Giải SBT Toán 6 Bài 1 (Cánh diều): Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều
Lời giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 1: Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Toán 6.
Mục lục Giải SBT Toán 6 Bài 1: Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều
Bài 1 trang 105 SBT Toán 6 Tập 1:
Hãy tìm một số hình có dạng là hình vuông, lục giác đều trong thực tiễn.
Lời giải
Một số hình có dạng hình vuông trong thực tiễn là: viên gạch hoa, thảm, …
Một số hình có dạng hình lục giác đều trong thực tiễn là: khay để bánh kẹo, tổ ong, …
Bài 2 trang 105 SBT Toán 6 Tập 1:
Trong các hình dưới đây, hình nào là tam giác đều?
Lời giải
Trong các hình trên, chỉ có hình a) là tam giác đều. Vì có ba cạnh bằng nhau (AB = AC = BC).
Bài 3 trang 105 +106 SBT Toán 6 Tập 1:
Các phát biểu sau đúng hay sai?
a) Nếu tam giác MNP là tam giác đều thì độ dài ba cạnh MN, NP, PM luôn bằng 2cm.
b) Tam giác đều ABC có ba cạnh bằng nhau và ba góc ở đỉnh A, B, C bằng nhau.
Lời giải
Phát biểu a) là phát biểu sai. Vì một tam giác đều khi có ba cạnh bằng nhau không nhất thiết phải bằng 2cm, có thể bằng 3cm, 4cm, …
Phát biểu b) là đúng. Vì tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau.
Phát biểu c) là sai. Vì tam giác IKH chỉ có hai cạnh và hai góc bằng nhau nên chưa đủ điều kiện để tam giác IKH là tam giác đều.
Bài 4 trang 106 SBT Toán 6 Tập 1:
Dùng thước và compa vẽ tam giác đều MNP có cạnh bằng 5cm.
Lời giải
Bước 1. Vẽ cạnh MN = 5cm ( hoặc có thể chọn vẽ MP = 5cm hoặc NP = 5cm đều được).
Bước 2. Dùng compa vẽ các đường tròn tâm M bán kính 5cm và đường tròn tâm N bán kính 5cm.
Bước 3. Hai đường tròn này giao nhau tại điểm P (vì hai đường tròn giao nhau tại hai điểm nên có thể tùy chọn đặt một trong hai giao điểm đó là điểm P). Nối M với P và N với P ta được tam giác đều MNP cạnh 5cm.
Bài 5 trang 106 SBT Toán 6 Tập 1:
Mỗi hình sau có bao nhiêu ô vuông?
Hình a)
Hình b)
Lời giải
Đối với hình a) ta có:
+) 10 ô vuông nhỏ:
+) 3 ô vuông vừa:
Vậy hình a) có tổng cộng 13 hình vuông.
Đối với hình b) ta có:
+) 9 ô vuông nhỏ:
+) Có 4 ô vuông vừa:
+) Và 1 hình vuông to ở bên ngoài
Vậy hình b) có tổng cộng 14 hình vuông.
Bài 6 trang 106 SBT Toán 6 Tập 1:
Lời giải
Đặt tên các đỉnh vào hình vẽ như sau:
Ta có 4 hình vuông lần lượt là: ABCD, DEFM, MFPN, BQND.
Chu vi hình vuông ABCD bằng chu vi hình vuông BQND bằng: 2a.4 = 8a.
Chu vi hình vuông DEFM bằng chu vi hình vuông FPNM bằng: a.4 = 4a.
Tổng chu vi của bốn hình vuông là:
8a + 8a + 4a + 4a = 24a.
Mặt khác, tổng chu vi của cả bốn hình là 144cm nên ta có:
24a = 144 a = 144:24 = 6 cm 2a = 2.6 = 12cm.
Diện tích hình vuông ABCD bằng diện tích hình vuông BQDN bằng: 122 = 144 cm2.
Diện tích hình vuông DEFM bằng diện tích hình vuông FPNM bằng: 62 = 36 cm2.
Tổng diện tích của bốn hình vuông đó là:
144.2 + 36.2 = 360cm2.
Vậy tổng diện tích của bốn hình vuông là: 360cm2.
Bài 7 trang 106 SBT Toán 6 Tập 1:
Lời giải
Do diện tích hình vuông bằng bình phương độ dài cạnh của hình vuông đó và diện tích hình vuông là số tự nhiên có hai chữ số nên số đo diện tích có thể là:
42 = 16; 52 = 25; 62 = 36; 72 = 49; 82 = 64; 92 = 81.
Hơn nữa ta lại có chữ số hàng đơn vị của số đo diện tích hình vuông là 4 nên diện tích của miếng tôn là 64 dm2. Do đó cạnh miếng tôn có độ dài bằng 8dm.
Vậy độ dài cạnh của miếng tôn là 8dm.
Bài 8 trang 106 SBT Toán 6 Tập 1:
Lời giải
Diện tích phần mở rộng của khu vườn ta chia thành các phần 1, 2, 3 và 4 như hình vẽ trên.
Khi đó ta có:
S1 + S2 + S3 + S4 = 80 m2.
Hơn nữa diện tích các phần này bằng nhau nên ta có:
S1 = S2 = S3 = S4 = 80:4 = 20 m2.
Sau khi mở rộng khu vườn thì cạnh của vườn trường là:
20:2 + 2 = 12 m.
Vậy cạnh của vườn trường sau khi mở rộng là 12m.
Bài 9 trang 106 SBT Toán 6 Tập 1:
Lời giải
Bước 1. Vẽ hình vuông ABCD cạnh 4cm (có thể tùy chỉnh số đo cạnh của hình vuông).
Bước 2. Kẻ AC, BD hai đường này giao nhau tại O.
Bước 3. Vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm (bằng cạnh hình vuông ABCD chia đôi).
Bước 4. Đường tròn này tiếp xúc với các cạnh AB, BC, CD, AD của hình vuông ABCD lần lượt tại các điểm M, N, P, Q.
Bước 5. Nối M với N, N với P, P với Q, Q với M, M với P và N với Q và xóa hai đường chéo AC, BD ta được hình 9.
Bài 10 trang 106 SBT Toán 6 Tập 1:
Cho lục giác đều ABCDEG. Tính chu vi lục giác, biết độ dài đường chéo chính là 12cm.
Lời giải
Lục giác đều được ghép bởi sau tam giác đều.
Mà đường chéo chính của lục giác đều bằng 12cm nên độ dài cạnh lúc giác đều bằng một nửa đường chéo chính và bằng 6cm.
Chu vi của lục giác đều ABCDEG là: 6.6 = 36cm.
Vậy chu vi lục giác đều ABCDEG là 36cm.
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Luyện viết Ngữ văn lớp 6 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 6 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Cánh diều
- Giải sbt Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 6 – Cánh diều
- Giải sgk GDCD 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết GDCD 6 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 6 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án