Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 22 (Chân trời sáng tạo)

Với soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 12,509 05/12/2022
Tải về


Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

* Một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ

- Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận, ... của người viết về cuộc sống. 

- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống. 

- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị. - Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. 

- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản. 

- Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại.

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Văn bản: Nắng hồng (Bảo Ngọc) 

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 

Trả lời: 

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật nào?

Trả lời: 

Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và các biện pháp tu từ:

- Hình ảnh: Cây khoác - áo nâu, Áo trời - xám ngắt, Lối quê - gió lạnh,...

- Các biện pháp: nhân hóa, so sánh.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Vì sao khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hoá, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng? 

Trả lời: 

Khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng vì: nhân hóa là nhân cách hóa sự vật, hiện tượng, khiến nó gần gũi hơn. So sánh là làm sinh động sự vật hiện tượng đồng thời giúp cho việc hình dung dễ dàng hơn.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Làm thơ không phải là chỉ miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống. Hai khổ thơ có thể hiện các đặc điểm đó không?

Trả lời:

Làm thơ không phải chỉ là miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống, hai khổ thơ cuối đã đáp ứng được yêu cầu trên. Vì tác giả đã sử dụng hình ảnh người mẹ độc đáo qua phép ẩn dụ: “đốm nắng”- thể hiện sự vất vả, khó nhọc đã in hằn nên bóng dáng của người mẹ, qua đó giúp ta thấy được sự vất vả mà người mẹ đã trải qua.

Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng những loại vần nào?

Trả lời:

Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng vần chân (đâu - nâu, lửa - đưa) và vần lưng (giấu - sâu, dáng - đang…).

Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Từ cách viết của tác giả trong bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

Trả lời: 

Từ cách viết của tác giả trong bài thơ, em học được cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, đó là:

- Chọn chủ đề phù hợp

- Sử dụng linh hoạt các vần cùng với nhịp điệu

- Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh

- Sử dụng những hình ảnh mới mẻ mang theo cảm xúc của mình

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống.

Trả lời:

Bài thơ tham khảo

Về quê chơi

Thứ bảy tuần vừa rồi

Bố đưa em về quê

Về thăm ông bà nội

Nghe sao mà vui ghê.

 

Nhà ông vườn rộng lắm

Một vườn cây xum xuê

Nào mít, lựu đỏ thắm

Nhìn sao mà ngon ghê.

 

Cánh đồng rộng trải dài

Lúa xanh thơm mùi đòng

Em theo bước lũ trẻ

Cùng nhau chơi quay vòng.

 

Kỳ nghỉ dần đến hạn

Em quay về thành phố

Lòng man mác nhớ bạn

Nhủ lòng sẽ sớm gặp…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 10

Soạn bài Lời của cây

Soạn bài Sang thu

Soạn bài Ông Một

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18

Soạn bài Con chim chiền chiện

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Soạn bài Tóm tắt ý chính do người khác trình bày

Soạn bài Ôn tập trang 30

1 12,509 05/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: