Các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Giữa học kì 2

Tổng hợp các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Giữa học kì 2 gồm các dạng Hóa học từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách giải bài tập Hóa học 8.

1 1,374 27/12/2022
Tải về


[Năm 2023] Các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Giữa học kì 2

Các dạng bài tập Oxi - không khí

Bài tập lý thuyết về oxi, không khí, sự cháy và cách giải

Phản ứng cháy của kim loại, phi kim, hợp chất trong oxi và cách giải

Phân loại và gọi tên oxit và cách giải bài tập

Xác định công thức oxit dựa vào phản ứng hóa học và cách giải bài tập

Điều chế oxi và cách giải bài tập

Các dạng bài tập Hiđro - nước

Bài tập lý thuyết về hiđro, nước và cách giải

Khử oxit kim loại bằng H2 và cách giải bài tập

Bài tập về phản ứng oxi hóa khử và cách giải

Điều chế H2, phản ứng thế và cách giải bài tập

Kim loại tác dụng với nước và cách giải bài tập

Oxit tác dụng với nước và cách giải bài tập

Nhận biết, phân biệt chất hóa học và cách giải bài tập

Xác định công thức hóa học và gọi tên axit, bazơ và muối và cách giải bài tập

Xác định công thức oxit dựa vào phản ứng hóa học và cách giải bài tập

A. Lý thuyết & phương pháp giải

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Gọi công thức tổng quát của oxit

- Bước 2: Viết phương trình phản ứng và cân bằng

- Bước 3: Lập phương trình và giải theo các ẩn số

- Bước 4: Giải phương trình và rút ra kết luận

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đốt cháy một phi kim X trong bình chứa 3,36 lít khí oxi ở đktc, biết rằng sau phản ứng thu được 12 g 1 oxit có công thức là XO. Xác định công thức hóa học của oxit đó.

Hướng dẫn giải

Số mol của oxi là 0,15 mol

2X + O2 to 2XO

         0,15             0,3       (mol)

Theo phương trình phản ứng, ta có nXO = 0,3 mol

Mà khối lượng mXO = 12 g nên khối lượng mol của XO là: M = 120,3= 40 g/mol

Mà MXO = MX + MO = 40 suy ra MX = 40 – 16 = 24 g/mol

Vậy công thức hóa học của oxit là MgO.

Ví dụ 3: Dẫn luồng khí H2 dư qua 10,2 g một oxit kim loại hóa trị III. Sau phản ứng thu được 5,4 g kim loại. Xác định công thức hóa học của oxit trên.

Hướng dẫn giải

Gọi kim loại hóa trị III là X, công thức oxit cần tìm là: X2O3

Số mol của oxit là: 10,22MX+48(mol)

Phương trình hóa học:

X2O3 + 3H2  to2X + 3H2O

10,22MX+48      2. 10,22MX+48

Theo phương trình phản ứng ta có nX = 20,42MX+48 

Mà mX = 5,4 g suy ra 20,42MX+48.MX = 5,4, suy ra 9,6 MX = 259,2

Suy ra MX = 27 suy ra X là nhôm

Vậy công thức hóa học của oxit là Al2O3.

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Oxi hóa 16,8 gam Fe, thu được 21,6 g oxit sắt. Công thức hóa học của oxit sắt là

A. Fe2O3

B. FeO

C. Fe3O4

D. Fe(OH)3

Đáp án: Chọn B

Có nFe = 0,3 mol

2xFe + yO2 to2FexOy

0,3              0,3x  (mol)

0,3x.(56x + 16y) = 21,6g

Suy ra: 4,8x = 4,8y suy ra x = 1, y = 1

Vậy công thức hóa học của oxit sắt là FeO.

Câu 2: Đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh trong oxi thu được 12,8g một oxit có công thức SOx. Xác định công thức của oxit trên.

A. SO

B. SO3

C. SO4

D. SO2

Đáp án: Chọn D

Số mol lưu huỳnh là: 0,1 mol

2S + xO2 to2SOx

0,1                                 0,2        (mol)

Khối lượng của SOx là 12,8 suy ra 0,2.(32 + 16x) = 12,8

Suy ra x = 2

Vậy công thức của oxit là SO2

Câu 3: Một hợp chất oxit của sắt có dạng Fe3Ox biết thành phần về khối lượng nguyên tố Fe so với oxi là 21 : 8. Tìm công thức hóa học của oxit đó.

A. Fe3O4

B. FeSO4

C. Fe2O3

D. FeO

Đáp án: Chọn A

Công thức hóa học của oxit sắt là Fe3Ox

Giả sử có 1 mol Fe3Ox suy ra

Khối lượng sắt trong hợp chất là: 56.3 = 168 g

Khối lượng của oxi trong hợp chất là 16x

Mà mFe : mO = 21 : 8 suy ra 16816x=218suy ra x = 4

Vậy công thức hóa học của oxit là Fe3O4

Câu 4: Dẫn luồng khí H2 dư qua 4g một oxit kim loại có dạng CuxOy. Sau phản ứng thu được 3,2 g kim loại (Cu). Xác định công thức hóa học của oxit trên.

A. CuO

B. Cu2O

C. CuO2

D. Cu(OH)2

Đáp án: Chọn A

Số mol của kim loại là: 0,05 (mol)

Phương trình hóa học: CuxOy + yH2 toxCu + yH2O

                                    0,05x               0,05               (mol)

Mà khối lượng của oxit là 4 g suy ra 0,05x.(64x + 16y) = 4

Suy ra x = y = 1

Vậy công thức hóa học của oxit là CuO.

Câu 5: Đốt cháy 1 mol Fe trong oxi, sau phản ứng thu được 1 mol sắt oxit. Công thức của oxit sắt trên là

A. Fe3O4

B. FeO

C. Fe2O3

D. Fe(NO3)3

Đáp án: Chọn B

Câu 6: Đốt cháy 2,4 g cacbon trong không khi thu được oxit có dạng COy, biết rằng khối lượng của oxit là 8,8 g. Giá trị của y và công thức oxit là

A.1, CO2                                               

B. 2, CO2

C. 2, CO

D. 3, CO

Đáp án: Chọn B

Số mol của C là: 0,2 mol

2C + yO2 to2COy

0,2                        0,2    (mol)

Khối lượng mol của COy là: 8,8 : 0,2 = 44 g/mol suy ra 12 + 16.y = 44

Suy ra y = 2

Vậy công thức oxit là CO2

Câu 7: Cho kẽm tác dụng với oxi được kẽm oxit. Công thức hóa học của kẽm oxit là

A. ZnO

B. Zn(OH)2

C. Zn2O

D. ZnO2

Đáp án: Chọn A

Câu 8: Đốt cháy 1 mol Mg trong oxi, sau phản ứng thu được 1 mol magie oxit. Công thức của oxit trên là

A. MgO

B. MgO2

C. Mg2O

D. Mg2O3

Đáp án: Chọn A

Câu 9: Cho phương trình phản ứng: 2xP + yO2 → 2P2O5

Hãy tính tổng x + y bằng bao nhiêu, biết rẳng tỉ lệ số mol của p so với oxi là 4 : 5

A. 7

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: Chọn A

2xP + yO2 to2P2O5

2x       y

Theo phương trình phản ứng có: nPnO2=2xy

Theo đề bài: nPnO2=45

Suy ra: 2xy=45suy ra xy=410=25 chọn x = 2, y = 5

Vậy công thức của oxit là P2O5, tổng x + y = 2 + 5 = 7

Câu 10: Dẫn khi CO dư qua ống đựng 2,16 g bột oxit sắt ở nhiệt độ cao. Kết thúc phản ứng thu được 1,68 g sắt. Xác dịnh công thức oxit sắt.

A. Fe2O3

B. Fe3O4

C. Fe(OH)2

D. FeO

Đáp án: Chọn D

Có nFe = 0,03 mol

FexOy + yCO toxFe + yCO2

0,03x                 0,03              (mol)

Suy ra 0,03x.(56x + 16y) = 2,16

Suy ra 0,48x = 0,48y nên x = 1, y = 1

Vậy công thức oxit là FeO.

Khử oxit kim loại bằng H2 và cách giải bài tập

A. Lý thuyết và phương pháp giải

- Khí hiđro có tính khử, có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

VD:   H2 + CuO toCu + H2O

         3H2 + Fe2O3 to2Fe + 3H2O

- H2 không khử được các oxit: Na2O, K2O, BaO, CaO, MgO, Al2O3.

- Phương pháp giải:

+ Bước 1: Tính số mol các chất đã cho.

+ Bước 2: Viết phương trình hóa học, cân bằng phản ứng.

+ Bước 3: Xác định chất dư, chất hết (nếu có), tính toán theo chất hết.

+ Bước 4: Tính khối lượng hoặc thể tích các chất theo yêu cầu đề bài.

- Ngoài ra, có thể áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mtham gia = msản phẩm

B. Ví dụ minh họa.

Ví dụ 1: Khử 48 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro thì khối lượng kim loại đồng thu được là

A. 38,4 gam.

B. 44,8 gam.

C. 48 gam.

D. 51,2 gam.

Hướng dẫn giải:

nCuO = 48 : (64 + 16) = 0,6 mol.

Phương trình phản ứng:

H2 + CuO  t°Cu + H2O       0,6                 0,6       mol

Vậy khối lượng kim loại đồng là 0,6.64 = 38,4 gam.

Đáp án A

Ví dụ 2: Cho 21,7 gam thủy ngân(II) oxit tác dụng với khí hiđro. Thể tích khí hiđro cần dùng là bao nhiêu?

A. 0,336 lít.

B. 1,792 lít.

C. 2,24 lít.

D. 3,36 lít.

Hướng dẫn giải:

nHgO = 21,7 : (201 + 16) = 0,1 mol

Ta có phương trình phản ứng là

HgO+H2toHg+H2O0,1      0,1                          mol

Suy ra thể tích hiđro cần dùng là: 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Đáp án C

Ví dụ 3: Khử hoàn toàn 8 gam một oxit của kim loại A (có hóa trị II) cần vừa đủ 2,24 lít H2 (đktc). Xác định kim loại A?

A. Fe.

B. Mg.

C. Hg.

D. Cu.

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức của oxit là AO (do A có hóa trị II)

n hiđro = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

Phương trình phản ứng:

AO   +   H2  to  A+H2O0,1     0,1                      mol

Khối lượng của oxit là 0,1.(MA + 16) = 8 gam

Suy ra MA + 16 = 80 và MA = 64 (g/mol)

Vậy A là Cu

Đáp án D

C. Tự luyện.

Câu 1: Chất rắn Cu tạo thành từ phản ứng của CuO và H2 có màu gì?

A. Màu đen.

B. Màu nâu.

C. Màu xanh.

D. Màu đỏ.

Hướng dẫn giải:

H2 tác dụng với CuO ở nhiệt độ cao sinh ra Cu. Kim loại Cu có màu đỏ.

Đáp án D

Câu 2: Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, Ag2O, FeO, Na2O. Ở nhiệt độ cao H2 khử được bao nhiêu oxit kim loại trên?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Hướng dẫn giải:

Ở nhiệt độ cao, H2 khử được các oxit CuO, Ag2O, FeO trong dãy.

Đáp án B

Câu 3: Trong những oxit sau: CuO, NO, Fe2O3, Na2O, CaO. Oxit nào không bị hiđro khử?

A. NO, CaO, Na2O.

B. CuO, NO, Fe2O3.

C. Fe2O3, Na2O, CaO.

D. NO, Fe2O3, Na2O.

Hướng dẫn giải:

H2 không tác dụng với các oxit sau: NO, CaO, Na2O.

Đáp án A

Câu 4: Khử hoàn toàn 16 gam sắt(III) oxit bằng khí hiđro. Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng là

A. 2,24 lít.

B. 3,36 lít.

C. 4,48 lít.

D. 6,72 lít.

Hướng dẫn giải:

nFe2O3=1656.2+16.3=0,1mol

Ta có phương trình phản ứng:

Fe2O3+3H2to2Fe+3H2O0,1        0,3                                 mol

Vậy thể tích khí hiđro cần dùng là 0,3.22,4 = 6,72 lít.

Đáp án D

Câu 5: Khử 24 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro thu được 12,8 gam đồng. Hiệu suất của phản ứng là

A. 50%.

B. 60%.

C. 66,67%.

D. 85%.

Hướng dẫn giải:

nCuO=2464+16=0,3mol;nCu=12,864=0,2mol

Phương trình phản ứng:

H2 + CuO  t°  Cu + H2O       0,3               0,2       mol

Suy ra hiệu suất của phản ứng là

H=0,20,3.100%66,67%

Đáp án C

Câu 6: Người ta điều chế 24 gam đồng bằng cách cho H2 tác dụng với CuO. Khối lương CuO bị khử là

A. 15 gam.

B. 30 gam.

C. 45 gam.

D. 60 gam.

Hướng dẫn giải:

nCu = 24 : 64 = 0,375 mol

Phương trình phản ứng:

H2 + CuO  t°  Cu + H2O                     0,375     0,375       mol

Khối lượng CuO là: 0,375.(64 + 16) = 30 gam

Đáp án B

Câu 7: Cho khí H2 tác dụng với FeO nung nóng thu được 11,2 gam Fe. Thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 4,48 lít.

D. 6,72 lít.

Hướng dẫn giải:

nFe = 11,2 : 56 = 0,2 mol

Phương trình phản ứng:

H2 + FeO  toFe + H2O0,2                   0,2       mol

Vậy thể tích H2 là: 0,2.22,4 = 4,48 lít.

Đáp án C

Câu 8: Cho CuO tác dụng hết với 11,2 lít khí H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m gam kim loại. Giá trị của m là:

A. 16 gam

B. 32 gam

C. 72 gam

D. 64 gam

Hướng dẫn giải:

nH2=11,222,4=0,5mol

Phương trình phản ứng:

H2 + CuO  t°  Cu + H2O0,5                  0,5    mol

Suy ra khối lượng đồng là 0,5.64 = 32 gam

Đáp án B

Câu 9: Tính thể tích hiđro (đktc) cần dùng để điều chế 5,6 gam Fe từ FeO ?

A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 4,48 lít.

Hướng dẫn giải:

nFe = 5,6 : 56 = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

H2 + FeO  toFe + H2O0,1                   0,1       mol

Thể tích H2 là 0,1. 22,4 = 2,24 lít

Đáp án B

Câu 10: Một sản phẩm thu được sau khi dẫn khí hiđro qua chì(II) oxit nung nóng là

A. Pb

B. H2

C. PbO

D. Không phản ứng

Hướng dẫn giải:

H2 + PbO  toPb + H2O

Đáp án A

Xem thêm các bộ đề thi Hoá học lớp 8 chọn lọc, hay khác:

Hệ thống kiến thức Hóa học lớp 8 Giữa học kì 2

TOP 30 Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 năm 2023 có đáp án

Đề cương Học kì 2 Hoá học lớp 8 năm 2023 chi tiết nhất

Bài tập Hóa học lớp 8 Học kì 2 có đáp án

Các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Học kì 2

1 1,374 27/12/2022
Tải về