Công thức về hệ số góc của đường thẳng hay, chi tiết hay nhất - Toán lớp 9

Với Công thức về hệ số góc của đường thẳng hay, chi tiết Toán lớp 9 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các Công thức về hệ số góc của đường thẳng từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

1 1319 lượt xem
Tải về


Công thức về hệ số góc của đường thẳng hay, chi tiết - Toán lớp 9

I. Lý thuyết

1. Định nghĩa hệ số góc của đường thẳng

Cho đường thẳng d có phương trình: y = ax + b a0

Khi đó a là hệ số góc của d.

2. Các công thức

Với α là góc tạo bởi trục Ox và d. Ta có:

- Nếu α<90° thì a>0 và a=tanα

- Nếu α>90° thì a<0 và a=tan180°α

- Khi a>0 thì α góc nhọn. Hệ số a càng lớn thì góc α càng lớn nhưng luôn nhỏ hơn 90° .

- Khi a < 0 thì α góc tù. Hệ số a càng lớn thì góc α càng lớn nhưng luôn nhỏ hơn 180° .

Công thức về hệ số góc của đường thẳng hay, chi tiết hay nhất - Toán lớp 9  (ảnh 1)

Công thức về hệ số góc của đường thẳng hay, chi tiết hay nhất - Toán lớp 9  (ảnh 1)

II. Một số ví dụ

Ví dụ 1: Tìm hệ số góc của các đường thẳng sau d: y = ax + b trong các trường hợp sau

a) d song song với đường thẳng : y = 2x + 1.

b) d vuông góc với đường thẳng : y = -3x +6.

c) d đi qua hai điểm A(1; 3) và B(2; 4).

Lời giải:

a) Vì d // d1 nên a=a'=2b1

Vì a = 2 nên hệ số góc của đường thẳng d là 2.

b) Vì dd2 nên a.a’ = -1

a.(3)=1

a=13

a=13 nên hệ số góc của đường thẳng d là 13 .

c) Vì d đi qua A(1; 3) ta thay x = 1; y = 3 vào d ta được:

3 = a.1 + b

a+b=3 (1)

Vì d đi qua B(2; 4) ta thay x = 2; y = 4 vào d ta được:

4 = 2.a + b

2a+b=4 (2)

Từ (1) ta có: b = 3 – a thay vào (2) ta được:

2a + (3 – a) = 4

2a + 3 – a = 4

a = 4 – 3

a = 1 b = 2

Vì a = 1 nên hệ số góc của đường thẳng d là 1.

Ví dụ 2: Tìm góc tạo bởi đường thẳng d: y  = -x + 5 với trục Ox.

Lời giải:

Cho x = 0 y = 5 A(0; 5)

Cho y = 0 x = 5 B(5; 0)

Đồ thị hàm số y = -x + 5 có dạng như hình vẽ cắt hai trục Ox; Oy tại hai điểm B và A.

Công thức về hệ số góc của đường thẳng hay, chi tiết hay nhất - Toán lớp 9  (ảnh 1)

Gọi α là góc tạo bởi đường thẳng d và trục Ox

Gọi β là góc kề bù với góc α

Xét tam giác AOB vuông tại O ta có:

tanβ=OAOB=55=1

β=45°

α ; βlà hai góc kề bù

α+β=180°

α=180°β

α=180°45°

α=135°

Vậy góc tạo bởi đường thẳng d và trục Ox là góc 135° .

Xem thêm tổng hợp công thức môn Toán lớp 9 đầy đủ và chi tiết khác:

Công thức xét tính đồng biến, nghịch biến hay, chi tiết

Công thức vẽ đồ thị hàm số bậc nhất hay, chi tiết

Công thức về vị trí tương đối của hai đường thẳng hay, chi tiết

Công thức tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng hay, chi tiết

1 1319 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: