Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 95 Tập 2 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 95 Tập 2 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 2642 lượt xem
Tải về


Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 95 Tập 2

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Truyện khoa học viễn tưởng có những đặc điểm gì?

Trả lời: 

Truyện khoa học viễn tưởng là loại truyện hư cấu về những điểu diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả. Truyện khoa học viễn tưởng có các đặc điểm như sau:

- Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo được liệu, khám phá đáy đại dương, du hành vũ trụ,....

- Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

- Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng

- Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định (quá khứ, tương lai, ngoài vũ trụ,...).

- Nhân vật: trong truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.

- Không gian, thời gian: mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn từ quá khứ, hiện tại và tương lai, không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển,..

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tóm tắt những nét đặc sắc của truyện khoa học viễn tưởng trong các văn bản đã học dựa vào bảng sau (làm vào vở): 

 

Dòng “Sông Đen”

Xưởng Sô- cô- la

Một ngày của Ích- chi- an

Đề tài

 

 

 

Nhân vật

 

 

 

Sự kiện

 

 

 

Không gian

 

 

 

Thời gian

 

 

 

Trả lời: 

 

Dòng “Sông Đen”

Xưởng Sô-cô-la

Một ngày của Ích-chi-an

Đề tài

Chuyến thám hiểm đại dương của nhóm người giáo sư A-rô-nắc trên tàu ngầm Nau-ti-lúx

Chuyến tham quan cậu bé Sác-li và bốn người bạn may mắn khác đến với nhà máy Sô-cô-la kì diệu của Quơn-cơ

Chuyến khám phá đại dương của Ích-chi-an với thân phận là người cá.

Nhân vật

- Giáo sư A-rô-nắc

- Nét Len

- Công-xây

- Thuyền trưởng Nê-mô

- Sác-li và ông nội của cậu bé

- Quơn-cơ

- Bốn đứa trẻ khác và bố mẹ của chúng

- Các công nhân tí hon

- Người cá Ích-chi-an

- Đàn cá heo

- Bố của Ích-chi-an

Sự kiện

Nhóm người giáo sư A-rô-nắc gặp sự cố và được cứu bởi thuyền trưởng Nê-mô và họ có chuyến hành trình khám phá đáy biển tuyệt vời trên tàu ngầm Nau-ti-lúx

Năm cô cậu nhóc may mắn dành được tấm vé tham quan nhà máy Sô-cô-la của Quơn-cơ. Họ đã được chứng kiến một quy trình sản xuất sô-cô-la kì diệu, hoàn hảo. Cùng với đó là bắt gặp sự xuất hiện của công nhân tí hon khiến tất cả đều ngạc nhiên.

Một ngày trên biển tuyệt vời của Ích-chi-an khi cậu được bơi lội như một chú cá. Cậu tự do, thoải mái vượt hồ nước, tìm đến đại dương baoo la, tận hưởng cảnh biển tuyệt vời với những người bạn cá của mình.

Không gian

Trên tàu ngầm Nau-ti-lúx dưới đáy đại dương

Trong xưởng Sô-cô-la kì diệu của Quơn-cơ

Giữa đại dương bao la, rộng lớn

Thời gian

Một ngày trên tàu Nau-ti-lúx

 

Một ngày trên biển của Ích-chi-an

Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mở rộng thành phần được gạch chân trong các câu sau bằng cụm từ: 

a. Mưa rơi

b. Dưới gốc cây, những đứa trẻ đang nô đùa. 

Trả lời: 

a. Mưa xuân rơi rả rích trên những hàng cây xanh mơn mởn.

b. Dưới gốc cây thị trĩu quả, những đứa trẻ đang nô đùa.

Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khi viết đoạn văn tóm tắt văn bản, em cần lưu ý những điều gì?

Trả lời: 

Khi viết đoạn văn tóm tắt văn bản, em cần lưu ý những điều sau đây:

- Trình bày đầy đủ nhan đề và tên tác giả

- Trong quá trình tóm tắt cần lựa chọn các ý chính để trình bày

- Các ý nhỏ trình bày ngắn gọn, không dài dòng

- Sử dụng từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu

Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu hai bài học kinh ngiệm mà em rút ra sau khi thảo luận trong nhóm về một nhân vật gây tranh cãi (ví dụ: cách trình bày ý kiến, cách thuyết phục, tranh luận với bạn, ... ) 

Trả lời: 

- Bài học đầu tiên là về cách trình bày ý kiến: trước khi đưa ra một ý kiến, chúng ta nên tìm hiểu rõ và chuẩn bị sẵn những lí lẽ, bằng chứng về ý kiến của mình trước. Như vậy để trong quá trình mình trình bày, các bạn đặt câu hỏi thì ta có thể dễ dàng trả lời, giải thích ý kiến của mình một cách dễ hiểu nhất.

- Bài học thứ hai là về việc tranh luận với bạn: chúng ta nên sử dụng những câu nói giảm nói tránh khi phản bác lại ý kiến của bạn mình. Tránh phản bác lại trực tiếp sẽ rất dễ gây mất lòng thậm trí là tranh cãi gay gắt. Đặc biệt khi đặt câu hỏi, cần lựa chọn những câu hỏi sát với ý kiến của bạn để hỏi, tránh hỏi những câu không liên quan.

Câu 6 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Trí tưởng tượng có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Trả lời: 

Trí tưởng tượng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Trước hết, nó là động lực của sự phát triển khoa học công nghệ. Bởi rất nhiều phát minh ngày nay đều đã từng là một sự tưởng tượng của con người trong quá khứ như điện, bóng đèn… Không chỉ vậy, trí tưởng tượng giúp cho việc học tập của chúng ta trở lên hiệu quả hơn. Khi học sinh biến những suy nghĩ của mình thành sự thật thì nó trở thành sự sáng tạo của con người. Sự sáng tạo này sẽ giúp con người ngày càng phát triển đi lên và đạt được thành tựu tiến bộ trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy, tưởng tượng có vai trò to lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Mỗi người chúng ta, đừng ngần ngại mà hãy thỏa sức tưởng tượng và hãy thử nó nếu bạn muốn, bởi đâu ai biết được trong một tương lai không xa có thể cái bạn tưởng tượng sẽ trở thành hiện thực.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 67

Soạn bài Dòng “Sông Đen”

Soạn bài Xưởng Sô-cô-la

Soạn bài Trái tim Đan- kô

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 83

Soạn bài Một ngày của Ích- chi- an

Soạn bài Viết đoạn văn tóm tắt văn bản

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi

1 2642 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: