Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử trang 45 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 8,189 05/12/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

* Một số điểm cần lưu ý khi viết văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

Bài văn kể lại sự việc kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là kiểu văn bản thuật lại nhằm giúp người đọc hiểu về một sự việc, qua đó hiểu được nhân vật/sự kiện lịch sử liên quan.

- Sự kiện được kể lại trong văn bản là sự kiện có thật và liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Sử dụng lời kể chuyện ngôi thứ nhất để thuật lại sự việc theo trình tự hợp lý.

- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/sự kiện.

- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết.

- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lý, tự nhiên.

- Bố cục cần đảm bảo:

Mở bài: giới thiệu về sự việc có liên quan đến sự kiện/nhân vật lịch sử.

Thân bài: thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật/sự kiện lịch sử; kết hợp kể chuyện, miêu tả.

Kết bài: khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Văn bản: Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)Đoạn mở bài đã nêu được sự việc gì liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử được thuật lại?

Trả lời: 

Sự việc liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử được thuật lại đó là tên sưj việc, không gian và thời gian diễn ra.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần thân bài, người viết đã thuật lại sự việc, sự kiện gì?

Trả lời: 

Phần thân bài, người viết đã thuật lại sự việc, sự kiện sau:

- Miêu tả lại không khí, cảnh vật nơi thờ Nguyễn Trung Trực.

- Kể về cuộc đời cùng với những thành tự Nguyễn Trung Trực đã đạt được khi tại thế.

- Kể về các hoạt động giao lưu, văn hóa diễn ra tại đây.

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Người viết có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện không?

Trả lời: 

Người viết có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện.

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nội dung đoạn kết bài là gì ?

Trả lời: 

Đoạn kết nêu cảm nhận của tác giả, khẳng định lại công lao to lớn của Nguyễn Trung Trực đối với đất nước.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

Bài viết tham khảo

Tháng tư vừa rồi, trường em có tổ chức một buổi tham quan nằm trong chuỗi hoạt động ngoại khóa của trường. Điểm đến lần này là Đền Hùng tại Việt Trì-Phú Thọ. Đây là nơi thờ phụng các đời Vua Hùng và tôn thất của nhà vua. Nơi đây gắn với Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Đây là một dịp để thế hệ con cháu đến viếng đền, tưởng nhớ đến những người đã có công dựng nước.

Em đã được nghe nhiều câu chuyện về các Vua Hùng qua các sự tích nổi tiếng như Sự tích bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh… và thấy được sự uy nghiêm và trí tuệ của các vị vua. Điều đó khiến tôi càng mong đợi chuyến đi này hơn.

Dưới chân núi là khung cảnh uy nghiêm, hùng vĩ của núi Nghĩa Lĩnh với rừng cây và sương mù bao phủ. Nơi thờ các vị vua được đặt trên núi với ba đền chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền Hạ tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Đền Trung là nơi các vị vua họp bàn chính sự. Đền Thượng là lăng thờ Hùng Vương thứ sáu. Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Trước khi đi tham quan các đền, chúng tôi được làm lễ dâng hương và nghe diễn thuyết về các vị Vua Hùng. Không khí trang nghiêm, hào hùng ấy khiến tôi không khỏi tự hào về lịch sử dân tộc mình. Họ đã dựng nước, giữ nước để đời sau con cháu được hưởng thụ nền độc lập, hòa bình ấy. Và nay chúng em đến đây để thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng của mình đối họ, thể hiện đúng truyền thống đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Họ đã gây dựng nền móng cho nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa hiện tại và chúng em đều biết ơn điều đấy.

Sau đó, chúng em được đi thăm các đền thờ vua trên núi. Cách trang trí, sắp xếp các di vật  đều được bố trí một cách ngay ngắn, trang nghiêm. Em ấn tượng với tấm bia ở đền Hạ khắc dòng chữ của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước.” Nó như một lời hứa hẹn Bác thay thế hệ trẻ nói lên trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.

Đó thực sự là một chuyến đi đầy bổ ích và ý nghĩa. Mặc dù nó chỉ kéo dài trong một buổi sáng ngắn ngủi nhưng nó đã giúp em hiểu ra trách nhiệm của mình đối với đất nước. Phải biết kính trọng, biết ơn thế hệ đi trước đặc biệt là các vị Vua Hùng và phải ghi nhớ:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 32

Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp

Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo

Soạn bài Biết người, biết ta

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41

Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

Soạn bài Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe

Soạn bài Ôn tập trang 53

1 8,189 05/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: