệt trong thực tiễn

- Nhiệt kế thuỷ ngân và kim loại

- Cầu, bằng kép

- Bia không đóng đầy chai, van thoát ở nồi áp suất

IV. Tác hại vì sự nở của nhiệt

- Gây lực lớn có thể làm cong thanh ray tàu hoả

- Giải pháp: ghi dò ở hai đầu cầu, bia không đóng đầy chai, lắp van thoát ở nồi áp suất.

B. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 26 (có đáp án)

Câu 1: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.

B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.

C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.

D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Đáp án đúng: D

Giải thích

Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?

A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

Đáp án đúng: B

Giải thích

Kết luận đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng là chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm

Câu 3: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.

B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.

C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.

D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

Đáp án đúng: D

Giải thích

Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ do nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra

Câu 4: Khi đun nóng một hòn bi sắt thì xảy ra hiện tượng nào?

A.Khối lượng của hòn bi tăng 

B.Khối lượng của hòn bi giảm 

C.Khối lượng riêng của hòn bi tăng 

D.Khối lượng riêng của hòn bi giảm

Đáp án đúng: D

Câu 5: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?

A. Để dễ dàng tu sửa cầu.

B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.

C. Để tạo thẩm mỹ.

D. Cả 3 lý do trên.

Đáp án đúng: B

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 27: Khái quát về cơ thể người

Lý thuyết Bài 28: Hệ vận động ở người

Lý thuyết Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Lý thuyết Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Lý thuyết Bài 32: Hệ hô hấp ở người

1 870 26/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: