Hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cách diễn đạt trong các trường hợp a1 và a2; b1 và b2 dưới đây

Trả lời câu 3 trang 41 sgk Ngữ văn 7 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 7.

1 4086 lượt xem


Giải soạn văn 7 - Chân trời sáng tạo: Thực hành tiếng Việt trang 41

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cách diễn đạt trong các trường hợp a1 và a2; b1 và b2 dưới đây. Em thích cách diễn đạt a1, b1 hay a2, b2? Vì sao ?

a1. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. 

a2. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như ...một vị chúa tể. 

b1. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời

b2. Nhưng bầu trời vẫn là ...bầu trời

(Ếch ngồi đáy giếng) 

Trả lời: 

Điểm tương đồng:

+ a1 và a2: sự huênh hoang của con ếch

+ b1 và b2: nói về một sự thật hiển nhiên về một sự vật

- Điểm khác biệt:

+ a1: diễn đạt liền mạch

+ a2: dấu chấm lửng làm dãn nhị điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ mang ý nghĩa châm biếm.

+ b1: diễn đạt trần thuật

+ b2: dãn nhịp điệu câu văn, tạo sự hứng thú cho người đọc về sự xuất hiện phía sau.

- Em thích cách diễn đạt a2 và b2 hơn bởi sự xuất hiện của dấu chấm lửng đã làm thay đổi nhịp điệu câu văn, tạo sự bất ngờ, hứng thú cho người đọc về nội dung phía sau.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn, đoạn văn dưới đây

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong hai đoạn thơ sau

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cách diễn đạt trong các trường hợp a1 và a2; b1 và b2 dưới đây

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra công dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn văn sau

Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cách sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn trích dưới đây, có gì giống và khác với cách sử dụng loại dấu câu

1 4086 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: