Giải SBT Toán 6 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng

Lời giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Toán 6.

1 759 24/03/2024
Tải về


Mục lục Giải SBT Toán 6 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng

Bài 1 trang 88 SBT Toán 6 Tập 2: Em hãy chấm ba điểm A, B, C trên giấy. Có những cách nào để kiểm tra xem ba điểm đó có thẳng hàng hay không?

Lời giải:

Ba điểm thẳng hàng khi ba điểm đó cùng thuộc một đường thẳng.

Để kiểm tra ba điểm trên giấy có thẳng hàng hay không, ta có thể sử dụng một trong hai cách sau:

Cách 1: Dùng thước vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm trong số ba điểm đó, rồi kéo dài đường thẳng đó dọc theo mép thước và kiểm tra điểm còn lại có nằm trên đường kéo dài hay không. Nếu điểm đó cũng thuộc thường thẳng thì ba điểm đã cho thẳng hàng.

Cách 2: Gấp tờ giấy theo mép đi qua hai trong ba điểm đã cho và nhìn xem điểm thứ ba có thuộc vào mép tờ giấy vừa gấp không, nếu thuộc thì ba điểm đã cho thẳng hàng.

Bài 2 trang 88 SBT Toán 6 Tập 2: Trong hình bên, em hãy dự đoán xem ba điểm nào thẳng hàng. Sau đó dùng thước kẻ để kiểm tra lại dự đoán của em.

Trong hình bên, em hãy dự đoán xem ba điểm nào thẳng hàng (ảnh 1)

Lời giải:

Để kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không, ta làm như sau:

Bước 1: Dùng thước vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm trong số ba điểm đó.

Bước 2: Kéo dài đường thẳng đó dọc theo mép thước.

Bước 3: Kiểm tra điểm còn lại có nằm trên đường kéo dài hay không. Nếu điểm đó cũng thuộc thường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.

Các bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ là: A, G, D và A, H, E.

Trong hình bên, em hãy dự đoán xem ba điểm nào thẳng hàng (ảnh 1)

Bài 3 trang 88 SBT Toán 6 Tập 2: Có tồn tại năm điểm A, B, C, D và E cùng nằm trên một đường thẳng sao cho điểm B vừa nằm giữa cặp điểm A và C, vừa nằm giữa cặp điểm D và E hay không? Hãy vẽ hình minh hoạ (nếu có).

Lời giải:

Có tồn tại năm điểm A, B, C, D và E cùng nằm trên một đường thẳng sao cho điểm B vừa nằm giữa cặp điểm A và C, vừa nằm giữa cặp điểm D và E.

Cách vẽ:

- Vẽ đường thẳng d.

- Lấy điểm B nằm trên đường thẳng d.

- Lấy điểm A và C cùng nằm trên đường thẳng d sao cho điểm B vừa nằm giữa cặp điểm A và C.

- Lấy điểm D và E cùng nằm trên đường thẳng d sao cho điểm B vừa nằm giữa cặp điểm A và C.

Hình mình hoạ:

Có tồn tại năm điểm A, B, C, D và E cùng nằm trên một đường thẳng (ảnh 1)

Bài 4 trang 89 SBT Toán 6 Tập 2: Trong hình vẽ dưới đây, điểm B nằm giữa hai điểm nào?

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Trong hình vẽ trên, điểm B nằm giữa các điểm A và C; A và D, E và F.

Bài 5 trang 89 SBT Toán 6 Tập 2: Cho bốn điểm A, B, C, D. Trong đó các điểm A, B, C thẳng hàng B, C, D thẳng hàng. Các điểm A, B, C, D có cùng nằm trên một đường thẳng không?

Lời giải:

Giả sử ba điểm A, B, C đều thuộc đường thẳng a và ba điểm B, C, D đều thuộc đường thẳng b.

Do đó hai đường thẳng b và c đều có hai điểm chung B, C.

Mà qua hai điểm phân biệt xác định duy nhất một đường thẳng.

Vậy các điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường thẳng.

Cho bốn điểm A, B, C, D. Trong đó các điểm A, B, C thẳng hàng B, C, D thẳng hàng (ảnh 1)

Bài 6 trang 89 SBT Toán 6 Tập 2: Cho bốn điểm M, N, P, Q như hình bên. Có thể tìm được một điểm K sao cho các điểm M, N, K và P, Q, K đều là các bộ ba điểm thẳng hàng hay không? Nếu có em hãy hãy nêu cách xác định điểm K.

Cho bốn điểm M, N, P, Q như hình bên. Có thể tìm được một điểm K (ảnh 1)

Lời giải:

Ta có thể tìm được được điểm K sao cho các điểm M, N, K và P, Q, K đều là các bộ ba điểm thẳng hàng.

Cách xác định:
- Vẽ đường thẳng a đi qua hai điểm M, N và đường thẳng b đi qua qua hai điểm P, Q.

- Kéo dài đường thẳng a và b sao cho cho a và b cắt nhau tại điểm K.

- Từ đó được các bộ ba điểm M, N, K và P, Q, K là các bộ ba điểm thẳng hàng.

Cho bốn điểm M, N, P, Q như hình bên. Có thể tìm được một điểm K (ảnh 1)

Bài 7 trang 89 SBT Toán 6 Tập 2: Cho hình vuông ABCD. Hãy xác định điểm O sao cho các bộ ba điểm A, O, C và B, D, O đều là các bộ ba điểm thẳng hàng.

Lời giải:

Ba điểm A, O, C thẳng hàng nên O thuộc đường thẳng AC.

Ba điểm B, D, O thẳng hàng nên O thuộc đường thẳng BD.

Do đó O là giao điểm của đường thẳng AC và đường thẳng BD.

Điểm O thỏa mãn điều kiện các bộ ba điểm A, O, C và B, D, O đều là các bộ ba điểm thẳng hàng có thể xác định như hình dưới:

Cho hình vuông ABCD. Hãy xác định điểm O sao cho các bộ ba điểm A, O, C (ảnh 1)

Bài 8 trang 89 SBT Toán 6 Tập 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí như thế nào thì xảy ra hiện tượng nhật thực.

Lời giải:

Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hoặc một phần Mặt trời.

Khi đó, Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời (Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất thẳng thẳng hàng).

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia

Bài 4: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

Bài 5: Trung điểm của đoạn thẳng

Bài 6: Góc

Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt

1 759 24/03/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: