TOP 10 Đề thi Học kì 2 Hoá học 8 năm 2023 có đáp án

Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 8 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hóa học 8 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1614 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Hóa học 8 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 năm 2022 - 2023 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 có đáp án đề số 1

(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Khí oxi được thu bằng cách đẩy nước là do

A. khí oxi nặng hơn không khí.

B. khí oxi tan nhiều trong nước.

C. khí oxi ít tan trong nước.

D. khí oxi nhẹ hơn nước.

Câu 2: Nước phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. Na, CuO, SO2.

B. K, P2O5, Fe3O4.

C. K, CaO, Cu.

D. Na, P2O5, BaO.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. Mg + H2SO4 MgSO4 + H2

B. MgCO3 + H2SO4 MgSO4 + CO2↑ + H2O

C. CO + FeO toCO2↑ + Fe

D. CaCO3 to CaO + CO2

Câu 4: Những hóa chất nào sau đây dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?

A. NaNO, KClO3.

B. KMnO4, KClO3.

C. CaCO3, KMnO4.

D. MgO, NaNO3.

Câu 5: Hòa tan 25 gam đường vào 225 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch là

A. 10%.

B. 12%.

C. 15%.

D. 20%.

Câu 6: Quá trình nào dưới đây, không làm giảm oxi trong không khí?

A. Sự gỉ của các đồ vật bằng sắt.

B. Sự hô hấp của con người và động vật.

C. Sự quang hợp của cây xanh.

D. Sự cháy của than, xăng, dầu.

Câu 7: Thể tích khí oxi (đktc) thu được khi phân hủy 15,8 gam KMnO4

A. 4,48 lít.

B. 1,12 lít.

C. 2,24 lít.

D. 3,36 lít.

Câu 8: Trong các dung dịch dưới đây, dung dịch nào làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. Dung dịch K2SO4.

B. Dung dịch H2SO4.

C. Dung dịch NaOH.

D. Dung dịch KCl.

Câu 9: Hòa tan 8 gam NaOH vào nước thu được 800 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch là

A. 0,01M.

B. 0, 025M.

C. 0,2M.

D. 0,25M.

Câu 10: Dãy hợp chất nào sau đây gồm các oxit bazơ?

A. BaO, Na2O, SO3.

B. CO2, CaO, K2O.

C. P2O5, CuO, CaO.

D. CaO, BaO, Na2O.

Câu 11: Đốt cháy 42 gam kim loại Fe theo phương trình: 3Fe + 2O2 to Fe3O4. Khối lượng của oxi đã phản ứng là

A. 64 gam.

B. 32 gam.

C. 24 gam.

D. 16 gam.

Câu 12: Nguyên liệu dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là

A. nước, không khí.

B. Zn, K2CO3.

C. Zn, dung dịch axit HCl.

D. KMnO4, KClO3.

Câu 13: Khi hoà tan 100 ml rượu etylic vào 50 ml nước thì

A. nước và rượu đều là chất tan.

B. nước là chất tan và rượu là dung môi.

C. rượu là chất tan và nước là dung môi.

D. nước và rượu đều là dung môi.

Câu 14: Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl vào 50 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?

A. 3 gam.

B. 18 gam.

C. 5 gam.

D. 9 gam.

Câu 15: Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

A. Phát sáng.

C. Tỏa nhiệt.          

C. Sự oxi hóa xảy ra chậm.

D. Cháy.

Câu 16: Hòa tan m gam NaCl vào 450 gam nước thì thu được dung dịch có nồng độ là 10%. Tính giá trị của m?

A. 45 gam.

B. 50 gam.

C. 10 gam.

D. 55 gam.

Câu 17: Trường hợp nào sau đây không có sự phù hợp giữa tên gọi và công thức hóa học?

A. HNO3: axit nitric.

B. CuSO4: đồng(II) sunfat.

C. Fe2O3: sắt(III) oxit.

D. FeS: sắt sunfua.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Có chất không tan và có chất tan trong nước.

B. Có chất tan nhiều, có chất tan ít trong nước.

C. Dung dịch là hỗn hợp đồng chất của chất tan và dung môi.

D. Dung môi là chất bị hòa tan trong nước.

Câu 19: Cho mẩu Na vào cốc nước dư thấy có 4,48 lít khí bay lên ở đktc. Tính khối lượng Na phản ứng?

A. 9,2 gam.

B. 4,6 gam.

C. 2 gam.

D. 9,6 gam.

Câu 20: Để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn, ta không nên thực hiện biện pháp nào sau đây?

A. Khuấy dung dịch.

B. Đun nóng dung dịch.

C. Nghiền nhỏ chất rắn.

D. Làm lạnh dung dịch.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Điền công thức hóa học thích hợp vào chỗ trống và hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) … + O2 to Fe3O4

b) KClO3 to KCl + …

c) Al + … AlCl3 + H2

d) P2O5 + … H3PO4

Câu 2 (2,5 điểm): Cho 9,75 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch axit clohiđric dư thu được dung dịch X và khí hiđro?

a) Viết phương trình hóa học?

b) Tính thể tích khí H2 (đktc) thoát ra và khối lượng muối thu được?

c) Tính nồng độ mol của muối trong dung dịch X? (Coi như thể tích thay đổi không đáng kể)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 có đáp án đề số 2

(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Oxit nào sau đây có thành phần oxi chiếm 30% về khối lượng?

A. Fe­2O3.

B. FeO.

C. CuO.

D. CaO.

Câu 2: Phản ứng điều chế khí H2 từ HCl và Zn thuộc loại phản ứng nào?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng phân hủy.

C. Phản ứng oxi hóa – khử.

D. Phản ứng hóa hợp.

Câu 3: Nhóm chất chỉ gồm các axit là

A. HCl, NaCl, H2SO4.

B. BaO, H2SO4, H3PO4.

C. Na2O, CaCl2, HCl.

D. H3PO4, H2SO4, HCl.

Câu 4: Thiếc có thể có hoá trị II hoặc IV. Hợp chất có công thức SnO2 có tên là

A. Thiếc penta oxit.

B. Thiếc oxit.

C. Thiếc (II) oxit.

D. Thiếc (IV) oxit.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

B. Kích thước của chất rắn càng nhỏ thì chất rắn bị hòa tan càng nhanh.

C. Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

D. Đun nóng dung dịch làm cho chất rắn bị hòa tan chậm hơn.

Câu 6: Cho hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho một luồng khí H (sau khi đã kiểm tra sự tinh khiết) đi qua bột đồng (II) oxit CuO có màu đen ở nhiệt độ thường.

Thí nghiệm 2: Đốt nóng CuO tới khoảng 400oC rồi cho luồng khí H2 đi qua.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thí nghiệm 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.

B. Thí nghiệm 2: Bột CuO màu đen chuyển dần thành màu đỏ gạch.

C. Không có hiện tượng gì ở cả hai thí nghiệm.

D. Thí nghiệm 2: Có những giọt nước tạo thành.

Câu 7: Số mol trong 400 ml NaOH 6M là

A. 1,2 mol.

B. 2,4 mol.

C. 1,5 mol.

D. 4 mol.

Câu 8: Dãy gồm các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là  

A. Fe, Mg, Al.

B. Fe, Cu, Ag. 

C. Zn, Al, Ag.

D. Na, K, Ca.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. 3CO + Fe2O3 to 2Fe + 3CO2.

B. Fe + CuCl2 to FeCl2 + Cu.

C. 2KClO3 to 2KCl + 3O2↑.

D. CaO + CO2 → CaCO3.

Câu 10: Ý nghĩa 98% trong bình đựng dung dịch H2SO4

A. 98 gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch.

B. 98 gam H2SO4 có trong 100 gam nước.

C. 98 gam H2SO4 có trong 1 lít dung dịch.

D. 98 gam H2SO4 có trong 100 ml dung môi.

Câu 11: Khi phân huỷ có xúc tác 122,5 gam KClO3, thể tích khí oxi thu được là

A. 33,6 lít.

B. 3,36 lít.

C. 11,2 lít.

D. 1,12 lít.

Câu 12: Hoà tan 124 gam Na2O vào 876 ml nước, phản ứng tạo ra NaOH. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là

A. 16%.

B. 17%.

C. 18%.

D. 19%.

Câu 13: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.

(2) Cho khí H2 qua sắt (III) oxit nung nóng.

(3) Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2.

(4) Sục khí SO2 vào dung dịch KOH.

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14: Khí oxi không tác dụng được với chất nào sau đây?

A. Fe.

B. S.

C. P.

D. Ag.

Câu 15: Dẫn 2,24 lít (đktc) khí H2 qua ống sứ nung nóng đựng 4 gam CuO. Khối lượng Cu thu được là

A. 3,2 gam.

B. 0,32 gam.

C. 1,6 gam.

D. 6,4 gam.

Câu 16: Ứng dụng nào sau đây không phải của khí hiđro?

A. Dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa.

B. Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.

C. Dùng trong đèn xì oxi-hiđro để hàn cắt kim loại.

D. Dùng để dập tắt đám cháy.

Câu 17: Chỉ ra các oxit bazơ trong dãy oxit sau: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, SO3.

A. CaO, CuO, BaO, Na2O.

B. P2O5, CaO, CuO.

C. BaO, Na2O, SO3.

D. P2O5, CaO, SO3.

Câu 18: Khi hoà tan 100 ml rượu etylic vào 50 ml nước thì

A. nước và rượu đều là chất tan.

B. nước là chất tan và rượu là dung môi.

C. rượu là chất tan và nước là dung môi.

D. nước và rượu đều là dung môi.

Câu 19: Chọn phát biểu đúng trong các câu sau đây về thành phần của không khí?

A. 21% nitơ, 78% oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm, …)

B. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.

C. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm, …)

D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.

Câu 20: Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

A. Cả hai chất đều hết.

B. Photpho.

C. Cả hai chất đều dư.

D. Oxi.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) K2O + H2O →

b) Na + H2O →

c) Cu + O2

d) CxHy + O2

Câu 2 (2,5 điểm): Cho 7,2 gam Mg tác dụng hết với dung dịch axit HCl.

a) Viết phương trình phản ứng. Tính thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc.

b) Tính khối lượng axit HCl đã dùng.

c) Nếu dùng lượng H2 ở trên để khử 32 gam CuO ở nhiệt độ cao thì thu được bao nhiêu gam đồng kim loại.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 có đáp án đề số 3

(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)

Câu 1: Oxit tương ứng với Fe(OH)3

A. Fe3O4.

B. FeO.

C. Fe2O3.

D. FeO3.

Câu 2: Chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ là

A. H2SO4.

B. Ca(OH)2.

C. NaOH.

D. H2O.

Câu 3: Hợp chất nào là muối?

A. NaOH.

B. SO2.

C. H2SO3.

D. Mg(NO3)2.

Câu 4: Chất nào phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường sinh ra khí H­2?

A. Ca.

B. CaO.

C. BaO.

D. Zn.

Câu 5: Canxi hiđrocacbonat là tên của hợp chất nào?

A. CaCO3.

B. Ca(HCO3)2.

C. Ca(OH)2.

D. CaO.

Câu 6: Dãy các chất nào là bazơ?

A. H2S, HNO3.

B. Na2O, FeO.

C. NaCl, CuSO4.

D. NaOH, Fe(OH)3.

Câu 7: NaHSO4 có tên gọi là

A. Natri sunfat.

B. Natri hiđrosunfat.

C. Natri hiđrosunfit.

D. Natri sunfit.

Câu 8: Thể tích khí O2 cần dùng để đốt hết 6 lít khí H2 (ở đktc) là

A. 2 lít.

B. 3 lít.

C. 4 lít.

D. 6 lít.

Câu 9: Ứng dụng nào không phải của H2?

A. Dùng cho sự hô hấp của các loại sinh vật sống.

B. Bơm vào khinh khí cầu.

C. Điều chế kim loại từ oxit của chúng.

D. Làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa.

Câu 10: Cho khí SO3 tác dụng với nước ở nhiệt độ thường thu được sản phẩm là

A. H2SO4.

B. H2S.

C. H2SO3.

D. H2.

Câu 11: Thả một mẩu kim loại natri vào nước ở nhiệt độ thường thu được sản phẩm là

A. Na2O.

B. NaOH.

C. Na.

D. Na(OH)2.

Câu 12: Tỉ lệ số nguyên tử hiđro và oxi trong một phân tử nước là

A. 2 : 3.

B. 1 : 1.

C. 2 : 1.

D. 1 : 2.

Câu 13: CaO tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch làm quỳ tím

A. mất màu.

B. chuyển màu xanh.

C. không đổi màu.

D. chuyển màu đỏ.

Câu 14: Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. Mg.

B. K.

C. Fe.

D. Cu.

Câu 15: Dãy các chất nào là axit?

A. Na2O, FeO.

B. H2S, HNO3.

C. NaOH, Fe(OH)2.

D. KCl, Zn(NO3)2.

Câu 16: Oxit nào khi tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành axit?

A. P2O5.

B. Na2O.

C. CaO.

D. BaO.

Câu 17: Cho 11,2 gam Fe tác dụng vừa đủ với axit HCl. Thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) là

A. 3,36 lít.

B. 2,24 lít.

C. 4,48 lít.

D. 1,12 lít.

Câu 18: Phản ứng nào là phản ứng thế?

A. Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2

B. 2Fe(OH)3 to Fe2O3 + 3H2O

C. CaCO3 to CaO + CO2

D. Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O

Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 0,36 gam kim loại M (có hóa trị II) bằng axit HCl thu được 0,336 lít khí H2 ở đktc. Kim loại M là

A. Fe.

B. Mg.

C. Zn.

D. Ca.

Câu 20: Phản ứng hóa học nào không sinh ra khí H2?

A. Điện phân nước.

B. Zn tác dụng với HCl.

C. Na tác dụng với nước.

D. Nhiệt phân KMnO4.

Câu 21: Biết độ tan của KCl ở 30oC là 37. Khối lượng nước bay hơi ở 30oC từ 200 gam dung dịch KCl 20% để được dung dịch bão hòa là

A. 52 gam.

B. 148 gam.

C. 48 gam.

D. 152 gam.

Câu 22: Hòa tan 5 gam muối ăn vào 45 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là

A. 5%.

B. 10%.

C. 15%.

D. 20%.

Câu 23: Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là

A. CM=nV

B. CM=Vn

C. CM=n×V

D. CM = n + V

Câu 24: Có 60 gam dung dịch NaOH 20%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 25% là

A. 4 gam.

B. 5 gam.

C. 6 gam.

D. 7 gam.

Câu 25: Thành phần các chất trong không khí gồm

A. 78% nitơ; 1% oxi; 21% các chất khác.

B. 21% nitơ; 78% oxi; 1% các chất khác.

C. 50% nitơ; 50% oxi.

D. 21% oxi; 78% nitơ; 1% các chất khác.

Câu 26: Trong phản ứng: CuO + H2 to Cu + H2O. Chất khử và chất oxi hóa lần lượt là

A. CuO, H2.

B. H2, CuO.

C. Cu, H2O.

D. H2O, Cu.

Câu 27: Trộn 2 ml rượu etylic (cồn) với 20 ml nước cất. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nước là chất tan, rượu etylic là dung môi.

B. Rượu etylic là chất tan, nước là dung môi.

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc dung môi.

D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Câu 28: Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.  

A. 1,2M.

B. 1,2%.

C. 2M.

D. 2%.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 có đáp án đề số 4

(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, hiđro được điều chế bằng cách nào?

A. Cho nước vào vôi sống CaO.

B. Cho natri vào nước.

C. Nung thuốc tím.

D. Cho kim loại phản ứng với dung dịch axit.

Câu 2: Dãy chất nào sau đây gồm toàn các oxit axit?

A. CuO, CO2, H2O, CaO.

B. SO2, P2O5, Fe2O3, CO.

C. SO3, P2O5, SiO2, CO2.

D. MgO, K2O, Ag2O, FeO.

Câu 3: Dung dịch nào sau đây làm giấy quỳ tím hóa xanh?

A. HNO3.

B. NaCl.

C. HCl.

D. NaOH.

Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy?

A. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2

B. 2NaNO3 to 2NaNO2 + O2

C. CuO + H2 to Cu + H2O

D. 2H2 + O2 to 2H2O

Câu 5: Dung dịch là hỗn hợp:

A. của nước và chất lỏng.

B. của chất rắn trong chất lỏng.

C. của hai chất lỏng.

D. đồng nhất của dung môi và chất tan.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nồng độ mol của dung dịch

A. Nồng độ mol là số mol chất tan trong một lít dung dịch.

B. Nồng độ mol là số gam chất tan trong một lít dung dịch,

C. Nồng độ mol là số mol chất tan trong một lít dung môi.

D. Nồng độ mol là số gam chất tan trong một lít dung môi.

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần thể tích của không khí.

A. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm, …)

B. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.

C. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm, …)

D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.

Câu 8: Phản ứng hóa học sau thuộc loại phản ứng hóa học nào?

Na2CO3 + CO2 + H2O 2NaHCO3

A. Phản ứng phân hủy.

B. Phản ứng thế.

C. Phản ứng hóa hợp.

D. Phản ứng oxi hóa – khử

Câu 9: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là do khí oxi có tính chất gì?

A. Nặng hơn không khí

B. Khó hóa lỏng

C. Tan nhiều trong nước

D. Ít tan trong nước

Câu 10: Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:

A. đều giảm.

B. đều tăng.

C. có thể tăng và có  thể giảm.

D. không tăng và cũng không giảm.

Câu 11: Ở 20oC, hòa tan 20,7 gam CuSO4 vào 100 gam nước thì được một dung dịch CuSO4 bão hòa. Vậy độ tan của CuSO4 trong nước ở 20oC là

A. 120,7 gam

B. 100 gam

C. 20,7 gam

D. 20 gam

Câu 12: Khối lượng nước cần dùng để pha chế 150 gam dung dịch NaCl 5% từ dung dịch NaCl 10% là

A. 56,8 gam.

B. 67,5 gam.

C. 60,8 gam.

D. 59,4 gam.

Câu 13: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?

A. K, BaO, SO2.

B. K, CaO, ZnO.

C. Na, Cu, SO3.                            

D. CaO, CuO, P2O5.

Câu 14: Hòa tan 6 gam NaOH vào nước được 0,5 lít dung dịch NaOH. Dung dịch này có nồng độ mol là

A. 1,0M.

B. 0,2M.

C. 0,3M.

D. 0,5M.

Câu 15: Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là

A. sự oxi hóa chậm.

B. sự khử.

C. sự khử chậm.

D. sự cháy.

Câu 16: Có thể điều chế được bao nhiêu gam O2 từ 31,6 gam KMnO4?

A. 1,6 gam.

B. 16 gam.

C. 3,2 gam.

D. 6,4 gam.

Câu 17: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A. C + O2 to CO2.

B. Fe2O3 + 3CO to 2Fe + 3CO2.

C. CaCO3 to CaO + CO2.

D. 3Fe + 2O2 to Fe3O4.

Câu 18: Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là

A. C%=mct+mdd100% 

B. C%=mct.mdd100%

C. C%=mctmdd.100%

D. C%=mctmH2O.100%

Câu 19: Trong phản ứng hóa học giữa khí H2 và CuO ở nhiệt độ cao đã xảy ra

A. sự oxi hóa H2 tạo thành H2O.

B. sự khử H2 tạo thành H2O.

C. sự oxi hoá CuO tạo ra Cu.

D. sự phân hủy CuO thành Cu.

Câu 20: Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là  

A. Dung môi.

B. Dung dịch bão hòa.

C. Dung dịch chưa bão hòa.

D. Cả A và B.

Câu 21: Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành bazơ?

A. CaO.

B. SO3.

C. Al2O3.

D. CuO.

Câu 22: Oxit nào sau đây có thành phần oxi chiếm 30% về khối lượng?

A. Fe­2O3.

B. FeO.

C. CuO.

D. CaO.

Câu 23: Trộn 5 ml rượu etylic (cồn) với 10 ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng?

A. Chất tan là rượu, dung môi là nước.                   

B. Chất tan là nước, dung môi là rượu. 

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.

D. Cả 2 chất nước và rượu etylic vừa là chất tan vừa là dung môi.

Câu 24: Nhiệt phân các chất KClO3, KMnO4 ở nhiệt độ cao là phương pháp điều chế khí nào trong phòng thí nghiệm?

A. Khí oxi.

B. Khí hiđro.

C. Khí nitơ.

D. Cả A, B, C.

Câu 25: Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là  

A. natri sunfat.

B. natri sunfit. 

C. sunfat natri.

D. natri sunfuric.

Câu 26: Ở một nhiệt độ xác định, dung dịch bão hòa là dung dịch

A. không thể hòa tan thêm chất tan.

B. có thể hòa tan thêm chất tan.

C. có thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

D. không thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

Câu 27: Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

A. Cả hai chất đều hết.

B. Photpho.

C. Cả hai chất đều dư.

D. Oxi.

Câu 28: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất bột màu trắng gồm: CaO, Na2O, MgO và P2O5. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên?

A. Dùng nước và dung dịch H2­SO4.

B. Dùng dung dịch H­2SO4 và phenolphtalein.

C. Dùng nước và giấy quỳ tím.

D. Không có chất nào thử được.

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 có đáp án đề số 5

(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)

Câu 1: Trong các dãy chất sau đây, dãy chất nào làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. KClO3, NaCl, FeSO4, MgCO3.

B. CaO, SO3, BaO, Na2O.

C. Ca(OH)2, KOH, NaOH, Ba(OH)2.

D. HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4.

Câu 2: Nồng độ % của một dung dịch cho biết

A. Số gam chất tan có trong 100 gam nước.

B. Số gam chất tan có trong 1000 ml dung dịch.

C. Số gam chất tan có trong 100 ml nước.

D. Số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Câu 3: Đốt cháy 9 gam cacbon. Thể tích cacbon đioxit CO2 thu được (đktc) là

A. 22,4 lít.        

B. 44,8 lít.

C. 16,8 lít.

D. 11,2 lít.

Câu 4: Khí hiđro được bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì hiđro là khí có đặc điểm nào?

A. Không màu.

B. Nhẹ nhất trong các loại khí.

C. Có tác dụng với oxi trong không khí.

D. Ít tan trong nước.

Câu 5: Hòa tan 5 gam NaCl vào 95 gam nước cất ta được dung dịch có nồng độ là

A. 100%.

B.  95%.

C. 5%.

D. 20%.

Câu 6: Nồng độ mol của 0,05 mol KCl có trong 200 ml dung dịch là:

A. 1M.

B. 0,25M.

C. 0,2M.

D. 0,1M.

Câu 7: Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 5%?

A. Hòa tan 10 gam NaCl vào 90 gam H2O.

B. Hòa tan 5 gam NaCl vào 100 gam H2O.                               

C. Hòa tan 5 gam NaCl vào 95 gam H2O.

D. Hòa tan 10 gam NaCl vào 190 gam H2O.         

Câu 8: Có thể thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước vì:

A. Khí oxi nhẹ hơn nước.

B. Không còn cách thu khí oxi nào khác.                               

C. Khí oxi không tan trong nước.

D. Khí oxi ít tan trong nước.

Câu 9: Công thức hoá học của sắt (III) hiđroxit là?

A. Fe(OH)3.

B. Fe(OH)2.

C. Fe(OH)4.

D. Fe2O3.

Câu 10: Điều chế 2,4 gam Cu bằng cách dùng H2 khử CuO. Khối lượng CuO cần dùng là

A. 3 gam.

B. 4,5 gam.

C. 6 gam.

D. 1,5 gam.

Câu 11: Phản ứng thế là

A. 3Fe +2O2 to Fe3O4

B. 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2

C. 2KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 + O2

D. BaO + H2O Ba(OH)2

Câu 12: Khí hiđro được bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì hiđro là khí

A. không màu.

B. khí nhẹ nhất trong các loại khí.

C. có tác dụng với Oxi trong không khí.

D. ít tan trong nước.

Câu 13: Trong không khí, khí nitơ chiếm tỉ lệ về thể tích là bao nhiêu?

A. 1%

B. 21%

C. 49%

D. 78%.

Câu 14: Có 3 oxit sau: MgO, Na2O, SO3. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử sau đây?

A. Dùng nước và giấy quỳ tím.

B. Chỉ dùng nước.

C. Chỉ dùng axit.

D. Chỉ dùng dung dịch kiềm.

Câu 15: Tên gọi của P2O5

A. Điphotpho trioxit.

B. Điphotpho oxit.

C. Điphotpho pentaoxit.                

D. Photpho trioxit.

Câu 16: Khí hiđro cháy trong khí oxi tạo ra nước. Muốn thu được 22,5 gam nước thì thể tích khí H2 (đktc) cần phải đốt là

A. 24 lít.

B. 25 lít.

C. 26 lít.

D. 28 lít.

Câu 17: Nhóm các chất nào sau đây đều là axit?

A. HCl, H3PO4, H2SO4, H2O.

B. HNO3, H2S, KNO3, CaCO3, HCl.

C. H2SO4, H3PO4, HCl, HNO3.

D. HCl, H2SO4, H2S, KNO3.

Câu 18: Ở 20oC, 60 gam KNO3 tan trong 190 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Tính độ tan của KNO3 ở tại nhiệt độ đó?

A. 32,58 gam.

B. 31,55 gam.

C. 3,17 gam.                                

D. 31,58 gam.

Câu 19: Sau phản ứng với Zn và HCl trong phòng thí nghiệm, đưa que đóm đang cháy vào ống dẫn khí, khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu gì?

A. Xanh nhạt.

B. Cam.

C. Đỏ cam.

D. Tím.

Câu 20: Tính khối lượng kali penmanganat (KMnO4) cần lấy để điều chế được 3,36 lít khí oxi (đktc).

A. 71,1 gam

B. 23,7 gam

C. 47,4 gam

D. 11,85 gam

Câu 21: Trong phản ứng hóa học: Na + O2 > Na2O thì chất khử, chất oxi hóa lần lượt là

A. O2, Na.

B. Na, O2.

C. Na, Na2O.

D. O2, Na­2O.

Câu 22: Cho 6,5 gam Zn tác dụng với dung dịch có chứa 12 gam HCl. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là

A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 2,42 lít.

Câu 23: Tất cả các kim loại trong dãy nào dưới đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?

A. Fe, Zn, Li, Sn.

B. Cu, Pb, Rb, Ag.

C. K, Na, Ca, Ba.

D. Al, Hg, Cs, Sr.

Câu 24: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaO + H2O Ca(OH)2.

B. CaCO3 t° CaO + CO2.

C. CO2 + C t° 2CO.

D. Cu(OH)2 t° CuO + H2O.

Câu 25: Trong số các chất sau đây, chất nào làm giấy quỳ tím hóa đỏ?

A. H2O.

B. dung dịch HCl.

C. dung dịch NaOH.

D. dung dịch NaCl.

Câu 26: Khi hoà tan 100 ml rượu etylic vào 50 ml nước thì

A. nước và rượu đều là chất tan.

B. nước là chất tan và rượu là dung môi.

C. rượu là chất tan và nước là dung môi.

D. nước và rượu đều là dung môi.

Câu 27: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là do

A. khí oxi khó hóa lỏng.

B. khí oxi tan nhiều trong nước.

C. khí oxi nặng hơn không khí.

D. khí oxi ít tan trong.

Câu 28: Các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa về dung dịch?

A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng.

B. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng.

C. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng.

D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 có đáp án đề số 6

(Cho nguyên tử khối của: C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)

Câu 1: Chất nào sau đây không phản ứng với khí oxi?

A. Nước.

B. Lưu huỳnh.

C. Khí metan.

D. Sắt.

Câu 2: Oxit nào dưới đây không phải là oxit axit?

A. SO2.

B. SO3.

C. NO.

D. P2O5.

Câu 3: Cho các chất sau: H2SO3, KOH, FeCl3, Na2CO3, Ca(OH)2, HNO3, CuSO4. Số axit, bazơ và muối lần lượt là

A. 3, 2, 2.

B. 2, 3, 2.

C. 2, 2, 3.

D. 1, 3, 3.

Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. 3CO + Fe2O3 to 2Fe + 3CO2.

B. Fe + CuCl2  FeCl2 + Cu.

C. 2KClO3 to 2KCl + 3O2↑.

D. CaO + CO2 → CaCO3.

Câu 5: Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết

A. số mol chất tan trong một lít dung dịch.

B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

C. số mol chất tan có trong 150 gam dung dịch.

D. số gam chất tan có trong dung dịch.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Có chất không tan và có chất tan trong nước.

B. Có chất tan nhiều, có chất tan ít trong nước.

C. Dung dịch là hỗn hợp đồng chất của chất tan và dung môi.

D. Dung môi là chất bị hòa tan trong nước.

Câu 7: Thành phần các chất trong không khí gồm

A. 78% nitơ; 1% oxi; 21% các chất khác.

B. 21% nitơ; 78% oxi; 1% các chất khác.

C. 50% nitơ; 50% oxi.

D. 21% oxi; 78% nitơ; 1% các chất khác.

Câu 8: Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra

A. khí hiđro và khí oxi.

B. khí hiđro và khí cacbon oxit.

C. khí oxi và khí cacbon oxit.

D. khí hiđro và khí clo.

Câu 9: Tên gọi của chất có công thức hóa học H2SO4 là

A. axit sunfuric.

B. axit sunfurơ.

C. axit sunfuhiđric.

D. axit lưu huỳnh.

Câu 10: Cần thêm bao nhiêu ml nước vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M để thu được dung dịch mới có nồng độ 0,1M?

A. 400 ml.

B. 300 ml.

C. 200 ml.

D. 100 ml.

Câu 11: Hòa tan 15 gam NaCl vào 55 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch là

A. 21,43%.

B. 26,12%.

C. 28,10%.

D. 29,18%.

Câu 12: Tại sao người ta dùng phương pháp đẩy nước để thu khí oxi?

A. Oxi mạnh hơn nước.

B. Oxi tan nhiều trong nước.

C. Khối lượng riêng của oxi nặng hơn nước.

D. Oxi ít tan trong nước.

Câu 13: Độ tan của một chất trong nước là

A. số gam chất đó hòa tan trong 1000 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

B. là số gam nước cần dùng để hòa tan 100 gam chất đó.

C. số gam chất đó hòa tan trong 150 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

D. số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

Câu 14: Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?  

A. Sắt oxit.

B. Sắt (II) oxit. 

C. Sắt (III) oxit.

D. Sắt từ oxit.

Câu 15: Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố hiđro và oxi trong H2O là

A. 1 : 3.

B. 5 : 6.

C. 1 : 8.

D. 2 : 7.

Câu 16: Chất tan là

A. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

B. chất bị hòa tan trong dung môi.

C. chất có khả năng tác dụng với nước.

D. chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Câu 17: Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam cacbon trong 4,8 gam oxi thì thu được tối đa bao nhiêu gam khí CO2?

A. 6,6 gam.

B. 6,5 gam.

C. 6,4 gam.

D. 6,3 gam.

Câu 18: Khử hoàn toàn 24 gam đồng (II) oxit bằng khí hiđro. Khối lượng đồng kim loại thu được là

A. 6,4 gam.

B. 12,8 gam.

C. 16,0 gam.

D. 19,2 gam.

Câu 19Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là

A. Fe(OH)2.       

B. Fe2O3.

C. Fe(OH)3.

D. FeO.

Câu 20: Trong phản ứng hóa học giữa khí H2 và CuO ở nhiệt độ cao đã xảy ra

A. sự oxi hóa H2 tạo thành H2O.

B. sự khử H2 tạo thành H2O.

C. sự oxi hoá CuO tạo ra Cu.

D. sự phân hủy CuO thành Cu.

Câu 21: Trong 200 ml dung dịch có hòa tan 8,5 gam NaNO3. Nồng độ mol của dung dịch là

A. 0,2M.

B. 0,3M.

C. 0,4M.

D. 0,5M.

Câu 22: Ở một nhiệt độ xác định, dung dịch bão hòa là dung dịch

A. không thể hòa tan thêm chất tan.

B. có thể hòa tan thêm chất tan.

C. có thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

D. không thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

Câu 23: Trong các chất sau: K2O, P2O5, CaO, Na2O. Nước tác dụng được với chất nào tạo ra axit?

A. P2O5

B. Na2O

C. K2O

D. CaO

Câu 24: Để dập tắt đám cháy người ta cần

A. Quạt mạnh vào đám cháy         

B. Cách li chất cháy với oxi

C. Duy trì nhiệt độ đám cháy        

D. Cung cấp thêm oxi

Câu 25: Cho 4,6 gam Na tác dụng với nước dư. Sau phản ứng thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 1,12.

C. 3,36.

D. 4,48.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị.

B. Khí hiđro nhẹ nhất trong các chất khí.

C. Khí hiđro tan nhiều trong nước.

D. Khí hiđro nhẹ hơn không khí.

Câu 27: Cho các phản ứng sau: 

1) 2FeCl2 + Cl2 to 2FeCl3  

2) CuO + H2 to Cu + H2

3) 2KNO3 to 2KNO2 + O2 

4) 2Fe(OH)3 to Fe2O3 + 3H2

5) CH4 + 2O2 to CO2 + 2H2

Số phản ứng phân hủy là

A. 1.

B. 2.

C. 3.                  

D. 4.

Câu 28: Biết độ tan của AgNO3 ở 25oC là 222 gam. Khối lượng AgNO3 có thể tan trong 150 gam nước ở 25oC là

A. 555 gam.

B. 444 gam.

C. 333 gam.

D. 222 gam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 có đáp án đề số 7

Câu 1 (2,0 điểm). Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a) ?+? \stackrel{t^{0}}{\longrightarrow} \mathrm{MgO}

b) Zn + HCl → ? + ?

c) ?+\mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4} \quad \stackrel{t^{0}}{\longrightarrow} \mathrm{Fe} \quad+?

d) Ca + H2O → ? + ?

Câu 2 (4,0 điểm).

1. Cho các oxit sau đây: Fe2O3, P2O5, SiO2, Na2O. Oxit nào là oxit bazơ? Viết công thức của bazơ tương ứng. Oxit nào là oxit axit? Viết công thức của axit tương ứng.

2. Có 3 bình đựng riêng biệt các chất khí: không khí, O2, H2. Hãy nhận biết các chất khí trên bằng phương pháp hóa học.

Câu 3 (4,0 điểm).

Cho 10,4g hỗn hợp Mg và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,5M, tạo ra 6,72 lit khí H2 (ở đktc).

a) Viết các phương trình hoá học xảy ra?

b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

c) Tính thể tích của dung dịch HCl 0,5M đã dùng?

ĐÁP ÁN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

a) 2Mg + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}2MgO

b) Zn + 2HCl →  ZnCl2 + H2

c) 4H2+ Fe3O4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}   3Fe + 4H2O

d) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑

0,5

0,5

0,5

0,5

2.a

Oxit bazơ (0,5 đ)

Bazơ tương ứng (0,5 đ)

Fe2O3

Fe(OH)3

Na2O

NaOH

Oxit axit (0,5 đ)

Axit tương ứng (0,5 đ)

P2O5

H3PO4

SiO2

H2SiO3

 

1,0

 

 

1,0

2.b

-Dẫn mỗi khí trong bình ra, để que đóm cháy còn tàn đỏ ở miệng ống dẫn khí thấy:

Khí nào làm tàn đỏ bùng cháy là oxi.

Phương trình: C + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CO2 (1đ)

Hai khí còn lại đem đốt, khí nào cháy trong không khí có ngọn lửa xanh nhạt là H2

Phương trình: 2H2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2H2O

Khí còn lại là không khí.

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

3

a) Phương trình hóa học

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)

0,5

 

Fe + 2HCl →  FeCl2 + H2 (2)

0,5

 

b) ^{\mathrm{n}} \mathrm{H}_{2}=\frac{6,72}{22,4}=0,3 \mathrm{mol}

0,5

 

Đặt số mol của Mg và Fe trong hỗn hợp lần lượt là x, y (x, y > 0), theo đề bài ta có 24x + 56y = 10,4 (*)

0,5

 

Theo Phương trình hóa học (1), (2) => x+y = 0,3 (**)

0,5

 

Từ (*), (**) => x= 0,2 mol = nMg, y = 0,1 mol = nFe

0,5

 

=> mMg = 0,2.24 = 4,8g; mFe = 0,1.56 = 5,6 g

0,5

 

c) Theo Phương trình hóa họcPhương trình hóa học (1), (2) => nHCl = 2x+2y=0,6 mol, => Vdung dịch HCl = 0,6/0,5=1,2 (lit)

0,5

 

Tổng điểm

10,0

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 có đáp án đề số 8

A. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Trong các dãy chất sau đây, dãy chất nào làm quì tím chuyển màu xanh?

A. KClO3, NaCl, FeSO4, MgCO3.

B. CaO, SO3, BaO, Na2O.

C. Ca(OH)2, KOH, NaOH, Ba(OH)2.

D. HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4.

Câu 2. Xét các chất: Na2O, KOH, MgSO4, Ba(OH)2, HNO3, HCl, Ca(HCO3)2. Số oxit; axit; bazơ, muối lần lượt là:

A. 1; 2; 2; 3.

B. 1; 2; 2; 2.

C. 2; 2; 1; 2.

D. 2; 2; 2; 1

Câu 3. Nồng độ % của một dung dịch cho biết

A. Số gam chất tan có trong 100g nước.

B. Số gam chất tan có trong 1000ml dung dịch.

C. Số gam chất tan có trong 100ml nước.

D. Số gam chất tan có trong 100g dung dịch.

Câu 4. Biết độ tan của KCl ở 300C là 37. Khối lượng nước bay hơi ở 300C từ 200g dung dịch KCl 20% để được dung dịch bão hòa là:

A. 52 gam.

B. 148 gam.

C. 48 gam

D. 152 gam

B. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 5. Hoàn thành các phương trình hóa học sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng gì?:

K + ?→ KOH + H2

Al + O2 →?

FexOy + O2→ Fe2O3

KMnO4 → ? + MnO2 + O2

Câu 6. Nêu phương pháp nhận biết các chất khí sau: Khí nitơ, hiđro, oxi, cacbon đioxit, và khí metan (CH4). Viết PTHH nếu có?

Câu 7. Cho 5,4 gam bột Nhôm tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl

a. Tính nồng độ mol/lít dung dịch HCl đã dùng?

b. Lượng khí Hidro thu được ở trên cho qua bình đựng 32g CuO nung nóng thu được m gam chất rắn. Tính % khối lượng các chất trong m?

ĐÁP ÁN

A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B D A
Thang điểm 0,5 0,5 0,5 0,5

B. Phần tự luận: (8đ)

Câu Nội dung Điểm
Câu 1 (3đ)

2K + 2H2O →2 KOH + H2 (Phản ứng thế)

4Al + 3O2→ 2Al2O3 (Phản ứng hóa hợp)

4FexOy +(3x- 2y)O2→ 2xFe2O3 (Phản ứng hóa hợp)

2 KMnO4→ K2MnO4 + MnO2 + O2 (Phản ứng phân hủy)

(HS xác định sai mỗi phản ứng trừ 0,25 đ)

0,75 đ

0,75 đ

0,75 đ

0,75 đ

Câu 2 (2đ)
  • Dùng dung dịch nước vôi trong nhận ra khí CO2
Phương trình hóa học: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
  • Dùng tàn đóm đỏ nhận ra khí O2

Phương trình hóa học: C + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CO2

  • Ba khí còn lại dẫn qua bột CuO nung nóng, khí làm đổi màu CuO thành đỏ gạch là khí H2

Phương trình hóa học: CuO + H2\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Cu + H2O

Hai khí còn lại đem đốt, khí cháy được là CH4, còn lại là Nitơ

Phương trình hóa học: CH4 +2O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CO2 + 2H2O

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

Câu 7 (3đ)

Đổi 400 ml = 0,4l

Phương trình hóa học: 2Al + 6HCl →2AlCl3 + 3H2 (1)

nAl = 5,4/27 = 0,2 (mol)

Theo Phương trình hóa học (1) nHCl = 3nAl = 3. 0,2 = 0,6 (mol)

CM dd HCl = 0,6/0,4 = 1,5M

Theo PTHH (1) nH2 = 3/2nAl = 3/2.0,2 = 0,3 (mol)

nCuO = 32/80 = 0,4 (mol)

Phương trình hóa học: CuO + H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Cu+H2O

Trước phản ứng: 0,4 0,3 (mol)

Khi phản ứng: 0,3 0,3 0,3 (mol)

Sau phản ứng: 0,1 0 0,3 (mol)

→mCuO dư = 0,1. 80 = 8(g)

mCu = 0,3. 64 = 19,2(g)

Trong m có 8 g CuO dư và 19,2g Cu

%CuO = 8/27,2.100% = 29,4%; %Cu = 70,6%

(Học sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 có đáp án đề số 9

Phần 1. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1. Trong các phản ứng hóa học sau, phương trình hóa học thuộc loại phản ứng thế là:

A. CaO + H2O → Ca(OH)2

B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

C. CaCO\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CaO + CO2

D. 5O2 + 4P \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2P2O5

Câu 2. Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng nếu:

A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất

B. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất

C. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất

D. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất

Câu 3. Chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

A. K2O và KMnO4

B. KMnO4 và KClO3

C. H2SO4 và H2O

D. KOH và KClO3

Câu 4. Các chất nào sau đây tan được trong nước:

A. NaCl, AgCl.

B. HNO3, H2SiO3.

C. NaOH, Ba(OH)2.

D. CuO, AlPO4.

Câu 5. Hòa tan 5 g muối ăn vào 45 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

A. 5%

B. 10%

C. 15%

D. 20%

Câu 6. Dãy các chất hoàn toàn là công thức hóa học của các oxit:

A. SO2, BaO, P2O5, ZnO, CuO

B. SO2, BaO, KClO3, P2O5, MgO

C. CaO, H2SO4, P2O5, MgO, CuO

D. SO2, CaO, KClO3, NaOH, SO3

Câu 7. Khí hidro tác dụng được với tất cả các chất của nhóm chất nào dưới đây?

A. CuO, FeO, O3

B. CuO, FeO, H2

C. CuO, Fe2O3, H2SO4

D. CuO, CO, HCl

Phần 2. Tự luận (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a. K2O + H2O →

b. Na + H2O →

c. Cu + O2 →

d. CxHy+ O2 →

Câu 2. (1,0 điểm) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng trong mỗi trường hợp sau:

a) Khi quạt gió vào bếp củi vừa mới tắt

b) Khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy

Câu 3. ( 2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam Natri thì cần V lít khí oxi đo ở (đktc).

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra

b) Tính thể tích của khí Oxi đã dùng

c) Toàn bộ sản phẩm đem hòa tan hết trong nước thì thu được 180g dung dịch A. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A.

Câu 4. (1 điểm) Cho 24 gam hỗn hợp oxit CuO và Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với hidro có dư thu được 17,6 gam hỗn hợp hai kim loại. Tìm khối lượng nước tao thành.

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Cu = 64, O = 16, Cl = 35,5, Fe = 56, H = 1, Na = 23

ĐÁP ÁN

Phần 1. Trắc nghiệm (4 điểm)

1 2 3 4 5 6 7
A C B C B A A

Phần 2. Tự luận ( 6 điểm)

Câu 1.

a. K2O + H2O → 2KOH

b. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

c. 2Cu + O\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2CuO

d. CxHy + (x - \tfrac{y}{2}) O2  \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} xCO2 + \tfrac{y}{2}H2O

Câu 2.

a) Lửa sẽ bùng cháy, do khi quạt gió vào bếp củi thì lượng oxi tăng lên.

b) Nến sẽ tắt do khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy sẽ làm nhiệt độ hạ thấp đột ngột

Câu 3.

a) Phương trình hóa học: 4Na + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2Na2O (1)

b) {n_{Na}} = \frac{m}{M} = \frac{{6,9}}{{23}} = 0,3mol

Theo phương trình (1)

{n_{{O_2}}} = \frac{1}{4}{n_{Na}} = \frac{1}{4} \times 0,3 = 0,075mol

=> VO2= 0,075.22,4 = 1,68 lít

c)

Phương trình hóa học: Na2O + H2O → 2NaOH (2)

Theo phương trình (1)

{n_{N{a_2}O}} = \frac{1}{2}{n_{Na}} = \frac{1}{2} \times 0,3 = 0,15mol

Theo phương trình 2

nNaOH = 0,15.2 = 0,3 mol

=> mNaOH = 0,3.40 = 12 gam

C{\% _{NaOH}} = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100 = \frac{{12}}{{180}} \times 100 = 6,67\%

Câu 4.

Đặt số mol H2O tạo thành là x mol

Ta có số mol H2 phản ứng = số mol H2O = x mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

24 + 2x = 17,6 + 18x

x = 0,4 mol

Khối lượng nước là: 0,4 x 18 = 7,2 gam

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 8 có đáp án đề số 10

Phần 1. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1. Trong các phản ứng hóa học sau, phương trình hóa học thuộc loại phản ứng thế là:

A. CaO + H2O → Ca(OH)2

B. Fe + H2SO4→ FeSO4+ H2

C. CaCO3 → CaO + CO2

D. 5O2 + 4P → 2P2O5

Câu 2. Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng nếu:

A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất

B. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất

C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất

D. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất

Câu 3. Chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

A. K2O và KMnO4

C. H2SO4 và H2O

B. KMnO4 và KClO3

D. KOH và KClO3

Câu 4. Các chất nào sau đây tan được trong nước:

A. NaCl, AgCl.

C. NaOH, Ba(OH)2.

B. HNO3, H2SiO3.

D. CuO, AlPO4.

Câu 5. Hòa tan 5 g muối ăn vào 45 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

A. 5%

B. 10%

C. 15%

D. 20%

Câu 6. Dãy các chất hoàn toàn là công thức hóa học của các oxit:

A. SO2, BaO, P2O5, ZnO, CuO

B. SO2, BaO, KClO3, P2O5, MgO

C. CaO, H2SO4, P2O5, MgO, CuO

D. SO2, CaO, KClO3, NaOH, SO3

Câu 7. Khí hidro tác dụng được với tất cả các chất của nhóm chất nào dưới đây?

A. CuO, FeO, O3

B. CuO, FeO, H2

C. CuO, Fe2O3, H2SO4

D. CuO, CO, HCl

Phần 2. Tự luận (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a. K2O + H2O →

b. Na + H2O →

c. Cu + O2 →

d. CxHy + O2 →

Câu 2. (1 điểm) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng trong mỗi trường hợp sau:

a) Khi quạt gió vào bếp củi vừa mới tắt

b) Khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy

Câu 3. ( 2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam Natri thì cần V lít khí oxi đo ở (đktc).

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra

b) Tính thể tích của khí Oxi đã dùng

c) Toàn bộ sản phẩm đem hòa tan hết trong nước thì thu được 180g dung dịch A. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A.

Câu 4. (1 điểm) Cho 24 gam hỗn hợp oxit CuO và Fe2O3tác dụng hoàn toàn với hidro có dư thu được 17,6 gam hỗn hợp hai kim loại. Tìm khối lượng nước tao thành.

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Cu= 64, O= 16, Cl= 35,5, Fe= 56, H = 1, Na = 23

ĐÁP ÁN

Phần 1. Trắc nghiệm (4 điểm)

1 2 3 4 5 6 7
B C B C B A A

Phần 2. Tự luận ( 6 điểm)

Câu  Đáp án  Điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

a. K2O + H2O → 2KOH

b. Na + H2O → NaOH + H2

c. 2Cu + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}2CuO

d. CxHy + (x- ) O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}xCO2 + H2O

0,5 đ

0,5 đ

0,25 đ

0,25 đ

Câu 2.

(1 điểm)

a) Lửa sẽ bùng cháy, do khi quạt gió vào bếp củi thì lượng oxi tăng lên.

b) Nến sẽ tắt do khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy sẽ làm nhiệt độ hạ thấp đột ngột

0,5 đ

 

0,5 đ

Câu 3.

( 2,5 điểm)

a) PTHH: 4Na + O2 → 2Na2O (1)

b) nNa = m/M = 6,9/23 = 0,3 mol

Theo phương trình (1)

nO2= 1/4nNa = 1/4.0,3 = 0,075 mol

=> VO2= 0,075.22,4 = 1,68 lít

c)

Phương trình hóa học: Na2O + H2O → 2NaOH (2)

Theo phương trình (1)

nNa2O = 1/2nNa= 1/2.0,3 = 0,15 mol

Theo phương trình 2

nNaOH= 0,15.2 = 0,3 mol

mNaOH = 0,3.40 = 12 gam

=> C% NaOH = mct/mdd .100% = 12/180.100 = 6,67%

0,25 đ

0,25 đ

0,5 đ

 

0,25 đ

 

0,5 đ

0,75 đ

 

 

0,5 đ

Câu 4. 

(1 điểm)

Đặt số mol H2O tạo thành là x mol

Ta có số mol H2 phản ứng = số mol H2O = x mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

24 + 2x = 17,6 + 18x

x = 0,4 mol

Khối lượng nước là: 0,4 x 18 = 7,2 gam

 

0,5 đ

 

 

0,5 đ

 

Để xem trọn bộ Đề thi Hóa học 8 có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm các bộ đề thi Hoá học lớp 8 chọn lọc, hay khác:

Hệ thống kiến thức Hóa học lớp 8 Giữa học kì 2

Đề cương Học kì 2 Hoá học lớp 8 năm 2023 chi tiết nhất

Bài tập Hóa học lớp 8 Học kì 2 có đáp án

Các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Học kì 2

Hệ thống kiến thức Hóa học lớp 8 Học kì 2

1 1614 lượt xem
Mua tài liệu