Sách bài tập Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Góc  

Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 5. Góc sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 6 Bài 5.

1 826 02/02/2023


Giải sách bài tập Toán 6 Bài 5: Góc  

Bài 42 trang 99 SBT Toán 6 Tập 2: Bây giờ là 5 giờ 15 phút. Sau ít nhất bao nhiêu phút nữa thì kim giờ và kim phút tạo thành hai tia đối nhau?

Lời giải

Bây giờ là 5 giờ 15 phút thì kim giờ chỉ số 5, kim phút chỉ số 3.

Lần đầu tiên kể từ 5 giờ 15 phút, mà kim giờ và kim phút tạo thành hai tia đối nhau khi kim giờ chỉ số 6, kim phút chỉ số 12. Lúc đó là 6 giờ.

Ta có 6 giờ – 5 giờ 15 phút = 45 phút.

Vậy sau ít nhất 45 phút thì kim giờ và kim phút tạo thành hai tia đối nhau.

Bài 43 trang 99 SBT Toán 6 Tập 2: Dùng thước đo góc để xác định số đo các góc MNP, NPM, PMN ở Hình 53. So sánh các góc đó.

Sách bài tập Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Góc    (ảnh 1) 

Lời giải

Dùng thước đo góc ta xác định được MNP^=60°, NPM^=60°, PMN^=60°.

Do đó MNP^=NPM^=PMN^ (cùng bằng 60°).

Vậy MNP^=NPM^=PMN^.

Bài 44 trang 99 SBT Toán 6 Tập 2: Đo các góc ABC, ACB, BAC ở Hình 36. So sánh hai góc ABC và ACB.

Sách bài tập Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Góc    (ảnh 1) 

Lời giải

Dùng thước đo góc ta xác định được ABC^=45°, ACB^=45°, BAC^=90°.

Do đó ta có ABC^=ACB^ (cùng bằng 45°).

Vậy ABC^=ACB^.

Bài 45 trang 100 SBT Toán 6 Tập 2: Đọc tên góc, đỉnh và các cạnh của góc trong các hình Hình 37a, Hình 37b, Hình 37c.

Sách bài tập Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Góc    (ảnh 1) 

Lời giải

Hình a)

Sách bài tập Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Góc    (ảnh 1) 

- Góc xPy có đỉnh là P, hai cạnh là các tia Px, Py.

- Góc ySz có đỉnh là S, hai cạnh là các tia Sy, Sz.

Hình b)

Sách bài tập Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Góc    (ảnh 1) 

- Góc xOt có đỉnh là O, hai cạnh là các tia Ox, Ot.

- Góc yOt có đỉnh là O, hai cạnh là các tia Oy, Ot.

- Góc xOy có đỉnh là O, hai cạnh là các tia Ox, Oy.

Hình c)

Sách bài tập Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Góc    (ảnh 1) 

- Góc aOb có đỉnh là O, hai cạnh là các tia Oa, Ob.

- Góc aOc có đỉnh là O, hai cạnh là các tia Oa, Oc.

- Góc aOd có đỉnh là O, hai cạnh là các tia Oa, Od.

- Góc bOc có đỉnh là O, hai cạnh là các tia Ob, Oc.

- Góc bOd có đỉnh là O, hai cạnh là các tia Ob, Od.

- Góc cOd có đỉnh là O, hai cạnh là các tia Oc, Od.

Bài 46 trang 100 SBT Toán 6 Tập 2: Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng? Khẳng định nào sai?

a) Góc có số đo 135° là góc tù.

b) Một góc không phải là góc tù thì phải là góc nhọn.

c) Góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90° là góc nhọn.

d) Một góc không phải là góc vuông thì phải là góc tù.

e) Góc tù có số đo lớn hơn số đo của góc vuông.

g) Góc nhọn có số đo nhỏ hơn số đo của góc vuông.

Lời giải

a) Đúng vì góc tù có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180° mà 90° < 135° < 180°.

b) Sai vì một góc không phải góc tù có thể là góc nhọn, góc vuông hoặc góc bẹt.

c) Đúng, góc nhọn có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.

d) Sai vì một góc không phải góc vuông có thể là góc nhọn, góc tù hoặc góc bẹt.

e) Đúng vì góc vuông có số đo bằng 90° còn góc tù có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.

g) Đúng vì góc vuông có số đo bằng 90° còn góc nhọn có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.

Bài 47 trang 100 SBT Toán 6 Tập 2:

a) Đo các góc BAC, BMA, BMC, ACB ở Hình 38, từ kết quả đó cho biết góc nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt?

b) Sắp xếp các góc trên theo thứ tự giảm dần.

Sách bài tập Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Góc    (ảnh 1) 

Lời giải

a) Dùng thước đo góc ta xác định được:

BAC^=90° nên BAC^ là góc vuông;

BMA^=60°, mà 0° < 60° < 90° nên BMA^ là góc nhọn;

BMC^=120°, mà 90° < 120° < 180° nên BMC^ là góc tù;

ACB^=30°, mà 0° < 30° < 90° nên ACB^ là góc nhọn.

Vậy ACB^,  BMA^ là góc nhọn, BAC^ là góc vuông và BMC^ là góc tù.

b) Sắp xếp các góc trên theo thứ tự giảm dần: BMC^,  BAC^,  BMA^,  ACB^.

Bài 48 trang 100 SBT Toán 6 Tập 2: Cho góc pKq bằng 100° và một điểm I nằm trong góc đó. Phát biểu nào sau đây đúng?

a) Góc pKI luôn là góc nhọn.

b) Góc pKI luôn là góc tù.

c) Góc pKI luôn là góc vuông.

d) Góc pKI có thể là góc nhọn, góc tù, hoặc góc vuông.

Lời giải

a) Sai, chẳng hạn góc pKI có thể là góc vuông (hình vẽ).

Sách bài tập Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Góc    (ảnh 1) 

b) Sai, chẳng hạn góc pKI có thể là góc nhọn (hình vẽ).

Sách bài tập Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Góc    (ảnh 1) 

c) Sai, chẳng hạn góc pKI có thể là góc nhọn hoặc góc tù (hình vẽ).

Sách bài tập Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Góc    (ảnh 1)                      Sách bài tập Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Góc    (ảnh 1)

d) Phát biểu d là đúng.

Bài 49 trang 100 SBT Toán 6 Tập 2: Trên Hình 39 có bao nhiêu góc? Kể tên các góc đó.

Sách bài tập Toán 6 Bài 5 (Cánh diều): Góc    (ảnh 1) 

Lời giải

Trên Hình 39 có tất cả 10 góc. Đó là các góc xOy, xOz, xOt, xOm, yOz, yOt, yOm, zOt, zOm, tOm.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song

Bài 3: Đoạn thẳng

Bài 4: Tia

Bài 5: Góc

Bài tập cuối chương 6

1 826 02/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: