Soạn bài Dòng “Sông Đen” trang 68 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Dòng “Sông Đen” Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 11,668 26/10/2022
Tải về


Soạn bài Dòng “Sông Đen”

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó. 

Trả lời: 

Trải nghiệm ở trong phòng khách của một tàu ngầm và được lặn xuống đáy biển là một trải nghiệm tuyệt vời. Từ trong khoang tàu, em có thể nhìn thấy một đại dương rộng lớn đang bao quanh em. Những đàn cá bơi tung tăng theo nhau tạo thành một đàn cá lớn như những đám mây màu đen kịt. Những rặng san hô, hải quỳ với đầy đủ màu sắc uốn mình theo dòng nước cũng giống như cây trên cạn đang uốn mình theo hướng gió thổi. Xa xa em có thể thấy một chú cá mập, dường như chú đang tìm kiếm con mồi cho bữa ăn của mình. Ngước lên trên, em có thể thấy đàn cá heo đang tung tăng bơi gần mặt nước, chúng nô đùa với nhau giữa đại dương tự do, mênh mông. Khung cảnh dưới biển thật tuyệt vời, mọi sinh vật như đang tràn đầy sức sống, tự do bơi lội trong một không gian rộng lớn, vô tận.

* Trải nghiệm cùng văn bản 

1. Suy luậnDựa vào hành trình mà giáo sư A- rô- nắc đã kể, em hãy giải thích tại sao tác giả lại đặt tên chương này là Dòng “Sông Đen”?

Trả lời: 

Bởi chuyến hành trình Tàu Nau-ti-lúc chạy theo một hải lưu có tên là Gơn-xtơ-rim, dòng hải lưu có tên tiếng Nhật là “Sông Đen”.

2. Theo dõiQua 5 lượt thoại giữa giáo sư A- rô- nắc và Nét Len, em thấy họ có ý kiến như thế nào về thuyền trưởng Nê- mô và việc ở lại con tàu Nau- ti- lơtx?

Trả lời: 

Qua 5 lượt thoại giữa giáo sư A-rô-nắc và Nét Len, em thấy họ nghĩ thuyền trưởng Nê-mô là một người bí ẩn, hầu như chẳng ai biết ông đấy là ai và đến từ đâu và việc ở lại con tàu Nau-ti-lơtx khiến họ cảm thấy lo lắng, hoang mang.

3. Theo dõiXác định những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu Nau- ti- lơtx

Trả lời: 

- Nước biển chan hòa ánh điện

- Cái dịu dàng của màu sắc, của ánh sáng lung linh trong nước biển trong vắt từ đáy lên

- Những ô cửa ở hai bên phồng khách nhìn đáy biển mênh mông

- Ta cố cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ

4. Tưởng tượngEm hình dung như thế nào để về cảnh được miêu tả trong đoạn này?

Trả lời: 

Em hình dung đó là một khung cảnh với tuyệt đẹp với nhiều loài cá, nhiều màu sắc khác nhau đang bợi lội tự do xung quanh con tàu. Đó là vẻ đẹp của tự nhiên, vẻ đẹp của đại dương bao la.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính Dòng “Sông Đen”: Văn bản kể về một ngày trên tàu Nau-ti-lúx của A-rô-nắc, Công-xây, Nét Len.

Soạn bài Dòng Sông Đen | Hay nhất Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Văn bản viết về đề tài gì?

Trả lời: 

Đề tài của văn bản trên: chuyến phiêu lưu, thám hiểm.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định tình huống, nhân vật, không gian, thời gian trong văn bản. 

Trả lời: 

- Tình huống: giáo sư A-rô-nắc, cùng Công-xây, Nét Len được tàu ngầm Nau-ti-lúc cứu sống và họ cùng đồng hành với con tàu đó dưới lòng biển.

- Nhân vật: thuyền trưởng Nê-mô, giáo sư A-rô-nắc, cùng Công-xây, Nét Len.

- Không gian: trong tàu ngầm Nau-ti-lúc dưới đáy biển.

- Thời gian: một ngày trong chuyến hành trình.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Liệt kê những sự kiện chính xảy ra với nhân vật giáo sư A-rô-nắc trong văn bản. 

Trả lời: 

- Suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc về thuyền trưởng Nê-mô

- Cuộc hội thoại giữa giáo sư với Nét và Công-xây

- Cảm nhận về khung cảnh tuyệt đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu Nau-ti-lúc.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tác giả để cho giáo sư A-rô-nắc và Nét Len tranh luận về vấn đề gì? Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả không? Vì sao?

Trả lời: 

- Tác giả để cho giáo sư A-rô-nắc và Nét Len tranh luận về thuyền trường Nê-mô và thảo luận về ý định chạy trốn của Nét Len

- Em đồng ý với cách giải quyết mẫu thuẫn giữa hai nhân vật này vì giáo sư A-rô-nắc đã rất khéo léo trong việc trả lời câu hỏi của Nét, đồng thời ông cũng gợi mở ra một suy nghĩ mới cho Nét để anh quên đi ý định chạy trốn của mình.

Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm trong văn bản một số chi tiết về nhân vật Nê-mô và điền vào cột thứ 2 của bảng sau (làm vào vở):

Nhân vật Nê- mô

Biểu hiện qua các chi tiết

Cử chỉ, hành động của Nê- mô

 

Thái độ của A- rô- nắc về Nê- mô

 

Thái độ của Công- xây về Nê- mô

 

Thái độ của Nét len về Nê- mô

 

Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Nê- mô?

Trả lời: 

Nhân vật Nê-mô

Biểu hiện qua các chi tiết

Cử chỉ, hành động của Nê-mô

- Thuyền trưởng Nê-mô cáo từ rồi đi ra

- Ông ta tiếp đón chúng tôi một cách lạnh lùng nhưng vẫn chu đáo

- Chưa lần nào ông ta bắt tay tôi. Cũng chưa lần nào đưa tay cho tôi bắt.

- Ông ta không đến

Thái độ của A-rô-nắc về Nê-mô

- Liệu sau này tôi có biết được quốc tịch của con người bí ẩn đã từ bỏ Tổ quốc mình không?

- Cái gì đã khiến ông ta căm ghét loài người, một lòng căm ghét, khao khát trả thù.

- Số phận đã ném tôi lên tàu của ông ta, tính mệnh tôi nằm trong tay ông ta.

- Tôi nói lại với Nét tất cả những gì tôi biết, đúng hơn là những gì tôi không biết.

- Bây giờ tôi đã hiệu được cuộc sống của con người này.

Thái độ của Công-xây về Nê-mô

- Ông ta là một trong số những nhà bác học không được thừa nhận, là một thiên tài “bị người đời hắt hủi”

Thái độ của Nét Len về Nê-mô

- hỏi han tôi về cuộc gặp gỡ vừa qua với thuyền trưởng Nê-mô

- Tôi chẳng nghe, chẳng thấy gì cả… Thậm chí chẳng thấy một bóng thủy thủ nào.

→ Nhận xét nhân vật Nê-mô: là một người thần bí, lạnh lùng và khó gần, mang trong mình nhiều bí mật nhưng lại rất chu đáo. Dường như ông hiểu biết rất rõ về đại dương.

Câu 6 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tóm tắt nội dung văn bản: 

Trả lời: 

Sau cuộc nói chuyện với thuyền trưởng Nê-mô đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ về con người bí ẩn này. Cùng với sự chỉ dẫn của Nê-mô đã giúp tôi hiểu thêm về đại dương bao la. Sau đó, tôi nói chuyện cùng Công-xây và Nét Len. Khi cuộc tranh luận của tôi và Nét lên đỉnh điểm, một khung cảnh tuyệt vời đột nhiên xuất hiện qua cửa kính của tàu ngầm. Đó là khung cảnh tuyệt đẹp với nhiều loài cá khác nhau đang bơi lội tự do giữa làn nước trong xanh của đại dương. Mọi người đều ngắm nhìn khung cảnh đó một cách say sưa. Rồi phòng khách bỗng bật sáng, mọi người quay lại hoạt động của mình.

Câu 7 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Tàu Nau ti-lơtx được điều khiển hoàn toàn bằng điện năng, trong khi vào thời điểm tác phẩm ra đời, điện năng chưa phải là năng lượng chủ yếu trong công nghiệp. Tàu Nau-ti-lơtx có thể lặn xuống bất cứ độ sâu nào mà không bị vỡ kính. 

Những khả năng vượt trội như vậy của tàu Nau-ti-lơtx giúp em hiểu thêm điều gì về đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng?

Trả lời: 

Theo những khả năng vượt trội như vậy của tàu Nau-ti-lơtx, em cảm thấy trí tưởng tượng của con người là không giới hạn. Nó có thể là những cái đi trước cả một thời đại hay thậm chí là không thể thực hiện. Truyện khoa học viễn tưởng nói về sự tồn tại của các công nghệ liên quan đến khoa học nhưng chưa được khoa học chứng minh hoặc chưa tồn tại tại thời điểm đó. Đồng thời qua đó thể hiện mong muốn tạo ra những phát minh công nghệ vĩ đại – những cái được coi là không tưởng của con người.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 67

Soạn bài Xưởng Sô-cô-la

Soạn bài Trái tim Đan- kô

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 83

Soạn bài Một ngày của Ích- chi- an

Soạn bài Viết đoạn văn tóm tắt văn bản

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi

Soạn bài Ôn tập trang 95

1 11,668 26/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: