Đề cương Học kì 2 Hoá học lớp 8 năm 2023 chi tiết nhất

Đề cương ôn tập Học kì 2 Hoá học lớp 8 chi tiết nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hoá học 8 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1755 lượt xem
Tải về


[Năm 2023] Đề cương Học kì 2 Hoá học lớp 8 năm 2023 chi tiết nhất

A. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Oxit là hợp chất của oxi với:

A. Một nguyên tố kim loại

B. Các nguyên tố hóa học khác 

C. Một nguyên tố phi kim

D. Một nguyên tố hóa học khác

Câu 2: Dãy chất nào sau đây thuộc oxit axit:

A. CaO, Na2O, MgO

B. CaO, SiO2, K2O

C. SO2, CO2, P2O5

D. CO2, Na2O, CuO

Câu 3: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào dùng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

A. CuSO4, H2O

B. K2SO4, KMnO4

C. H2O, KClO3

D. KClO3, KMnO4

Câu 4: Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng hóa hợp:

A.  Ca(HCO3)2 t°CaCO3  +  CO2 + H2O 

B. CaCO3  +  CO2 + H2O  t°  Ca(HCO3)2

C.  2Al+  Fe2O3 t°Al2O3  +  2Fe

D.   Fe  + 2HCl  FeCl2   +  H2

Câu 5: Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng phân hủy:

A.  CuO  + CO  t° Cu  +  CO2

B. CH4  +  2O2  t° CO2  + 2H2O

C.  2Al+  Fe2O3 t° Al2O3  +  2Fe

D. 2KClO3 t° 2KCl   +  3O2

Câu 6: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế :

A. 4P + 5O2  t°   2P2O5

B.  2KClO3  t°  2 KCl + 3O2

C. Zn + 2HCl  t°  ZnCl2 + H2  

D. 2Cu + O2  t°  2CuO

Câu 7: Sự oxi hoá chậm là:

A.Sự oxi hoá mà không toả nhiệt

B. Sự oxi hoá mà không phát sáng

C. Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng 

D. Sự tự bốc cháy.

Câu 8: Thành phần về thể tích của không khí gồm:

A. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác

B. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi

C. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác

D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ

Câu 9: Một Oxit của nitơ có phân tử khối bằng 108.Công thức hóa học của Oxit đó là:

A. NO

B. NO2   

C. N2O3

D. N2O5 

Câu 10: Người ta thu khí H2 bằng phương pháp đẩy nước là dựa vào tính chất vật lí nào của khí H2:

A. Nhẹ hơn nước

B. Dễ bay hơi

C. Ít tan trong nước

D. Nhẹ hơn không khí

Câu 11: Khí hiđro: 

A. Chỉ tác dụng với khí oxi và đồng oxit CuO

B. Tác dụng được với oxi và một số kim loại ở nhiệt độ thích hợp

C. Tác dụng được với nhiều đơn chất (kim loại, phi kim ) và hợp chất.

D. Tác dụng được với oxi và một số oxit kim loại ở nhiệt độ thích hợp

Câu 12: Axit thường được dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là:

A. HCl hoặc H2SO4 đặc         

B. HCl hoặc H2SO4 loãng

C. HNO3 hoặc H2CO3

D. HNO3 hoặc H3PO4

Câu 13: Trong bể cá, người ta lắp thêm máy sục khí là để:

A. Cung cấp thêm nitơ cho cá      

B. Cung cấp thêm oxi cho cá  

C. Cung cấp thêm cacbonđi oxit     

D. Chỉ để làm đẹp

Câu 14: Cặp chất nào dùng để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm:

A. H2O, không khí

B. H2SO4, Cu

C. KMnO4, KCl    

D. Zn, HCl

Câu 15: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

A. H3PO4

B. NaOH

C. NaCl

D. Mg(OH)2

Câu 16: Trong phòng thí nghiệm, thu khí Hiđro bằng cách đẩy không khí phải để ống nghiệm thu ở vị trí nào:

A. Để đứng, miệng hướng lên trên

B. Nằm ngang

C. Úp ngược ống nghiệm

D. Vị trí nào cũng thu được H2

Câu 17: Nước có thể tác dụng được với dãy kim loại nào sau đây?

A. K, Ca, Na

B. Mg, Fe, Al

C. Cu, Ag, Fe

D. Na, Ca, Mn

Câu 18: Công thức hóa học của Bazơ tương ứng với oxit Fe2O3 là:

A. Fe(OH)4

B. Fe(OH)2  

C. FeOH

D. Fe(OH)3

Câu 19: Dãy hợp chất nào sau đây lần lượt là Oxit, Axit, Bazơ, Muối.

A. CuO, H2SO4, NaOH, NaCl.

B. CuO, NaCl, H2SO4, NaOH.

C. CuO, NaOH, H2SO4, NaCl.

D. CuO, H2SO4, NaCl, NaOH.

Câu 20: Dãy chất nào chỉ gồm các bazơ tan trong nước (dd kiềm):

A. Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3  

B. NaOH, Zn(OH)2, Cu(OH)2

C. KOH, NaOH, Ba(OH)2  

D. Ca(OH)2, Fe(OH)2, Mg(OH)2

Câu 21: Sự cháy là:

A. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng  

B. Sự tự bốc cháy

C. Sự oxi hóa mà không phát sáng

D. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt

Câu 22: Dung dịch nào làm làm quỳ tím chuyển sang màu xanh:

A. H2SO4

B. KOH

C. BaSO4

D.  HCl

Câu 23: Có thể dùng quỳ tím để phân biệt các dung dịch :

A. Ca(OH)2 , HCl , H2SO4

B.  NaOH , H2SO4 , NaCl                   

C.  Ca(OH)2 , NaOH , H2SO4  

D. NaCl , NaOH , Na2SO4

Câu 24: Dãy chất nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường :

A. Na , P2O5 ,CaO,MgO. 

B. Ba, SiO2,CaO, N2O5.

C. Ca, CuO, SO3 ,CO2.

D. K, P2O5 ,CaO, SO3

Câu 25: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước:

A. Đều tăng

B. Đều giảm

C. Phần lớn là tăng

D. Phần lớn là giảm

Câu 26: Khí hidro dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám bay dựa vào tính chất nào của hidro?

A. Nhẹ hơn không khí.

B. Tác dụng với oxi

C. Không màu.

D. Ít tan trong nước.

Câu 27: Cho 200 ml rượu etylic vào 500 ml nước ta được dung dịch rượu etylic, vậy:

A. Nước là chất tan, rượu là dung môi.

B. Nước là dung môi, rượu là chất tan.

C. Nước và rượu đều là chất tan  

D. Nước và rượu đều là dung môi.

Câu 28: Dung  dịch là hỗn hợp :          

A.  Chất rắn trong chất lỏng.

B. Chất khí trong chất lỏng

C. Đồng nhất chất rắn và dung môi.

D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.

Câu 29: Nồng độ % của dung dịch A là :

A. Số gam chất A có trong 100g dd

B. Số gam chất A có trong 100g nước

C. Số gam chất A có trong 1 lít  dd

D. Số  mol chất A có trong 1 lít  dd

Câu 30: Nồng độ mol của dung dịch cho biết:

A. Số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch

B. Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch

C. Số gam chất tan có trong 100 gam nước

D. Số mol chất tan có trong 100 gam dd

B. TỰ LUẬN

Câu 1: Đọc tên, viết công thức hóa học và phân loại các hợp chất sau

a) N2O5, HCl, Fe2O3, HNO3,CaCO3, Fe(OH)3, HCl, Fe(OH)2, Ca(HCO3)2, KOH, CuCl2, Al2O3, ZnSO4, CuO, Zn(OH)2, H3PO4, CuSO4, HNO3, NaHS, FeCl3

b) Kali hiđroxit, Nhôm  hiđroxit, Canxi clorua, lưu huỳnh trioxit,axit sunfuric.

Câu 2: Hãy tính:

a) nồng độ mol của 750 ml dung dịch có chứa 0,5 mo1 MgCl2

b) nồng độ mol của 4lit dung dịch có chứa 400 g CuSO4

c) nồng độ % của 600 g dung dịch có chứa 20 g KCl

d)  nồng độ % của dung dịch có 20g NaCl hòa tan trong 180 g nước

e) số mol và số gam chất tan trong 500ml dung dịch KNO3 2M

f) số mol và số gam chất tan trong 50g dung dịch MgCl2 4%     

Câu 3: Cho kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric thu được 5,6 lit khí hiđro ở đktc

a) Tính khối lượng axit đã dùng?

b) Nếu dùng toàn bộ lượng hiđro thu được ở trên đem khử 12g bột CuO ở nhiệt độ cao, thì sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam Cu?

Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế Fe3O4 bằng cách đốt cháy sắt ở nhiệt độ cao.

a) Tính khối lượng Fe và thể tích O2 (đktc) cần dùng để điều chế được 2,32 gam Fe3O4?

b) Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế đủ lượng O2 cho phản ứng trên?

Câu 5: Cho 11,2 gam Sắt phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4

a) Hãy viết phương trình hoá học xảy ra.

b) Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc.

c) Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,5M đã dùng.

Câu 6: Cho 5,4g nhôm tác dụng với dung dịch chứa 14,7 g axit sunfuric.

a) Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng?

b) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc ?

Câu 7: Cho 6,5 g kẽm tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl

a) Tính nồng độ mol dung dịch axit đã tham gia?                           

b) Tính thể tích khí Hiđro thu được (ở đktc)?

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. Trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đa

D

C

D

B

D

C

C

C

D

C

D

B

B

D

A

C

 

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

D

A

B

A

B

B

D

C

A

B

D

A

A

II. Tự luận:

Câu 1:

a) N2O5 (oxit axit): dinito petaoxit

Fe(OH)2 (bazo): sắt (II) hidroxit

HCl (axit): axit clohidric                                                          

Ca(HCO3)2 (muối): canxi hidrocacbonat

Fe2O3 (oxit bazo): sắt (III) oxit

KOH (bazo): kali hidroxit

HNO3 (axit): axit nitric.

CuCl2 (muối): đồng (II) clorua

CaCO3(muối): canxi cacbonat.

Al2O3 (oxit): nhôm oxit

Fe(OH)3 (bazo): sắt (III) hidroxit

ZnSO4 (muối): kẽm sunfat

CuO (oxit): đồng (II) oxit

Zn(OH)2 (bazo): kẽm hidroxit

H3PO4 (axit): axit photphoric

CuSO4 (muối): đồng (II) sunfat

NaHS (muối): natri hidrosunfua

FeCl3 (muối): sắt (III) clorua

b) Kali hiđroxit: KOH  

Nhôm  hiđroxit: Al(OH)3 

Canxi clorua: CaCl2  

Lưu huỳnh trioxit : SO3

Axit sunfuric: H2SO4

Câu 2:

a) nồng độ mol của 750 ml dung dịch có chứa 0,5 mo1 MgCl2

CM(MgCl2)=nV=0,50,75=23(M)

b) nồng độ mol của 4 lit dung dịch có chứa 400 g CuSO4

nCuSO4=400160=2,5molCM=2,54=0,625M

c) nồng độ % của 600 g dung dịch có chứa 20 g KCl

C%=20600.100%=103%

d) nồng độ % của dung dịch có 20g NaCl hòa tan trong 180 g nước

mdd=20+180=200gC%=20200.100%=10%

e) số mol và số gam chất tan trong 500ml dung dịch KNO3 2M

nKNO3=CM.V=2.0,5=1molm=1.101=101g

f) số mol và số gam chất tan trong 50g dung dịch MgCl2 4%      

mct=50.4%100%=2(g)n=295(mol)

Câu 3:

a)

Zn+2HClZnCl2+H2nH2=5,622,4=0,25molnHCl=0,25.2=0,5molmHCl=0,5.36,5=18,25g

b)

H2+CuOt0Cu+H2OnCuO=1280=0,15mol

Theo câu a ta có: nH2=0,25mol

Lập tỉ lệ:

 nH21=0,251=0,25,        nCuO1=0,151=0,15

=> H2 dư, tính theo số mol của CuO.

nCu=nCuO=0,15molmCu=0,15.64=9,6g

Câu 4:

a)

3Fe+2O2t0Fe3O4nFe3O4=2,32232=0,01molnFe=0,01.3=0,03molmFe=0,03.56=1,68gnO2=0,01.2=0,02molVO2=0,02.22,4=0,448l

b) 2KMnO4t0K2MnO4+MnO2+O2

Theo câu a ta có: nO2=0,02mol

nKMnO4=0,02.2=0,04molmKMnO4=0,04.158=6,32g

Câu 5:

a) Fe+H2SO4FeSO4+H2

b)

nFe=11,256=0,2molnH2=0,2molVH2=0,2.22,4=4,48l

c)

nH2SO4=0,2.2=0,4molVH2SO4=0,40,5=0,8l

Câu 6:

a)

2Al+3H2SO4Al2+3H2nAl=5,427=0,2molnH2SO4=14,798=0,15mol

Lập tỉ lệ:

nAl2=0,22=0,1,          nH2SO43=0,153=0,05

=> Al dư, tính theo số mol của H2SO4.

nAlpu=0,15.23=0,1molnAldu=0,20,1=0,1molmAldu=0,1.27=2,7g

b)

nH2=nH2SO4=0,15molVH2=0,15.22,4=3,36l

Câu 7:

a)

Zn+2HClZnCl2+H2nZn=6,565=0,1molnHCl=0,1.2=0,2molCMHCl=0,20,2=1M

b)

nH2=nZn=0,1molVH2=0,1.22,4=2,24l

­TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng ở mức độ cao hơn

Số câu

% Tổng điểm

1

Oxi – Không khí

Tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng và điều chế oxi.

1

1

1

1

4

13,33

Oxit

1

1

0

0

2

6,67

Không khí – Sự cháy

0

1

0

0

1

3,33

2

Hiđro – Nước

Tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng và điều chế hiđro và nước

1

1

1

1

4

13,33

Axit, bazơ, muối

2

1

0

0

3

10,00

3

Phản ứng hóa học

Phản ứng hóa học, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng oxi hóa khử

0

2

0

0

2

6,67

4

Dung dịch – Nồng độ dung dịch

Dung dịch, chất tan, dung môi, độ tan.

2

2

2

0

6

20

Nồng độ mol

1

1

1

1

7

23,33

Nồng độ phần trăm

1

1

1

Pha chế dung dịch

0

1

0

0

1

3,33

Tổng số câu

9

12

6

3

30

100%

Tỉ lệ %

30

40

20

10

100%

 

Tỉ lệ chung (%)

70

30

100%

 

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 năm 2023 có ma trận

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 1

(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế từ 2 chất nào sau đây?

A. CuO; Fe3O4.

B. KMnO4; KClO3.

C. Không khí; H2O.

D. KMnO4; MnO2.

Câu 2: Trong số những dung dịch dưới đây, dung dịch nào làm cho quỳ tím không đổi màu?

A. HNO3.

B. NaOH.

C. NaCl.

D. Ca(OH)2.

Câu 3: Khí oxi không tác dụng được với chất nào sau đây?

A. Fe.

B. S.

C. P.

D. Ag.

Câu 4: Chất tan là

A. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

B. chất bị hòa tan trong dung môi.

C. chất có khả năng tác dụng với nước.

D. chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Câu 5: Muốn pha 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M thì khối lượng CuSO4 cần lấy là

A. 10,8 gam.

B. 12,8 gam.

C. 5,04 gam.

D. 10 gam.

Câu 6: Đốt nóng CuO tới khoảng 400oC rồi cho luồng khí H2 đi qua. Trong phản ứng trên, hiđro thể hiện

A. tính khử.

B. tính oxi hóa.

C. tính khử và tính oxi hóa.

D. không có tính khử và không có tính oxi hóa.

Câu 7: Sự cháy và sự oxi hoá chậm có điểm chung là đều

A. toả nhiệt và phát sáng

B. toả nhiệt và không phát sáng.

C. xảy ra sự oxi hoá và có toả nhiệt.

D. xảy ra sự oxi hoá và không phát sáng.

Câu 8: Nồng độ mol của dung dịch là

A. số gam chất tan trong 1 lít dung dịch.

B. số gam chất tan trong 1 lít dung môi.

C. số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.

D. số mol chất tan trong 1 lít dung môi.

Câu 9: Tên gọi của H2SO3 là  

A. Hiđrosunfua.

B. Axit sunfuric.

C. Axit sunfuhiđric.

D. Axit sunfurơ.

Câu 10: Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước ở nhiệt độ 20oC thì thu được dung dịch bão hòa. Độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là

A. 35,5 gam.

B. 35,9 gam.

C. 36,5 gam.

D. 37,2 gam.

Câu 11: Số mol chất tan có trong 400 ml NaOH 6M là  

A. 1,2 mol.

B. 2,4 mol.

C. 1,5 mol.

D. 4 mol.

Câu 12: Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy?

A. 4P + 5O2 to  2P2O5

B. 2Fe(OH)3 to  Fe2O3 + 3H2O

C. 2CO + O2 to  2CO2

D. 2Cu + O2  to 2CuO

Câu 13: Cần thêm bao nhiêu ml nước vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M để thu được dung dịch mới có nồng độ 0,1M?

A. 400 ml.

B. 300 ml.

C. 200 ml.

D. 100 ml.

Câu 14: Dãy oxit nào có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước?

A. SO3, CaO, CuO, Fe2O3.

B. SO3, Na2O, CaO, P2O5.

C. ZnO, CO2, SiO2, PbO.

D. SO2, Al2O3, HgO, K2O.

Câu 15: Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là

A. C%=mct+mdd100%

B. C%=mct.mdd100%

C. C%=mctmdd.100%

D. C%=mctmH2O.100%

Câu 16: Cho 4,48 lít khí hiđro tác dụng với 3,36 lít khí oxi. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Số gam nước thu được là

A. 3,6 gam.

B. 1,8 gam.

C. 2,7 gam.

D. 4,5 gam.

Câu 17: Trong phản ứng hóa học giữa khí H2 và CuO ở nhiệt độ cao đã xảy ra

A. sự oxi hóa H2 tạo thành H2O.

B. sự khử H2 tạo thành H2O.

C. sự oxi hoá CuO tạo ra Cu.

D. sự phân hủy CuO thành Cu.

Câu 18: Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là  

A. Dung môi.

B. Dung dịch bão hòa.

C. Dung dịch chưa bão hòa.

D. Cả A và B.

Câu 19: Số gam NaCl trong 50 gam dung dịch NaCl 40%

A. 40 gam.

B. 30 gam.

C. 20 gam.

D. 50 gam.

Câu 20: Muốn điều chế được 2,8 lít khí oxi (đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là

A. 19,75 gam.

B. 39,5 gam.

C. 59,25 gam.

D. 9,875 gam

Câu 21: Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành bazơ?

A. CaO.

B. SO3.

C. Al2O3.

D. CuO.

Câu 22: Cho 4,6 gam Na tác dụng với nước dư. Sau phản ứng thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 1,12.

C. 3,36.

D. 4,48.

Câu 23: Dung dịch là

A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan. 

B. hợp chất gồm dung môi và chất tan.

C. hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan. 

D. hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.

Câu 24: Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dung dịch NaOH 15%?

A. 20 gam.

B. 30 gam.

C. 40 gam.

D. 50 gam.

Câu 25: Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là  

A. natri sunfat.

B. natri sunfit. 

C. sunfat natri.

D. natri sunfuric.

Câu 26: Ở một nhiệt độ xác định, dung dịch bão hòa là dung dịch

A. không thể hòa tan thêm chất tan.

B. có thể hòa tan thêm chất tan.

C. có thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

D. không thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

Câu 27: Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

A. Cả hai chất đều hết.

B. Photpho.

C. Cả hai chất đều dư.

D. Oxi.

Câu 28: Tên gọi của P2O5 là

A. Điphotpho trioxit.

B. Photpho oxit.

C. Điphotpho pentaoxit.

D. Điphotpho oxit.

Câu 29: Để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn, ta không nên thực hiện biện pháp nào sau đây?

A. Khuấy dung dịch.

B. Đun nóng dung dịch.

C. Nghiền nhỏ chất rắn.

D. Làm lạnh dung dịch.

Câu 30: Khi cô cạn 199 ml dung dịch CuSO4 thu được 43,2 gam CuSO4. Biết khối lượng riêng của dung dịch là 1,206 g/ml. Nồng độ phần trăm của dung dịch trên là

A. 18%.

B. 20%.

C. 24%.

D. 28%.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 2

(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)

Câu 1: Phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là

A. Đun nóng KMnO4 hoặc KClO3 ở nhiệt độ cao.

B. Đi từ không khí.

C. Điện phân nước.

D. Nhiệt phân CaCO3.

Câu 2: Dung dịch là hỗn hợp:

A. của nước và chất lỏng.

B. của chất rắn trong chất lỏng.

C. của hai chất lỏng.

D. đồng nhất của dung môi và chất tan.

Câu 3: Nồng độ mol của dung dịch là

A. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch.

B. Số gam chất tan trong 1lít dung môi.

C. Số mol chất tan trong 1lít dung dịch.

D. Số mol chất tan trong 1 lít dung môi.

Câu 4: Có 3 oxit sau: MgO, P2O5, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử nào sau đây?

A. Chỉ dùng nước.

B. Chỉ dùng dung dịch kiềm.

C. Chỉ dùng axit.

D. Dùng nước và giấy quỳ.

Câu 5: Với một lượng chất tan xác định khi tăng thể tích dung môi thì

A. C% tăng, CM tăng.

B. C% giảm, CM giảm.

C. C% tăng, CM giảm.

D. C% giảm, CM tăng.

Câu 6: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là   

A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch.

B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.

C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.

D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

Câu 7: Khối lượng nước cần dùng để pha chế 150 gam dung dịch NaCl 5% từ dung dịch NaCl 10% là

A. 56,8 gam.

B. 67,5 gam.

C. 60,8 gam.

D. 59,4 gam.

Câu 8: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?

A. K, BaO, SO2.

B. K, CaO, ZnO.

C. Na, Cu, SO3.

D. CaO, CuO, P2O5.

Câu 9: Hòa tan 6 gam NaOH vào nước được 0,5 lít dung dịch NaOH. Dung dịch này có nồng độ mol là

A. 1,0M.

B. 0,2M.

C. 0,3M.

D. 0,5M.

Câu 10: Dãy các bazơ nào sau đây là bazơ tan?

A. KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

B. KOH, NaOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2.

C. Al(OH)3, Ca(OH)2, NaOH, Mg(OH)2.

D. Ba(OH)2, KOH, Zn(OH)2, Cu(OH)2.

Câu 11: Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là  

A. Nước và đường.

B. Dầu ăn và xăng.

C. Rượu và nước.

D. Dầu ăn và cát.

Câu 12: 25 gam dung dịch muối ăn, nồng độ 10% có chứa một lượng muối ăn là

A. 4,5 gam.

B. 5,5 gam.

C. 4,0 gam.

D. 2,5 gam.

Câu 13: Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

(2) K2O + H2O → 2KOH

(3) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

(4) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

(5) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

(6) HCl + NaOH → NaCl + H2O

Số phản ứng thuộc loại phản ứng thế là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 14: Ở 20oC, hòa tan 20,7 gam CuSO4 vào 100 gam nước thì được một dung dịch CuSO4 bão hòa. Vậy độ tan của CuSO4 trong nước ở 20oC là

A. 120,7 gam.

B. 100 gam.

C. 20,7 gam.

D. 20 gam.

Câu 15: Ý nghĩa 98% trong bình đựng dung dịch H2SO4

A. 98 gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch.

B. 98 gam H2SO4 có trong 100 gam nước.

C. 98 gam H2SO4 có trong 1 lít dung dịch.

D. 98 gam H2SO4 có trong 100 ml dung môi.

Câu 16: Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là

A. sự oxi hóa chậm.

B. sự khử.

C. sự khử chậm.  

D. sự cháy.

Câu 17: Có thể điều chế được bao nhiêu gam O2 từ 31,6 gam KMnO4?

A. 1,6 gam.

B. 16 gam.

C. 3,2 gam.

D. 6,4 gam.

Câu 18: Nhận xét nào sau đây đúng về oxi?

A. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.

B. Oxi là chất khí ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

C. Oxi là chất khí không duy trì sự cháy, hô hấp.

D. Oxi là chất khí không tan trong nước và nặng hơn không khí.

Câu 19: Cho nổ một hỗn hợp gồm 2 mol H2 và 24 lít khí oxi (ở đktc). Chất khí nào còn dư và dư bao nhiêu lít sau phản ứng?

A. O2 dư; 1,4 lít.

B. H2 dư; 1,6 lít.

C. H2 dư; 1,4 lít.

D. O2 dư; 1,6 lít.

Câu 20: Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước

A. đều giảm.

B. đều tăng.

C. có thể tăng và có  thể giảm.

D. không tăng và cũng không giảm.

Câu 21: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH, người ta làm thế nào ?

A. Tính số gam NaOH có trong 100 gam dung dịch.

B. Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch.

C. Tính số gam NaOH có trong 100 gam nước.

D. Tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch

Câu 22: Dãy hợp chất nào sau đây chỉ gồm các hợp chất axit?

A. NaOH; KCl; HCl.

B. HCl; CuSO4; NaOH.

C. HCl; H2SO4; HNO3.

D. H2SO4; NaCl; Cu(OH)2.

Câu 23: Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?  

A. Sắt oxit.

B. Sắt (II) oxit. 

C. Sắt (III) oxit.

D. Sắt từ oxit.

Câu 24: Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra

A. khí hiđro và khí oxi.

B. khí hiđro và khí cacbon oxit.

C. khí oxi và khí cacbon oxit.

D. khí hiđro và khí clo.

Câu 25: Trộn 100 ml dung dịch NaOH 1M với 150 ml dung dịch NaOH aM, thu được dung dịch có nồng độ 1,6M. Giá trị của a là

A. 0,5.

B. 1,0.

C. 1,5.

D. 2,0.

Câu 26: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A. C + O2 to  CO2.

B. Fe2O3 + 3CO to  2Fe + 3CO2.

C. CaCO3 to  CaO + CO2.

D. 3Fe + 2O2 to  Fe3O4.

Câu 27: Cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm đường. Ở giai đoạn sau ta được một dung dịch đường không thể hòa tan thêm đường gọi là

A. dung dịch đường chưa bão hòa.

B. dung dịch đường trung tính.

C. dung dịch đường bão hòa.

D. dung dịch đường kém bão hòa.

Câu 28: Trong dãy các chất sau, dãy gồm các chất làm quỳ tím chuyển màu đỏ là

A. dung dịch KMnO4, dung dịch NaCl.

B. dung dịch Ca(OH)2, dung dịch KOH.

C. dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.

D. dung dịch NaCl, H2O.

Câu 29: Đốt cháy 3,1 gam photpho trong bình chứa 11,2 lít khí oxi (đktc). Sau phản ứng trong bình có những chất nào?

A. Photpho và khí oxi.

B. Photpho, khí oxi và điphotpho pentaoxit.

C. Photpho và điphotpho pentaoxit.

D. Khí oxi và điphotpho pentaoxit.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị.

B. Khí hiđro nhẹ nhất trong các chất khí.

C. Khí hiđro tan nhiều trong nước.

D. Khí hiđro nhẹ hơn không khí.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 3

(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)

Câu 1: Chất nào sau đây không phản ứng với khí oxi?

A. Nước.

B. Lưu huỳnh.

C. Khí metan.

D. Sắt.

Câu 2: Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit?

A. SO2.

B. SO3.

C. NO.

D. P2O5.

Câu 3: Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là

A. CM=nV

B. CM=Vn

C. CM=n×V

D. CM = n + V

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.

B. Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

C. Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.

D. Sự cháy là sự oxi hóa có khí và kết tủa tạo thành.

Câu 5: Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch được gọi là

A. chất oxi hóa.

B. chất khử.

C. dung môi.

D. chất tan.

Câu 6: Trong 200 ml dung dịch có hòa tan 8,5 gam NaNO3. Nồng độ mol của dung dịch là

A. 0,2M.

B. 0,3M.

C. 0,4M.

D. 0,5M.

Câu 7: Phân tử axit gồm có

A. một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (– OH).

B. một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

C. một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

D. một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với một nguyên tử phi kim.

Câu 8: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?

A. CuO + H2 to  Cu + H2O.

B. Mg + 2HCl → MgCl2 + H­2.

C. Ca(OH)2 + CO2  to  CaCO3 + H2O.

D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

Câu 9: Chất tan là

A. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

B. chất bị hòa tan trong dung môi.

C. chất có khả năng tác dụng với nước.

D. chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Câu 10: Để pha chế được 50 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 10% ta thực hiện như sau

A. hoà tan 5 gam CuSO4 vào cốc đựng 50 gam nước cất, khuấy nhẹ.

B. hoà tan 5 gam CuSO4 vào cốc đựng 45 gam nước cất, khuấy nhẹ.

C. hoà tan 8 gam CuSO4 vào cốc đựng 45 gam nước cất, khuấy nhẹ.

D. hoà tan 8 gam CuSO4 vào cốc đựng 50 gam nước cất, khuấy nhẹ.

Câu 11: Tại sao người ta dùng phương pháp đẩy nước để thu khí oxi?

A. Oxi mạnh hơn nước.

B. Oxi tan nhiều trong nước.

C. Khối lượng riêng của oxi nặng hơn nước.

D. Oxi ít tan trong nước.

Câu 12: Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?  

A. Sắt oxit.

B. Sắt (II) oxit. 

C. Sắt (III) oxit.

D. Sắt từ oxit.

Câu 13: Chất nào sau đây là axit?

A. H2SO4.

B. NaCl.

C. Ba(OH)2.

D. MgSO4.

Câu 14: Cho phương trình hóa học: 2Al + Fe2O3 to  Al2O3 + 3Fe. Quá trình Al tạo thành Al2O3 và quá trình Fe2O3 tạo thành Fe được gọi lần lượt là

A. sự oxi hóa, sự khử.

B. sự khử, sự oxi hóa.

C. sự phân hủy, sự khử.

D. sự oxi hóa, sự phân hủy.

Câu 15: Hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan được gọi là

A. dung dịch.

B. dung môi.

C. chất tan.

D. kiềm.

Câu 16: Nồng độ mol của dung dịch cho biết

A. số gam dung môi có trong 100 gam dung dịch.

B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

C. số mol chất tan có trong một lít dung dịch.

D. số mol chất tan có trong dung dịch.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị.

B. Khí hiđro nhẹ nhất trong các chất khí.

C. Khí hiđro tan nhiều trong nước.

D. Khí hiđro nhẹ hơn không khí.

Câu 18: Cho 4,6 gam Na tác dụng với nước dư. Sau phản ứng thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 1,12.

C. 3,36.

D. 4,48.

Câu 19: Cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. Đường tan trong nước tạo thành dung dịch đường. Chất tan là

A. nước đường.

B. nước.

C. nước và đường.

D. đường.

Câu 20: Công thức tính nồng độ phần trăm là

A. C%=mctmdd.100% .

B. C%=nV.100%.

C. C%=mddmct.100%.

D. C%=Vn.

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí CH4 trong bình chứa khí oxi. Thể tích khí oxi (đo ở đktc) cần dùng là

A. 2,24 lít.

B. 3,36 lít.

C. 4,48 lít.

D. 6,72 lít.

Câu 22: Cho 4,48 lít khí hiđro tác dụng với 3,36 lít khí oxi. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Số gam nước thu được là

A. 3,6 gam.

B. 1,8 gam.

C. 2,7 gam.

D. 4,5 gam.

Câu 23: Tên gọi của các chất có công thức hóa học: HCl, NaOH, Al2(SO4)3 lần lượt là

A. axit clohiđric, natri hiđroxit, nhôm (III) sunfat.

B. axit cloric, natri hiđroxit, nhôm sunfat.

C. axit clohiđric, natri (I) hiđroxit, nhôm (III) sunfat.

D. axit clohiđric, natri hiđroxit, nhôm sunfat.

Câu 24: Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 3,6 gam muối ăn. Chọn khối lượng của muối ăn để tạo ra dung dịch bão hòa với 10 gam nước.

A. 4,0 gam.

B. 3,2 gam.

C. 3,0 gam.

D. 2,8 gam.

Câu 25: Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết

A. số mol chất tan trong một lít dung dịch.

B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

C. số mol chất tan có trong 150 gam dung dịch.

D. số gam chất tan có trong dung dịch.

Câu 26: Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam cacbon trong 4,8 gam oxi thì thu được tối đa bao nhiêu gam khí CO2?

A. 6,6 gam.

B. 6,5 gam.

C. 6,4 gam.

D. 6,3 gam.

Câu 27: Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?

A. Mg.

B. Cu.

C. Fe.

D. Na.

Câu 28: Hòa tan 15 gam NaCl vào 55 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch là

A. 21,43%.

B. 26,12%.

C. 28,10%.

D. 29,18%.

Câu 29: Để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn, ta không nên thực hiện biện pháp nào sau đây?

A. Khuấy dung dịch.

B. Đun nóng dung dịch.

C. Nghiền nhỏ chất rắn.

D. Làm lạnh dung dịch.

Câu 30: Trộn 100 ml dung dịch NaOH 1M với 150 ml dung dịch NaOH aM, thu được dung dịch có nồng độ 1,6M. Giá trị của a là

A. 0,5.

B. 1,0.

C. 1,5.

D. 2,0.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 4

(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?

A. Oxi cần thiết cho sự sống.

B. Oxi không có mùi và không có màu.

C. Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, nhất là ở nhiệt độ cao.

D. Oxi tan nhiều trong nước.

Câu 2: Hợp chất nào sau đây không phải là oxit?

A. CO2.

B. SO2.

C. CuO.

D. CuS.

Câu 3: Hoà tan hết 19,5 gam kali vào 261 gam H2O. Nồng độ % của dung dịch thu được là (biết rằng nước bay hơi không đáng kể).

A. 5%.

B. 10%.

C.15%.

D. 20%.

Câu 4: Nồng độ mol/lít của dung dịch là

A. số gam chất tan trong 1 lít dung dịch.

B. số gam chất tan trong 1lít dung môi.

C. số mol chất tan trong 1lít dung dịch.

D. số mol chất tan trong 1lít dung môi.

Câu 5: Để chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa (ở nhiệt độ phòng). Ta có thể

A. thêm NaCl và khuấy nhẹ.

B. thêm lượng dư nước và khuấy nhẹ đến khi muối ăn đã tan hết.

C. ngâm trong nước lạnh.

D. khuấy liên tục khoảng 5 phút.

Câu 6: Muốn pha 300 ml dung dịch NaCl 3M thì khối lượng NaCl cần lấy là

A. 52,65 gam.

B. 54,65 gam.

C. 60,12 gam.

D. 60,18 gam.

Câu 7: Để tạo ra được 3,6 gam nước thì thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau lần lượt là

A. 4,48 lít và 4,48 lít.

B. 4,48 lít và 2,24 lít.

C. 2,24 lít và 4,48 lít.

D. 2,24 lít và 2,24 lít.

Câu 8: Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là

A. Fe(OH)2.

B. Fe2O3.

C. Fe(OH)3.

D. FeO.

Câu 9: Cho các phản ứng sau: 

1) 2FeCl2 + Cl2 to  2FeCl3  

2) CuO + H2 to  Cu + H2

3) 2KNO3 to 2KNO2 + O2 

4) 2Fe(OH)3  to Fe2O3 + 3H2

5) CH4 + 2O2 to  CO2 + 2H2

Số phản ứng phân hủy là

A. 1.

B. 2.

C. 3.                  

D. 4.

Câu 10: Nồng độ của dung dịch tăng nhanh nhất khi nào?

A. Tăng lượng chất tan đồng thời tăng lượng dung môi.

B. Tăng lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.

C. Tăng lượng chất tan đồng thời giữ nguyên lượng dung môi.

D. Giảm lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.

Câu 11: Để pha chế được 100 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 2M ta thực hiện như sau:

A. Cân lấy 32 gam CuSO4 vào cốc. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 100 ml dung dịch.

B. Cân lấy 16 gam CuSO4 vào cốc. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 100 ml dung dịch.

C. Cân lấy 32 gam CuSO4 vào cốc. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 150 ml dung dịch.

D. Cân lấy 16 gam CuSO4 vào cốc. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 150 ml dung dịch.

Câu 12: Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, ta có thể dùng kim loại nhôm tác dụng với

A. CuSO4  hoặc HCl loãng.

B. KClO3 hoặc KMnO4.

C. H2SO4 loãng hoặc HCl loãng.

D. Fe2O3 hoặc CuO.

Câu 13: Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết  

A. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch bão hòa.

C. số gam chất tan có trong 100 gam nước.

D. số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Câu 14: Thành phần các chất trong không khí gồm

A. 78% nitơ; 1% oxi; 21% các chất khác.

B. 21% nitơ; 78% oxi; 1% các chất khác.

C. 50% nitơ; 50% oxi.

D. 21% oxi; 78% nitơ; 1% các chất khác.

Câu 15: Sự khuấy làm cho chất rắn bị hòa tan nhanh hơn. Vì

A. các phân tử nước chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn.

B. luôn luôn tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước.

C. gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước.

D. làm tăng nhiệt độ dung dịch và tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn.

Câu 16: Công thức tính nồng độ phần trăm là

A. C%=mctmdd.100%.

B. C%=nV.100%.

C. C%=mddmct.100%.

D. C%=Vn.

Câu 17: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. KOH, BaCl2, H2SO4, NaOH.

B. NaOH, K2SO4, NaCl, KOH.

C. NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2.

D. KOH, Ba(NO3)2, HCl, NaOH.

Câu 18: Trong phản ứng: CuO + H2 t° Cu + H2O. Chất khử và chất oxi hóa lần lượt là

A. CuO, H2.

B. H2, CuO.

C. Cu, H2O.

D. H2O, Cu.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

B. Kích thước của chất rắn càng nhỏ thì chất rắn bị hòa tan càng nhanh.

C. Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

D. Đun nóng dung dịch làm cho chất rắn bị hòa tan chậm hơn.

Câu 20: Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dung dịch NaOH 15%?

A. 20 gam.

B. 30 gam.

C. 40 gam.

D. 50 gam.

Câu 21: Đốt cháy 12,4 gam P trong bình chứa 20 gam khí oxi. Khối lượng P2O5 thu được sau phản ứng là

A. 14,2 gam.

B. 32,4 gam.

C. 35,5 gam.

D. 28,4 gam.

Câu 22: Trong các chất sau: K2O, P2O5, CaO, Na2O. Nước tác dụng được với chất nào tạo ra axit?

A. P2O5

B. Na2O

C. K2O

D. CaO

Câu 23: Trộn 2 ml rượu etylic (cồn) với 20 ml nước cất. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nước là chất tan, rượu etylic là dung môi.

B. Rượu etylic là chất tan, nước là dung môi.

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc dung môi.

D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Câu 24: Khí oxi phản ứng được với chất nào cho dưới đây?

A. SO3.

B. Na2O.

C. CaO.

D. CH4.

Câu 25: Dãy chỉ gồm các oxit axit là

A. CO, CO2, SO2, Al2O3.

B. CO2, SO2, SO3, P2O5.

C. FeO, SiO2, CaO, Fe2O3.

D. Na2O, BaO, H2O, ZnO.

Câu 26: Kim loại không tan trong nước là

A. Na.

B. K.

C. Ca.

D. Cu.

Câu 27: Cho các chất sau: H2SO3, KOH, FeCl3, Na2CO3, Ca(OH)2, HNO3, CuSO4. Số axit, bazơ và muối lần lượt là

A. 3, 2, 2.

B. 2, 3, 2.

C. 2, 2, 3.

D. 1, 3, 3.

Câu 28: Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường. Chọn khối lượng của đường để tạo ra dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.

A. 22 gam.

B. 18 gam.

C. 25 gam.

D. 28 gam.

Câu 29: Khi phân hủy có xúc tác 15,8 gam KMnO4, thể tích khí oxi thu được ở đktc là

A. 3,36 lít.

B. 11,2 lít.

C. 1,12 lít.

D. 33,6 lít.

Câu 30: Cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. Đường tan trong nước tạo thành dung dịch đường. Chất tan là

A. nước đường.  

B. nước.

C. đường.  

D. nước và đường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 5

(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)

Câu 1: Trong thí nghiệm điều chế khí oxi, tại sao người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước?

A. Khí oxi nhẹ hơn nước.

B. Khí oxi tan rất nhiều trong nước.

C. Khí O2 tan ít trong nước.

D. Khí oxi hóa lỏng ở - 183oC.

Câu 2: Cách đọc tên nào sau đây sai?

A. CO2: cacbon (II) oxit.

B. CuO: đồng (II) oxit.

C. FeO: sắt (II) oxit.

D. CaO: canxi oxit.

Câu 3: Cho hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho một luồng khí H (sau khi đã kiểm tra sự tinh khiết) đi qua bột đồng (II) oxit CuO có màu đen ở nhiệt độ thường.

Thí nghiệm 2: Đốt nóng CuO tới khoảng 400oC rồi cho luồng khí H2 đi qua.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thí nghiệm 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.

B. Thí nghiệm 2: Bột CuO màu đen chuyển dần thành màu đỏ gạch.

C. Không có hiện tượng gì ở cả hai thí nghiệm.

D. Thí nghiệm 2: Có những giọt nước tạo thành.

Câu 4: Nồng độ của dung dịch tăng nhanh nhất khi nào?

A. Tăng lượng chất tan đồng thời tăng lượng dung môi.

B. Tăng lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.

C. Tăng lượng chất tan đồng thời giữ nguyên lượng dung môi.

D. Giảm lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.

Câu 5: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?

A. CuO + H2 to Cu + H2O

B. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

C. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Câu 6: Ở 20oC, hòa tan m gam KNO3 vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của KNOở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Giá trị của m là  

A. 40.

B. 44.

C. 42.

D. 43.

Câu 7: Ý nghĩa 98% trong bình đựng dung dịch H2SO4

A. 98 gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch.

B. 98 gam H2SO4 có trong 100 gam nước.

C. 98 gam H2SO4 có trong 1 lít dung dịch.

D. 98 gam H2SO4 có trong 100 ml dung môi.

Câu 8: Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

A. Phát sáng.

B. Tỏa nhiệt.          

C. Sự oxi hóa xảy ra chậm.

D. Cháy.

Câu 9: Các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa dung dịch?

A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng.

B. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng.

C. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng.

D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

Câu 10: Tính thể tích khí oxi phản ứng khi đốt cháy 3,6 gam C?

A. 0,672 lít.

B. 67,2 lít.

C. 6,72 lít.

D. 0,0672 lít.

Câu 11: Cho các chất sau: FeO (1), KClO3 (2), KMnO4 (3), CaCO3 (4), không khí (5), H2O (6). Những chất nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?  

A. 2, 3, 5, 6.

B. 2, 3.

C. 1, 2, 3, 5.

D. 2, 3, 5.

Câu 12: Hòa tan 50 gam NaCl vào 450 gam nước thì thu được dung dịch có nồng độ là

A. 15%.

B. 20%.             

C. 10%.

D. 5%.

Câu 13: Chọn câu đúng khi nói về độ tan. Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là

A. Số gam chất đó tan trong 100 gam dung dịch.

B. Số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo dung dịch bão hoà.

C. Số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100 gam dung dịch.

D. Số gam chất đó tan trong 100 gam dung môi.

Câu 14: Cho 4,48 lít khí hiđro tác dụng với 3,36 lít khí oxi. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Số gam nước thu được là

A. 3,6 gam.

B. 1,8 gam.

C. 2,7 gam.

D. 4,5 gam.

Câu 15: Hoà tan 4 gam NaOH vào nước để được 400 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là

A. 0,22M.

B. 0,23M.

C. 0,24M.

D. 0,25M.

Câu 16: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. HCl, H2SO4, HNO3, NaCl.

B. HCl, H2SO4, Ba(NO3)2, NaOH.

C. Ba(OH)2, Na2SO4, H3PO4, HNO3.

D. HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3.

Câu 17: Cho dần dần và liên tục muối ăn vào cốc nước, khuấy nhẹ. Sau một thời gian, thấy còn một lượng muối ăn không tan ở đáy cốc. Dung dịch thu được là

A. dung dịch chưa bão hòa.

B. dung dịch axit.

C. dung dịch bão hòa.

D. dung dịch bazơ.

Câu 18: Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH, người ta làm thế nào?

A. Tính số gam NaOH có trong 100 gam dung dịch.

B. Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch.

C. Tính số gam NaOH có trong 1000 gam dung dịch.

D. Tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch.

Câu 19: Muốn pha 250 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

A. 62,5 ml.

B. 67,5 ml.

C. 68,6 ml.

D. 69,4 ml.

Câu 20: Cho phương trình hóa học của phản ứng: Fe2O3 + 3H2 t° 2Fe + 3H2O. Phát biểu đúng là

A. Phản ứng hóa học trên không là phản ứng oxi hóa – khử.

B. Phản ứng hóa học trên là phản ứng oxi hóa – khử; Fe2O3 là chất oxi hóa, H2 là chất khử.

C. Phản ứng hóa học trên là phản ứng oxi hóa – khử; Fe2O3 là chất khử, H2 là chất oxi hóa.

D. Phản ứng hóa học trên là phản ứng phân hủy.

Câu 21: Sự khuấy làm cho chất rắn bị hòa tan nhanh hơn. Vì

A. các phân tử nước chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn.

B. luôn luôn tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước.

C. gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước.

D. làm tăng nhiệt độ dung dịch và tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn.

Câu 22: Trong 200 ml dung dịch có hòa tan 8,5 gam NaNO3. Nồng độ mol của dung dịch là

A. 0,2M.

B. 0,3M.

C. 0,4M.

D. 0,5M.

Câu 23: Số gam KMnO­4 cần dùng để điều chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) là

A. 20,7 gam.

B. 42,8 gam.

C. 14,3 gam.      

D. 31,6 gam.

Câu 24: Oxit bazơ không tác dụng với nước là

A. BaO.

B. Na2O.

C. CaO.

D. MgO.

Câu 25: Trường hợp nào sau đây không có sự phù hợp giữa tên gọi và công thức hóa học?

A. HNO3: axit nitric.

B. CuSO4: đồng (II) sunfat.

C. Fe2O3: sắt (III) oxit.

D. FeS: sắt sunfua.

Câu 26: Làm sao để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn?  

A. khuấy dung dịch.

B. đun nóng dung dịch. 

C. nghiền nhỏ chất rắn.

D. cả ba cách đều được.

Câu 27: Chỉ ra các oxit bazơ trong dãy oxit sau: P2O5, CuO, BaO, Na2O, SO3.

A. CaO, CuO, Na2O.

B. P2O5, CaO, CuO.

C. CaO, Na2O, SO3.

D. P2O5, CaO, SO3.

Câu 28: Hòa tan 11,28 gam K2O vào nước dư, thu được m gam KOH. Tính m?

A. 6,72 gam.

B. 13,44 gam.

C. 8,4 gam.

D. 8,96 gam

Câu 29: Cho các chất sau: H2SO3, KOH, FeCl3, Na2CO3, Ca(OH)2, HNO3, CuSO4. Số axit, bazơ và muối lần lượt là

A. 3, 2, 2.

B. 2, 3, 2.

C. 2, 2, 3.

D. 1, 3, 3.

Câu 30: Tên gọi của chất có công thức hóa học H2SO4

A. axit sunfuric.

B. axit sunfurơ.

C. axit sunfuhiđric.

D. axit lưu huỳnh.

Xem thêm các bộ đề thi Hoá học lớp 8 chọn lọc, hay khác:

Hệ thống kiến thức Hóa học lớp 8 Giữa học kì 2

Đề cương Học kì 2 Hoá học lớp 8 năm 2023 chi tiết nhất

Bài tập Hóa học lớp 8 Học kì 2 có đáp án

Các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Học kì 2

Hệ thống kiến thức Hóa học lớp 8 Học kì 2

1 1755 lượt xem
Tải về