Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trang 17 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 67301 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

* Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sốngthuộc thể nghị luận xã hội. Trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. 

* Yêu cầu đối với kiểu bài

- Nêu được vấn đề cần bàn luận

- Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

- Bố cục

+ Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy.

+ Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: khẳng định lại ý kiến, đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Văn bản: Ý nghĩa của sự tha thứ

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Tác giả viết bài văn này nhằm mục đích gì?

Trả lời: 

Tác giả viết bài văn này nhằm mục đích giúp người đọc thấy được vai trò thiết yếu của tha thứ trong cuộc sống.

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đây là bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống?

Trả lời: 

Những dấu hiệu giúp em nhận ra đây là một bài văn nghi luận đời sống:

- Bài văn luận về sự tha thứ trong đời sống

- Lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng gắn liền với những dẫn chứng rất gần gũi

- Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề bàn luận

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài viết đã đưa ra ý kiến, lí lẽ, bằng chứng nào về sự tha thứ?

Trả lời: 

- Ý kiến:

“Sự tha thứ là món quà quý giá mà chúng ta tặng cho người khác và cho chính mình.”

- Lí lẽ:

“Sự tha thứ tạo cơ hội cho con người sửa chữa lỗi lầm. Bởi vì không ai có thể tránh khỏi những lầm lạc, cho một…, từ đó dần hoàn thiện bản thân.”

- Bằng chứng:

 “ Trai giam Gia Trung ( Gia Lai) đã tổ chức phong trào viết thư với chủ đề “ Gửi lời xin lỗi” hay danh ngôn của nhà văn Wiliam Arthur Ward cho rằng: “ Cuộc sống không có sự tha thứ chỉ là tù ngục”.

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Xác định đoạn văn có chức năng giải thích và đoạn văn có chức năng bổ sung, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh

Trả lời: 

- Đoạn văn có chức năng giải thích: Đoạn 2. Đoạn 3.

- Đoạn văn có chức năng bổ sung xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh: đoạn 4, đoạn 5.

Câu 5 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ở phần kết bài, tác giả đã đề xuất giải pháp gì? Theo em, giải pháp đấy có hợp lí, khả thi hay không?

Trả lời: 

- Ở phần kết bài, tác giã đã đề xuất giải pháp:

+ Học cách tha thứ bằng việc đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu nguyên nhân, và hoàn cảnh mắc sai lầm của họ.

+ Hãy viết thư cho những người từng mắc lỗi với bạn để thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương.

- Theo em, giải pháp đó hoàn toàn hợp lý và khả thi bởi qua những cách làm như vậy, chúng ta sẽ có cơ hội hiểu nhau hơn, và có thể lý trí hơn trong việc kiểm soát cảm xúc khi người khác mắc sai lầm với bạn.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Trả lời:

Bài viết tham khảo

Xã hội ngày càng phức tạp, con người cũng vì thế mà càng trở lên phức tạp khiến chúng ta khó phân biệt ai đúng, ai sai, ai tốt, ai xấu. Một mối nguy hại về nhân cách con người đã và đang tồn tại trong xã hội và ngày càng phổ biến đó là “đạo đức giả”.

Vậy trước hết ta phải hiểu “đạo đức giả” là gì? “Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường. Đáng sợ hơn là nó thường nấp sau dáng vẻ tử tế, hào nhoáng của con người khiến chúng ta khó phân biệt đươc. Những người như vậy họ thường dùng sự tử tế, sự tươi cười, vỗn vã với những người khác, che dấu đi bản chất, con người thật của họ một cách hoàn hảo nhất. Và chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài đó. Nó như trở thành một căn bệnh “chết người” ăn mòn nhân cách và đạo đức của con người.

Bởi vậy, đạo đức giả mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho con người và xã hội. Trước hết ở bản thân người đó, họ sống giả dối, đánh lừa mọi người xung quanh bằng vẻ ngoài hào nhoáng của mình và dần họ sẽ đánh mất chính mình. Niềm tin của họ với mọi người xung quanh cũng sẽ biến mất bởi thật khó để tin tưởng một người luôn lừa dối mình. Đối với xã hội, thói đạo đức giả sẽ làm lẫn lộn các giá trị đạo đức và làm xã hội trở lên phức tạp. Biết bao nhiêu người vì tin vào lòng tốt của người khác mà rước họa vào thân. Nó khiến cho xã hội trở lên không còn an toàn và con người cũng trở lên ngờ vực, khó tin tưởng nhau. Thật khó có thể tưởng tượng nổi sẽ thế nào nếu sống trong một xã hội con người luôn ngờ vực, lừa gạt nhau?

Vì vậy, để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp, chúng ta – nhưng người sống trong xã hội phải luôn biết trau dồi nhân cách của bản thân, kiên quyết đấu tranh chống lại thói đạo đức giả, góp phần xậy dựng một xã hội trong sạch và đáng tin cậy hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 5

Soạn bài Tự học - một thú vui bổ ích

Soạn bài Bàn về đọc sách

Soạn bài Tôi đi học

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 14

Soạn bài Đừng từ bỏ cố gắng

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Soạn bài Ôn tập trang 26

1 67301 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: