Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 30 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 30 Tập 1 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 6,859 24/10/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 30 Tập 1

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây (làm vào vở):

                                   Văn bản

Phương diện so sánh

Lời của cây 

Sang thu 

Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

 

 

Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

 

 

Trả lời: 

                                   Văn bản

Phương diện so sánh

Lời của cây 

Sang thu 

Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Đều thể hiện cảm xúc của tác giả đối với thiên nhiên, cảnh vật.

- Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ

- Sử dụng thể thơ bốn chữ

Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Nội dung: trân trọng sự sống của sinh vật

 

 

- Thông điệp: phải biết trân trọng mọi sự sống xung quanh chúng ta như trân trọng sự sống của hạt mầm nhỏ bé vậy.

- Nội dung: cảm xúc của tác giả trước thời khắc giao mùa

- Thông điệp: thiên nhiên, cảnh vật đẹp như vậy, chúng ta phải biết trân trọng, nâng niu nó. Đồng thời phải biết cảm nhận qua nhiều khía cạnh để thấy được vẻ đẹp của nó.

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau:

Chừng như thu ngấp nghé

Trong hương vườn đâu đây

Khói lam chiều rất nhẹ

Sông vừa vơi vừa đầy

(Tạ Hữu Yên, Sang mùa)

Trả lời: 

- Thể thơ: 5 chữ

- Ngắt nhịp: Sử dụng nhịp 3/2

- Gieo vần chân (nghé - nhẹ, đây - đầy)

→ Nhận xét: việc sử dụng thể thơ, ngắt nhịp và gieo vần không chỉ tạo nên tính nhạc cho lời thơ mà còn thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả.

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Đọc đoạn văn sau và cho biết có thể lược bỏ ba từ được gạch dưới không. Vì sao? 

“Lần ấy, khi con voi xuống làng thì người quản tượng không còn nữa. Không thấy ông ra đón ở đầu làng, con voi rảo bước về nhà. Nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rì mãi mà vẫn không thấy người quản tượng đi ra.”

(Vũ Hùng, Phía tây Trường Sơn)

Trả lời: 

Không thể lược bỏ ba từ gạch chân bởi vì nếu lược bớt đi nghĩa của câu sẽ thay đổi, không thể truyền tải đúng nội dung mà tác giả muốn nói đến.

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ? 

Trả lời: 

Khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ cần phải:

- Chọn tiêu đề phù hợp

- Sử dụng cách ngắt nhịp hợp lý

- Sử dụng đa dạng biện pháp tu từ

- Thể hiện tình cảm của mình vào bài thơ

Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Hãy chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó.

Trả lời: 

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ bốn chữ mà em yêu thích và bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu. Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc hồn nhiên, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Em rất khâm phục chú bé bởi ở cái tuổi ăn, tuổi lớn ấy, đáng nhẽ chú phải nhận được sự vui chơi, hồn nhiên cùng bạn bè đồng trang lứa. Nhưng không, chú đã dũng cảm tham gia làm liên lạc trong thời điểm chiến tranh khốc liệt. Mặc dù cuối cùng chú đã hy sinh trên đường đi làm nhiệm vụ nhưng chú vẫn luôn sống mãi trong lòng người đọc như một chiến sĩ thực thụ. Bài thơ không chỉ cho em thấy sự khốc liệt của chiến tranh mà nó còn khiến em thêm yêu quý, trân trọng cuộc sống hiện tại hơn bởi có được như ngày hôm nay chúng ta đã phải đánh đổi bằng mạng sống của rất nhiều người. Và chú bé Lượm sẽ là một trong số đó. Tinh thần dũng cảm, sự thông minh và lòng yêu nước của Lượm sẽ là tấm gương để thế hệ trẻ Việt Nam học tập và noi theo.

Câu 6 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Vì sao khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khoá, các kí hiệu và sơ đồ? 

Trả lời:

Khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ vì như vậy nội dung sẽ trở nên ngắn gọn, súc tích, giúp người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin.

Câu 7 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Trả lời: 

Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận giới tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Bởi quan sát, lắng nghe sẽ giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới. Từ đó giúp ta cảm nhận thế giới tự nhiên một cách sâu sắc và thêm yêu cuộc sống hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 10

Soạn bài Lời của cây

Soạn bài Sang thu

Soạn bài Ông Một

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18

Soạn bài Con chim chiền chiện

Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Soạn bài Tóm tắt ý chính do người khác trình bày

1 6,859 24/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: