Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 26 Tập 2 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 26 Tập 2 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 5,612 25/10/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 26 Tập 2

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Trình bày các đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống. 

Trả lời: 

Đặc điểm của văn bản nghị luận nghị luận về một vấn đề trong đời sống:

- Thuộc loại văn nghị luận xã hội

- Người viết đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

- Lý lẽ, dẫn chứng rõ ràng, phục vụ làm rõ chủ đề văn bản

- Bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Tóm tắt ý kiến, lí lẽ bằng chứng và mục đích của ba văn bản đã học bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở): 

Văn bản

Ý kiến

Lí lẽ và bằng chứng

Mục đích viết

Tự học – một thú vui bổ ích

 

 

 

Bàn về đọc sách

 

 

 

Đừng từ bỏ cố gắng

 

 

 

Trả lời: 

Văn bản

Ý kiến

Lí lẽ và bằng chứng

Mục đích viết

Tự học – một thú vui bổ ích

- Ý kiến 1: Cái thú tự học cũng giống như cái thú đi chơi bộ ấy.

- Ý kiến 2: Tự học tạo sự tự do

- Ý kiến 3: Tự học là một phương thuốc trị bệnh âu sầu.

- Lí lẽ 1: Tự học cũng như một cuộc du lịch.

Bằng chứng  1: du lịch trí óc…thế giới mênh mông

- Lí lẽ 2: muốn đi đâu thì đi, ngững đâu thì ngừng

Bằng chứng 2: Bạn thích cái xã hội đời Dường bên Trung Quốc…hóm hỉnh hoặc thi vị.

- Lí lẽ 3: những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khỏe mạnh hơn những bệnh nhân khác.

Bằng chứng 3: Nhiều bác sĩ Anh và pháp…có lí.

Khuyến khích thói quen tự học đối với mọi người.

Bàn về đọc sách

- Ý kiến 1: tầm quan trọng của đọc sách

- Ý kiến 2: đọc sách không dễ

- Lí lẽ 1: học vấn không chỉ là chuyên đọc sách… toàn nhân loại.

Bằng chứng 1: Mỗi loại học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.

- Lí lẽ 2:

+ Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.

+ Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.

Bằng chứng:

+ Các tác gỉa Trung Hoa thời cổ đại… cả đời dùng không cạn

+ Bất cứ lĩnh vực học vấn nào… mấy nghìn quyển.

Phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách và đưa ra những lưu ý giúp mọi người đọc sách hiệu quả hơn.

Đừng từ nỏ cố gắng

- Ý kiến: việc kiên trì để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng.

 

- Lí lẽ:

+ Cuộc sống thăng trầm như một bản hòa ca, không phải luucs nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công.

+ có những thành công bắt đầu từ thất bại, khó khăn hàng vạn lần.

- Bằng chứng

+ Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.

+ Chẳng hạn như Thô-mát Ê-đi-sơn, Ních Vu-chi-xích.

Khích lệ tinh thần mọi người đừng bao giờ dễ dàng từ bỏ mục tiêu, lý tưởng của chính mình, cho dù có khó khăn ra sao thì chúng ta nên dũng cảm đối mặt và vượt qua nó.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý đến điều gì? Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết

Trả lời: 

- Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý;

+ Bố cục đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

+ Luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, rõ ràng

+ Lập luận chặt chẽ

+ Cần đưa ra nhận định của mình về vấn đề, hiện tượng đời sống được nêu ra trong bài.

- Kinh nghiệm của em sau khi viết:

+ Nên lựa chọn những chủ đề gần gũi với đời sống hàng ngày

+ Lập dàn ý chi tiết trước khi viết bài hoàn chỉnh

+ Dẫn chứng cần rõ ràng, phục vụ làm rõ chủ đề

+ Đọc, kiểm tra lại chính tả, ngữ pháp sau khi viết xong

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Em hãy trình bày những phép liên kết đã học trong bài. 

Trả lời: 

- Phép lặp từ: lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước

- Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

- Phép liên tưởng: sử dụng ở câu đứng trước các từ cùng liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi thực hiện bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.

Trả lời: 

Những kinh nghiệm của em sau khi thực hiện bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống là:

- Lựa chọn cách mở đầu quấn hút bằng cách sử dụng câu nói ấn tượng, hình ảnh…

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc các ý

- Nêu rõ quan điêm của mình về vấn để được bàn luận

- Sau khi trình bày, lắng nghe câu hỏi và nhận xét của cô và các bạn về bài viết.

- Nếu có ý kiến phản bác lại cần tôn trọng ý kiến đó và phản biện lại khéo léo.

Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Em hãy lập kế hoạch để thực hiện một mục tiêu học tập do mình đề ra, dựa vào mẫu sau (em có thể trang trí cho đẹp và để ở góc học tập mình)

KẾ HOẠCH HỌC TẬP

Môn học:

Mục tiêu tôi muốn đạt được:

Kế hoạch thực hiện:

Thời gian

Những việc cần làm

Cách thức thực hiện

Kết quả cần đạt

Từ…đến

...

...

...

Từ…đến

...

...

...

...

...

...

...

Trả lời:

KẾ HOẠCH HỌC TẬP

Môn học: Ngữ Văn

Mục tiêu tôi muốn đạt được: Nắm vững kiến thức của bài 1

Kế hoạch thực hiện: 2 ngày (thứ Bảy và Chủ Nhật)

Thời gian

Những việc cần làm

Cách thức thực hiện

Kết quả cần đạt

 Thứ Bảy

- Xem lại 4 bài đọc hiểu: Tự học – một thú vui bổ ích, Bàn về đọc sách, Tôi đi học, Đừng từ bỏ cố gắng.

- Đọc lại văn bản

- Tự trả lời câu hỏi

- Xem lại phần cô đã giảng

Nắm rõ nội dung, mục đích của văn bản.

Chủ Nhật

- Xem lại phần tiếng Việt

- Viết văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

- Thực hành trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.

- Làm lại bài tập trong sách.

- Lập dàn ý và viết một bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (chủ đề tự chọn).

- Tự thực hành nói trước gương hoặc nhờ một ai đó nghe mình trình bày và góp ý.

- Hiểu rõ các liên kết trong văn bản.

- Nắm rõ được kĩ năng viết bài, lập dàn ý.

- Nâng cao kỹ năng trình bày, lắng nghe và phản biện khi trình bày bài nói.

Câu 7 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Hãy trình bày ý nghĩa của tri thức đối với cuộc sống của chúng ta.

Trả lời: 

Tri thức có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ giúp chúng ta đối nhân xử thế đúng cách mà nó còn là thước đo đánh giá con người. Đồng thời, nó giúp chúng ta tự hoàn thiện bản thân từ việc khắc phục sai lầm của bản thân đến biết cách phân biệt đâu là cái tốt, cái xấu trong xã hội. Sự hiểu biết của con người là vô hạn, tri thức cũng vậy, nó giúp nâng tầm hiểu biết của chúng ta và giúp đỡ ta rất nhiều trong cuộc sống. Đặc biệt khi thế giới đang ở trong thời kì của nền kinh tế tri thức, tri thức ngày càng trở lên quan trọng, góp phần xây dựng một nền kinh tế phát triển, một xã hội văn minh, con người tiến bộ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 5

Soạn bài Tự học - một thú vui bổ ích

Soạn bài Bàn về đọc sách

Soạn bài Tôi đi học

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 14

Soạn bài Đừng từ bỏ cố gắng

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

1 5,612 25/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: