Soạn văn lớp 7 Ôn tập cuối học kì 2 (Chân trời sáng tạo)

Với các bài soạn văn lớp 7 Ôn tập cuối học kì 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp các em trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 5,643 28/01/2023
Tải về


Soạn văn lớp 7 Ôn tập cuối học kì 2

* Đọc và tiếng Việt 

Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chọn tên văn bản ở cột A phù hợp với thể loại tương ứng ở cột B: 

A

(Văn bản)

B

(Thể loại)

1. Đợi mẹ (Vũ Quần Phương)

a. Truyện khoa học viễn tưởng

2. Những kinh nghiệm dân gian về lao động, sản xuất.

b. Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống

3. Trò chơi cướp cờ (Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy)

c. Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

4. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)

d. Tục ngữ

5. Dòng “Sông Đen” (Giuyn Véc-nơ)

đ. Thơ trữ tình

Trả lời: 

1- đ

2- đ

3- c

4- b

5- a

Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dựa vào bảng sau, tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản theo các thể loại cụ thể: 

STT

Thể loại

Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu

1

Thơ trữ tình

 

2

Tục ngữ

 

3

Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

 

4

Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống

 

5

Truyện khoa học viễn tưởng

 

Trả lời: 

STT

Thể loại

Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu

1

Thơ trữ tình

- Hiểu được tâm tư, tình cảm của tác giả muốn truyền tải đến người đọc

- Xác định được biện pháp tu từ, vần và nhịp điệu của bài thơ

- Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ

2

Tục ngữ

- Xác định được những kinh nghiệm mà tác giả dân gian muốn truyền tải.

- Tránh nhầm lẫn giữa tục ngữ và thành ngữ

- Xác định nhịp điệu, vần và hình ảnh được sử dụng trong văn bản.

3

Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hoạt động

- Nắm được cấu trúc của một văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi, hoạt động gồm ba phần và nội dung chính của mỗi phần.

- Xác định được cách triển khai ý và thông tin trong văn bản

4

Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống

- Xác định đối tượng chính trong văn bản

- Xác định luận điểm chính, lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong văn bản

- Xác định được bài học nhận thức và hành động có thể rút ra từ văn bản.

5

Truyện khoa học viễn tưởng

- Nắm rõ được đề tài, cốt truyện, tình huống truyện, sự kiện, nhân vật và không gian, thời gian của truyện

- Tóm tắt được nội dung văn bản

- Hiểu được mong muốn của tác giả thông qua câu chuyện

Câu 3 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

a. Dựa vào bảng sau, hãy nêu tên các văn bản ở phần Đọc mở rộng theo thể loại trong học kì II theo đúng các thể loại:

Bài học

Thể loại

Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II)

6

Văn bản nghị luận

 

7

Văn bản thuộc thể loại khác

 

8

Văn bản thông tin

 

9

Truyện (bao gồm truyện khoa học viễn tưởng

 

10

Thơ trữ tình

 

b. Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê các văn bản đọc mở rộng ở học kì II theo yêu cầu của giáo viên và nêu bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc mà em đã thu nhận được qua việc đọc các văn bản ấy: 

Trả lời: 

Bài học

Văn bản mở rộng (Học kì II)

Bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng

6

 

 

7

 

8

 

9

 

10

 

 Trả lời:

a.

Bài học

Thể loại

Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II)

6

Văn bản nghị luận

Đừng từ bỏ cố gắng (Theo Trần Thị Cẩm Quyên)

7

Văn bản thuộc thể loại khác

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

8

Văn bản thông tin

Kéo co (Trần Thị Ly)

9

Truyện (bao gồm truyện khoa học viễn tưởng

Một ngày của Ích-chi-an (A-léc-xăng-đơ Rô-ma-nô-vích Bê-li-ép)

10

Thơ trữ tình

Mẹ (Đỗ Trung Lai)

b.

Bài học

Văn bản mở rộng (Học kì II)

Bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng

6

Đừng từ bỏ cố gắng (Theo Trần Thị Cẩm Quyên)

- Nắm rõ đặc trưng của các thể loại văn bản

- Xác định chủ đề và rút ra thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua mỗi văn bản

- Cách sử dụng từ ngữ đặc trưng cho mỗi loại văn bản

7

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

8

Kéo co (Trần Thị Ly)

9

Một ngày của Ích-chi-an (A-léc-xăng-đơ Rô-ma-nô-vích Bê-li-ép)

10

Mẹ (Đỗ Trung Lai)

Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc đoạn thơ sau: 

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. 

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. 

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ...

(Tế Hanh, Quê hương) 

a. Nhận xét cách gieo vần và ngắt nhịp của đoạn thơ. 

b. Xác định cảm xúc của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ. 

c. Nêu một nét độc đáo về biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. 

Trả lời: 

a. - Gieo vần: vần liền (sông-hồng, giang-làng)

- Ngắt nhịp: ¾

→ Nhận xét: Cách gieo vần và ngắt nhịp như vậy không chỉ tạo nhạc điệu cho lời thơ mà nó còn thể hiện rõ tình cảm của tác giả đối với quê hương một cách bình dị, chân thực.

b. Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua bài thơ là tình yêu quê hương tha thiết thể hiện qua những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp đặc trưng của quê hương. Đó là cánh buồm quê hương, biển quê hương mang theo sự gần gũi, thân thương và đầy trân trọng. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả, là tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.

c.

– Biện pháp tu từ: so sánh (chiếc thuyền-con tuấn mã, cánh buồm-mảnh hồn làng)

Tác giả đã hình tượng hóa các sự vật vô tri nơi quê hương mình, biến nó trở nên có hồn, tràn đầy sức sống. Đó là những chiếc thuyền cưỡi gió trên biển, là những cánh buồm mang đậm dấu ấn của quê hương, con người nơi đây. Tất cả đều làm nổi bật lên tình yêu quê hương sâu sắc qua việc lưu giữ những kí ức về những sự vật bình dị đời thường của tác giả.

Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Điểm chung về mục đích của văn bản Tự học – một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiền Lê) và Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) là gì? Để đạt được mục đích, các tác giả ấy đã sử dụng kiểu văn bản có đặc điểm gì?

Trả lời: 

- Điểm chung về mục đích của văn bản Tự học – một thủ vui bổ ích (Nguyễn Hiển Lê) và Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiểm) là khuyên chúng ta hình thành những thói quen tốt, có ích trong việc học tập và tiếp thu kiến thức đó là thói quen tự học và đọc sách đúng cách.

- Để đạt được mục đích ấy, tác giả đã sử dụng kiểu văn bản nghi luận về một vấn đề trong đời sống để đưa ra nhưng lí lẽ, bằng chứng xác thực thuyết phục người đọc.

Câu 6 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra đặc điểm của tục ngữ được thể hiện qua các câu sau: 

a. Cái răng, cái tóc là góc con người. 

b. Đói cho sạch, rách cho thơm. 

c. Một mặt người bằng mười mặt của. 

Trả lời: 

             Câu

Đặc điểm

a

b

c

Về hình thức

- Câu văn ngắn

- Sử dụng vần cách (cái-cái)

- Câu văn ngắn

- Sử dụng vần sát (sạch-rách)

- Câu văn ngắn

- Sử dụng vần cách (người-mười)

Về nội dung

Nhắc nhở chúng ta phải biết chăm chút cho hình thức bên ngoài bởi mỗi bộ phận trên cơ thể đều có thể nói lên tính cách, phẩm chất của con người đó.

Ông cha muốn nhắc nhở chúng ta dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải giữ được phẩm chất, tính cách ngay thẳng của mình.

Nhắc nhở chúng ta của cải vật chất chỉ là vật ngoài thân, con người mới là quan trọng, quý giá.

Câu 7 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Trò chơi cướp cờ và Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặt luật lệ trong trò chơi hay hoạt động? Để đạt được mục đích, hai văn bản ấy đã sử dụng cách triển khai thông tin như thế nào?

Trả lời: 

- Văn bản nói về một hoạt động, trò chơi cụ thể

- Các ý được chia rõ ràng bởi các đề mục được in đậm

- Nội dung đầy đủ từ chuẩn bị đến cách chơi hay cách thực hiện đều rõ ràng, rành mạch

- Xác định rõ mục đích, đối tượng

→ Để đạt được mục đích, hai văn bản ấy đã sử dụng cách triển khai thông tin linh hoạt bằng cách kết hợp giữa nhiều cách. Khi thì trình bày theo thứ tự xuất hiện của sự vật, khi lại trình bày theo mức độ quan trọng.

Câu 8 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra những dấu hiệu của truyện khoa học viễn tưởng (đề tài, cốt truyện, tình huống, nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian) được thể hiện qua văn bản Dòng “Sông Đen” (Giuyn Véc- nơ) và Xưởng Sô-cô-la (Rô- a Đan)

Trả lời: 

 

Dòng “Sông Đen”

Xưởng Sô-cô-la

Đề tài

Chuyến thám hiểm đại dương của nhóm người giáo sư A-rô-nắc trên tàu ngầm Nau-ti-lúx

Chuyến tham quan cậu bé Sác-li và bốn người bạn may mắn khác đến với nhà máy Sô-cô-la kì diệu của Quơn-cơ

Nhân vật

- Giáo sư A-rô-nắc

- Nét Len

- Công-xây

- Thuyền trưởng Nê-mô

- Sác-li và ông nội của cậu bé

- Quơn-cơ

- Bốn đứa trẻ khác và bố mẹ của chúng

- Các công nhân tí hon

Sự kiện

Nhóm người giáo sư A-rô-nắc gặp sự cố và được cứu bởi thuyền trưởng Nê-mô và họ có chuyến hành trình khám phá đáy biển tuyệt vời trên tàu ngầm Nau-ti-lúx

Năm cô cậu nhóc may mắn dành được tấm vé tham quan nhà máy Sô-cô-la của Quơn-cơ. Họ đã được chứng kiến một quy trình sản xuất sô-cô-la kì diệu, hoàn hảo. Cùng với đó là bắt gặp sự xuất hiện của công nhân tí hon khiến tất cả đều ngạc nhiên.

Không gian

Trên tàu ngầm Nau-ti-lúx dưới đáy đại dương

Trong xưởng Sô-cô-la kì diệu của Quơn-cơ

Thời gian

Một ngày trên tàu Nau-ti-lúx

 

Câu 9 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): So sánh các trường hợp dưới đây và lí giải sự khác biệt về ý nghĩa của chúng: 

a. (1) Bài văn này dở quá!

 (2) Bài văn này không được hay lắm!

b. (1) Anh ấy chạy rất nhanh. Chạy một trăm mét mà chỉ mất gần mười giây. 

(2) Anh ấy chạy nhanh như tên bay. Chạy một trăm mét mà chỉ mất mười giây. 

Xác định và nêu chức năng của các số từ có trong câu b. 

Trả lời: 

a. Câu thứ (1) thể hiện sự phủ định hoàn toàn, chê bai một cách trực tiếp. Nhưng trong câu thứ (2), từ “không được hay lắm” thể hiện sự nói giảm nói tránh. Xét về mặt ý nghĩa hai câu không có gì khác biệt, đều biểu thị sự chê bai. Nhưng về mặt biểu cảm thì câu thứ hai mang sắc thái nhẹ hơn, bớt tiêu cực hơn.

b. Câu thứ (1) thể hiện đầy đủ nội dung, người đọc có thể dễ dàng hiểu ý nghĩa tác giả muốn truyền tải. Nhưng câu thứ (2) hay hơn bởi nó miêu tả chi tiết hơn anh ấy chạy nhanh như thế nào, điều đó tạo điểm nhấn và gây ấn tượng cho người đọc hơn.

 Số từ được sử dụng là gần mười giây.

→ Chức năng: biểu thị số liệu gần chính xác, bổ sung thông tin cụ thể để chứng tỏ anh ấy chạy rất nhanh.

Câu 10 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: 

 (1) Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. (2) Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. (3) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. (4) Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tiếp hồ điệp

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam

a. Hãy xác định các phép liên kết trong đoạn trích trên. 

b. So sánh cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ: 

(1) Từ chỗ vệt rừng đó, chim cất cánh tua tủa bay lên. 

(2) Từ chỗ vệt rừng đen xa từ đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. 

c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ điệp” trong câu cuối có tác dụng gì?

d. Xác định nghĩa của từ “tua tủa” trong đoạn trích trên. Nghĩa của từ “tua tủa” trong ngữ cảnh này có gì giống và khác nghĩa trong từ điển? Hãy tìm các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”. 

Trả lời: 

a. Phép nối: Càng đến gần

    Phép liên tưởng: thiên nhiên (rừng đen, con sông, chim)

b. Câu thứ (1) đã biểu đúng nghĩa về nội dung nói đến nhưng chưa được rõ ràng chi tiết. Câu thứ (hai) tác giả miêu tả chi tiết hơn bằng cách mở rộng cụm từ, thể hiện rõ đàn chim trong rừng đen nhiều như thế nào.

Tác dụng: miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn trạng thái của sự vật, giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung.

c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ diệp” một lần nữa thể hiện sự nhiều vô kể, ồ ạt bay ra của đàn chim nơi rừng đen. Nó nhiều, bay ra toán loạn hệt như những con bướm bay ra đen kịt cả một vùng trời.

d. - Từ “tua tủa” ám chỉ những cánh chim nhọn, nhìn như những mũi tên đang dang rộng ra trên nền trời nơi rừng rú.

- Ngoài ra, trong từ điển, từ “tua tủa” còn có nghĩa là chỉ dáng chĩa ra không đều của vật liệu cứng, gây cảm giác sợ sệt.

- Các từ ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”: râu mọc tua tủa, lông mọc tua tủa, súng bắn tua tủa…

* Viết, nói và nghe

Câu 11 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Quy trình viết gồm có mấy bước? Người viết cần thực hiện những thao tác gì ở từng bước? Ý nghĩa của từng bước đối với quy trình tạo lập một bài viết là gì?

Trả lời: 

* Quy trình viết gồm 4 bước:

- Tìm hiểu trước khi viết

- Lập dàn ý chi tiết

- Viết bài hoàn chỉnh

- Kiểm tra lại lỗi chính tả, ngữ pháp

* Các thao tác cần thực hiện qua từng bước và ý nghĩa là

Bước 1: Tìm hiểu trước khi viết

- Xác định thể loại để viết

- Xác định mục đích viết, đối tượng người nghe

- Tìm hiểu các ý cần triển khai

→ Bước này nhằm tìm hiểu thông tin về chủ đề, xác định mục đích viết nhằm đưa ra được hướng triển khai hợp lí

Bước 2: Lập dàn ý chi tiết

- Sắp xếp các chi tiết tìm được theo thứ tự hợp lí

- Triển khai dàn ý thành ba phần: mở bài, thân bài, kết bài

- Viết hoàn chỉnh các ý tìm được

→ Tổng hợp lại các ý tìm được, bước đầu vạch ra các ý chính, ý nhỏ để xem xét trước khi viết. Đây là một bước tập dượt trước khi chuẩn bị viết.

Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh

- Sử dụng những ý từ dàn bài viết thành bài hoàn chỉnh

- Thêm ý (nếu cần), thêm từ nối và sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật

→ Bước này có ý nghĩa quan trọng nhất, quyết định đến sự hay, đúng, đủ của toàn bài văn. Không nên dùng nguyên những ý từ dàn ý, phần này cần triển khai rõ ràng và chi tiết hơn để tạo thành bài hoàn chỉnh.

Bước 4: Kiểm tra lại lỗi chính tả, ngữ pháp

- Đọc lại bài

- Sửa lại các lỗi chính tả, ngữ pháp (nếu có).

→ Bước cuối cùng trước khi nộp bài. Bước này giúp chúng ta kiểm tra lại bài một lần nữa, xem xét lại các ý và ngữ pháp trước khi nộp bài.

Câu 12 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lập bảng tóm tắt yêu cầu đối với các kiểu bài như văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (bài 6 và 7), và bài văn biểu cảm về con người (bài 10) . 

Trả lời: 

 

Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Bài văn biểu cảm về con người

Yêu cầu

- Nêu được vấn đề cần bàn luận

- Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

- Bố cục

+ Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy.

+ Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: khẳng định lại ý kiến, đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

 

- Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.

- Sử dụng ngôi thứ nhất

- Kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc.

- Bố cục bài viết gồm 3 phần:

Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.

Thân bài: biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người cần biểu lộ cảm xúc suy nghĩ, tính cách gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc cần biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn ra của sự việc.

Kết bài: khẳng định lại tình cảm và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 13 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Việc viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu gì?

Trả lời: 

Khi viết bản tường trình cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Về cấu trúc, văn bản cần đảm bảo các phần sau:

+ Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, đặc điểm, thời gian viết, tên văn bản, tóm tắt sự việc tường trình, người nhận tường trình

+ Phần nội dung tường trình: kể lại sự việc

+ Phần kết thúc: lời cam đoan và kí tên.

- Về nội dung, văn bản cần đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan, đề nghị của người viết.

+ Nội dung sự việc được tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra.

+ Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra.

Câu 14 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Sử dụng bảng dưới đây (kẻ vào vở) để tóm tắt nội dung bài viết trong mục Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản của bài 6: 

Phương diện tóm tắt

Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ

Vấn đề cần bàn luận

 

Ý kiến của người viết

 

Lí lẽ

 

Bằng chứng

 

Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung

 

Trả lời: 

Phương diện tóm tắt

Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ

Vấn đề cần bàn luận

Ý nghĩa của sự tha thứ

Ý kiến của người viết

- Tha thứ là sự rộng lượng, bỏ qua cho người khác khi họ mắc phải sai lầm.

- Tha thứ là một phẩm chất tốt, mỗi người chúng ta đều nên có nó.

Lí lẽ

- Lí lẽ 1: Sự tha thứ giúp cho tâm hồn con người được mở rộng, yêu thương nhiều hơn và bao dung với mọi người xung quanh.

- Lí lẽ 2: Sự tha thứ sẽ giúp ta quên đi quá khứ, tiến bước đến tương lai.

- Lí lẽ 3: Sự tha thứ góp phần xây dựng một xã hội trong sạch, vững mạnh và văn minh.

Bằng chứng

- Bằng chứng 1: Đặt nặng vấn đề của người khác thường khiến chúng ta phải suy nghĩ, khó xử. Thay vì thế hãy nghĩ thoáng hơn, khoan dung hơn và mở lòng mình với họ, ta sẽ thấu hiểu và đón nhận nó dễ hơn.

- Bằng chứng 2: Con người ai chẳng có sai lầm, không ai là hoàn hảo cả, chúng ta nên chấp nhận điều đó. Vậy nên thay vì cứ truy cứu về một sai lầm của ai đó, ta hãy động viên họ để họ tự sửa sai và lần sau không tái phạm nữa.

- Bằng chứng 3: Một xã hội văn minh là một xã hội không có thù hận, con người vui vẻ, chan hòa và chung sống hòa bình với nhau. Khi sự tha thứ được lan tỏa, sẽ không còn những thù hận, nổi giận, mọi sai lầm đều được hóa giải bằng sự vị tha giữa con người với con người. Như vậy, xã hội sẽ ngày càng trong sạch, con người càng phát triển hơn.

 

Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung

Dù vậy, trong xã hội ta vẫn bắt gặp những trường hợp không thể tha thứ được bởi sai lầm họ mắc phải là quá lớn và nó phải có hình phạt thích đáng. Trong trường hợp đó, ta vẫn sẽ phải có hình phạt thích đáng (giết người, cướp của…)

Câu 15 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lập dàn ý và viết đoạn mở bài cho hai trong ba đề dưới đây

Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà đã lâu em chưa gặp lại.

Đề 2: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về văn bản truyện em đã học.

Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.

Trả lời: 

Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt đã từ lâu em chưa gặp.

Bài dàn ý tham khảo

a. Mở bài:

- Trâm là người bạn yêu quý của em. Nhưng từ sau khi bạn ấy chuyển nhà, chúng em đã mất liên lạc với nhau.

- Vừa rồi, trong một buổi giao lưu giữa các trường học, em đã tình cờ gặp lại bạn.

b. Thân bài

* Giới thiệu hoàn cảnh

- Chúng em là bạn thân học cùng nhau 5 năm cấp 1

- Lên cấp hai, gia đình bạn ấy do có việc nên chuyển nhà gấp khiến em chưa kịp liên lạc với bạn

- Vừa rồi trong buổi triển lãm học tập giao lưu giữa các trường, chúng em có dịp gặp lại nhau.

- Chúng em đã ngồi lại với nhau, hỏi thăm nhau và cho nhau số để liên lạc

* Tình cảm của em dành cho bạn

- Chúng em đã học với nhau từ bé và có thể nói là vô cùng thân thiết

- Có gì hay, gì vui Trâm đều chia sẻ với em, điều đó khiến em rất hạnh phúc.

- Em còn nhớ có lần sinh nhật em, Trâm đã cất công đi mua một bộ truyện mà em rất thích nhưng chưa có dịp mua. Hôm ấy, bạn đấy đã phải sang tận tỉnh khác để mua nó. Nó đã khiến em rất cảm động và những tập sách đó em vẫn giữ gìn cẩn thận cho đến giờ.

- Chúng em thường học nhóm, đọc truyện, xem ti vi cùng nhau nên 2 đứa ngày càng thân hơn và gắn bó như chị em một nhà.

c. Kết bài.

- Dù không còn nhiều cơ hội gặp nhau nhưng tình bạn giữa em và Trâm là còn mãi, em sẽ không bao giờ quên thứ tình cảm tuyệt đẹp và ý nghĩa đấy.

* Mở bài:

Cuộc đời của mỗi người đáng trân trọng nhất là tình cảm. Bên cạnh tình cảm gia đình, tình yêu đáng kính, tình bạn cũng là thứ tình cảm khiến chúng ta khó quên. Đó là điều mà tôi cảm nhận được sau lần gặp lại người bạn thân đã lâu không gặp của tôi – Trâm.

Đề 2: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về văn bản truyện em đã học.

Bài dàn ý tham khảo

a. Mở bài

- Truyện ngụ ngôn luôn là một thể loại mà em yêu thích, em đã đọc rất nhiều và em ấn tượng nhất là truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

b. Thân bài

* Giới thiệu qua về truyện ngụ ngôn và truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

- Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân, xử thế, dùng loài vật, sự việc để nói về một quan điểm nhân sinh trong xã hội.

- Nội dung của truyện thường là phê phán thói hư tật xấu của con người, nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống.

- “Ếch ngồi đáy giếng” kể về một con ếch sống trong một cái giếng lâu ngày, nghĩ rằng trời chỉ nhỏ bằng cái vung và nó là chúa tể. Khi mưa đổ xuống, ếch ra khỏi giếng đi lại huênh hoang như một vị chúa tể và bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

* Cảm xúc của em đối với truyện “Ếch ngồi đáy giếng”

- Phê phán thói huênh hoang, chủ quan, không coi ai ra gì của con ếch: Do nó quá xem thường mọi thứ xung quang, luôn coi mình là nhất nên phải gánh chịu hậu quả là bị giẫm bẹp.

- Phê phán tầm hiểu biết hạn hẹp của con ếch: do sống trong môi trường trật hẹp, mỗi khi kêu thấy mấy con vật xung quang sợ hãi nên nó nghĩ mình là chúa tể, không coi ai ra gì.

- Bài học: Không để bị khuất phục bởi hoàn cảnh, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải học hỏi để mở mang kiến thức, tầm hiểu biết của bản thân. Tôn trọng mọi người và mọi thứ xung quang chúng ta.

c. Kết bài:

- Truyện đã dạy cho em một bài học triết lí nhân sinh sâu sắc về tầm quan trong của việc mở rộng tầm hiểu biết

* Mở bài

Xã hội ngày càng phát triển, mọi thứ đang thay đổi từng ngày và chóng mặt. Nếu chúng ta không kịp học hỏi, rèn luyện, mở mang tầm hiểu biết của bản thân sẽ rất dễ bị tụt hậu lại phía sau. Bài học đó ta có thể thấy rõ trong truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Đây cũng là một trong những truyện ngụ ngôn mà em yêu thích nhất.

Câu 16 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, để có một bài trình bày hấp dẫn, người nói cần lưu ý những điều gì?

Trả lời: 

Để có một bài trình bày hấp dẫn, người nói cần lưu ý những điều sau:

- Mở đầu cần có lời dẫn hấp dẫn bằng việc sử dụng những câu nói hay, hình ảnh minh hoa, cử chỉ…

- Trong quá trình nói cần tự tin và thi thoảng nên có sự tương tác với khán giả

- Các ý phải được triển khai rõ ràng, có câu nối, từ nối để tăng sự mạch lạc

- Kết thúc cần có lời cảm ơn sự chú ý lắng nghe của mọi người

- Phần hỏi đáp cần khéo léo, linh hoạt trong cách trả lời, tránh bác bỏ ý kiến của người khác một cách trực tiếp.

Câu 17 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tập trình bày các nội dung chính đã thực hiện ở câu 15. 

Trả lời: 

Ayn Rand – một nhà tiểu thuyết Mỹ từng nói: Hãy sống và hành động trong giới hạn của tri thức mình có và hãy mở rộng tri thức tới giới hạn của cuộc đời mình. Tri thức đối với con người là rất quan trọng. Nhưng nhiều người không nghĩ như vậy, vì vậy mới có truyện “Ếch ngồi đáy giếng” – một trong những truyện ngụ ngôn hay nhất và ý nghĩa nhất mà em từng đọc nói về tầm quan trọng của tri thức, sự hiểu biết.

Trước hết ta phải hiểu truyện ngụ ngôn là gì? Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân, xử thế, dùng loài vật, sự việc để nói về một quan điểm nhân sinh trong xã hội. Nội dung của truyện thường là phê phán thói hư tật xấu của con người, nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống.

Trong đó có truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, một câu chuyện kể về một con ếch sống trong một cái giếng lâu ngày, nghĩ rằng trời chỉ nhỏ bằng cái vung và nó là “chúa tể”. Khi mưa đổ xuống, ếch ra khỏi giếng đi lại huênh hoang như một vị “chúa tể” và bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Truyện phê phán thói huênh hoang, chủ quan, không coi ai ra gì của con ếch. Do nó quá xem thường mọi thứ xung quanh, luôn coi mình là nhất nên phải gánh chịu hậu quả là bị giẫm bẹp. Đồng thời, truyện cũng phê phán tầm hiểu biết hạn hẹp của con ếch. Bởi nó sống trong môi trường trật hẹp, mỗi khi kêu thấy mấy con vật xung quang sợ hãi nên nó nghĩ mình là chúa tể, không coi ai ra gì.

Truyện đã để lại một bài học đắt giá cho chúng ta. Đó là không để bị khuất phục bởi hoàn cảnh, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải học hỏi để mở mang kiến thức, tầm hiểu biết của bản thân. Tôn trọng mọi người và mọi thứ xung quang chúng ta.

Câu chuyện đã dạy cho em một bài học triết lí nhân sinh sâu sắc về tầm quan trong của việc mở rộng tầm hiểu biết, mở mang tri thức. Trên đây là phần trình bày của em về văn bản truyện mà em yêu thích, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để bài nói của em đươc hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Bài 6: Hành trình tri thức (nghị luận xã hội)

Bài 7: Trí tuệ dân gian (tục ngữ)

Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt (văn bản thông tin)

Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng (Truyện khoa học viễn tưởng)

Bài 10: Lắng nghe trái tim mình (thơ)

1 5,643 28/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: