Các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Giữa học kì 1

Tổng hợp các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Giữa học kì 1 gồm các dạng Hóa học từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách giải bài tập Hóa học 8.

1 1,456 27/12/2022
Tải về


[Năm 2023] Các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Giữa học kì 1

Các dạng bài tập Chất, nguyên tử, phân tử

Phương pháp phân biệt chất và vật thể lớp 8

Phương pháp xác định thành phần cấu tạo nguyên tử

Phương pháp tính khối lượng nguyên tử

Phương pháp phân biệt đơn chất và hợp chất

Cách xác định công thức hoá học của đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của hợp chất

Cách Xác định hóa trị của một nguyên tố khi biết công thức hóa học của hợp chất

Cách lập công thức hóa học của một chất theo hóa trị

Các dạng bài tập Phản ứng hoá học

Cách Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học

Bài tập lập phương trình hóa học và cách giải

Bài tập xác định chất còn thiếu trong phương trình, hoàn thiện phương trình hóa học

Bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và cách giải

Cách xác định công thức hoá học của đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của hợp chất

A. Lý thuyết & phương pháp giải

1. Cách viết công thức hóa học của đơn chất

Công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố.

- Đơn chất kim loại:

Hạt hợp thành là nguyên tử, ký hiệu hóa học được coi là công thức hóa học.

Ví dụ: Cách lập công thức hóa học của đơn chất đồng, kẽm là Cu, Zn.

- Đơn chất phi kim:

+ Với một số phi kim hạt hợp thành là nguyên tử, kí hiệu hóa học là công thức hóa học.

Ví dụ: Công thức hóa học của đơn chất lưu huỳnh là S.

+ Với nhiều phi kim hạt hợp thành là phân tử, thường là 2, thêm chỉ số ở chân ký hiệu.

Ví dụ: Công thức hóa học của khí hidro là H2.

2. Cách viết công thức hóa học của hợp chất

- Hợp chất tạo từ 2 nguyên tố, công thức chung là AxBy.

- Hợp chất tạo từ 3 nguyên tố, công thức chung là AxByCz.

- Trong đó:

+ A, B, C là ký hiệu của từng nguyên tố.

+ x, y, z là các số nguyên chỉ số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử hợp chất, nếu các chỉ số này bằng 1 thì không ghi.

Ví dụ: Công thức hóa học của hợp chất: nước là H2O, canxi cacbonat là CaCO3.

3. Cách tính phân tử khối của hợp chất

- Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon.

- Phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó.

Ví dụ: Phân tử khối của nước (H2O) bằng 2.1 + 16 = 18 đvC.

Lưu ý: Ý nghĩa của công thức hóa học:

Công thức hóa học của một chất cho biết:

+ Nguyên tố nào tạo ra chất.

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.

+ Phân tử khối của chất.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:

a. Canxi oxit, biết trong phân tử có 1 Ca và 1 O.

b. Hidro sunfua, biết trong phân tử có 2 H và 1 S.

Hướng dẫn giải

a. Công thức hóa học của Canxi oxit là CaO

Phân tử khối của CaO bằng 40 + 16 = 56 đvC.

b. Công thức hóa học của hidro sunfua là H2S

Phân tử khối của H2S bằng 2.1 + 32 = 34 đvC.

Ví dụ 2: Khí metan có phân tử gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H. Hãy tính phân tử khối của metan.

Hướng dẫn giải

Khí metan có công thức hóa học là CH4

Phân tử khối bằng 12 + 4.1 = 16 đvC.

Ví dụ 3: Cho công thức hóa học của các chất sau:

a. Khí hidro (H2).

b. Axit sunfuric (H2SO4).

Hãy nêu những gì biết được từ mỗi chất trên.

Hướng dẫn giải

a. Từ công thức hóa học của khí hidro (H2) biết được:

+ Khí hidro do nguyên tố hidro tạo ra.

+ Có 2 nguyên tử hidro trong một phân tử.

+ Phân tử khối bằng 2.1 = 2 đvC.

b. Từ công thức hóa học của axit sunfuric (H2SO4) biết được:

+ Axit sunfuric do 3 nguyên tố H, S, O tạo ra.

+ Có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S, 4 nguyên tử O trong một phân tử.

+ Phân tử khối bằng 2.1 + 32 + 4.16 = 98 đvC.

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Phân tử khối của Cu gấp mấy lần phân tử khối Hidro?

A. 32 lần.

B. 62 lần.

C. 2 lần.

D. 4 lần.

Đáp án: Chọn A

Phân tử khối của Cu là 64, suy ra Cu gấp 32 lần H2.

Câu 2: Để chỉ 2 phân tử Hidro ta viết

A. 2H2.

B. 2H.

C. 4H2.

D. 4H.

Đáp án: Chọn A

Câu 3: Cho hợp chất A gồm 3 nguyên tử H, 1 nguyên tử P, 4 nguyên tử O. Hãy cho biết công thức của A là

A. H3PO4.

B. H3OP3.

C. P(OH)3.

D. H3(PO4)2.

Đáp án: Chọn A

Câu 4: Cho biết hợp chất muối ăn gồm bao nhiêu nguyên tố

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Đáp án: Chọn C

Muối ăn có công thức là NaCl gồm hai nguyên tố Na và Cl.

Câu 5: Viết 5 N chỉ:

A. 5 đơn chất nitơ.

B. 5 phân tử nitơ.

C. 5 nguyên tử nitơ.

D. 5 hợp chất nitơ.

Đáp án: Chọn C

Câu 6: Tính phân tử khối của CH4 và H2O

A. CH4 = 16 đvC, H2O = 18 đvC.

B. CH4 = 15 đvC, H2O = 17 đvC.

C. CH4 = H2O = 18 đvC.

D. Không tính được phân tử khối.

Đáp án: Chọn A

Câu 7: Ý nghĩa của công thức hóa học:

A. Nguyên tố nào tạo ra chất.

B. Phân tử khối của chất.

C. Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: Chọn D

Câu 8: Cách viết sau có ý nghĩa gì 5 O, Na, Cl2?

A. 5 nguyên tử O, nguyên tử nguyên tố Na, phân tử Cl.

B. Phân tử oxi, hợp chất natri, nguyên tố clo.

C. Phân tử khối Oxi, nguyên tử Na, phân tử clo.

D. 5 phân tử oxi, phân tử Na, nguyên tố clo.

Đáp án: Chọn A

Câu 9: Chọn đáp án đúng:

A. Phân tử khối của oxi là 32g.

B. Nước gồm 2 đơn chất là hidro và oxi.

C. Cách viết 2 Cu ý là hai nguyên tử đồng.

D. A và B đều đúng.

Đáp án: Chọn C

Câu 10: Chọn từ (cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Phân tử khối là (1) của một phân tử tính bằng (2).

b. Phân tử khối của một chất bằng (3) nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó.

A. (1) khối lượng, (2) đơn vị cacbon, (3) tích.

B.  (1) khối lượng, (2) đơn vị cacbon, (3) tổng.

C. (1) khối lượng, (2) gam, (3) tổng.

D. (1) khối lượng, (2) gam, (3) tích.

Đáp án: Chọn B

Cách xác định hóa trị của một nguyên tố khi biết công thức hóa học của hợp chất

A. Lý thuyết & phương pháp giải

- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

- Quy ước: H hóa trị I, O hóa trị II.

- Lấy hóa trị của H làm đơn vị, ghi H (I).

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố kia.

- Tổng quát: Hợp chất có dạng: AaxBby, với:

+ A, B là nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.

+ a, b lần lượt là hóa trị của A, B.

+ x, y là chỉ số nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.

- Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b

Suy ra:

+ Biết x, y và a thì tính được b =

+ Biết x, y và b thì tính được a =  

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3 biết Clo hóa trị I.

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Hướng dẫn giải

Gọi a là hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3, ta có: 1.a = 3.1

Suy ra a = 3.

Vậy hóa trị của Fe trong hợp chất là III.

Chọn C

Ví dụ 2: Cho công thức hóa học H3PO4. Hóa trị của nhóm (PO4) là bao nhiêu?

A. IV.

B. III.

C. II.

D. V.

Hướng dẫn giải

H có hóa trị I, gọi hóa trị của nhóm (PO4) là b.

Theo quy tắc hóa trị, ta có:

3.1 = b.1 suy ra b = 3.

Vậy hóa trị của nhóm (PO4) là III.

Chọn B

Ví dụ 3: Chọn phát biểu đúng:

A. Theo quy ước O hóa trị II.

B. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

C. Theo quy ước, H hóa trị I.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Chọn D

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Tính hóa trị của C trong hợp chất CO2, biết oxi hóa trị II.

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Đáp án: Chọn D

Gọi a là hóa trị của C trong hợp chất CO2 ta có:

a.1 = 2.2 suy ra a = 4.

Vậy hóa trị của C trong hợp chất là IV.

Câu 2: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố có hóa trị I trong hợp chất

A. H, Na, K.

B. Mg, O, H.

C. O, Cu, Na.

D. O, K, Na.

Đáp án: Chọn A

Câu 3: Chọn đáp án đúng:

Trong công thức hóa học, (1) của chỉ số và (2) nguyên tố này bằng (3) của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

A. (1) tổng, (2) hóa trị, (3) tích.

B. (1) tích, (2) hóa trị, (3) tổng.

C. (1) tổng, (2) hóa trị, (3) tổng.

D. (1) tích, (2) hóa trị, (3) tích.

Đáp án: Chọn D

Câu 4: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào?

A. FeO.

B. Fe2O3.

C. Fe.

D. FeCl3.

Đáp án: Chọn A

FeO hóa trị II vì O hóa trị II.

Câu 5: Chọn câu sai:

A. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố kia.

B. Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của oxi là 2 đơn vị.

C. Quy tắc hóa trị: x.a = y.b.

D. Photpho chỉ có hóa trị IV.

Đáp án: Chọn D

Câu 6: Có các hợp chất: PH3, P2O3, trong đó P có hóa trị là

A. II.

B. III.

C. IV.

D. V.

Đáp án: Chọn B

+ Xét hợp chất PH3:

H có hóa trị I, gọi hóa trị của P là a.

Theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.a = 3.1 suy ra a = 3.

Vậy hóa trị của P trong hợp chất là III.

+ Xét trong hợp chất P2O3:

O có hóa trị II, gọi hóa trị của P là b.

Theo quy tắc hóa trị có: 2.b = 3.2 suy ra b = 3.

Vậy hóa trị của P trong hợp chất là III.

Câu 7: Chọn phát biểu sai:

(1) Theo quy ước, H hóa trị II.

(2) Trong hợp chất H2S thì hóa trị của S là II.

(3) Nguyên tố Na trong hợp chất NaCl có hóa trị I (biết Cl hóa trị I).

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (1).

D. (1), (3).

Đáp án: Chọn C

Câu 8: Nguyên tố nào có hóa trị II trong các chất sau:

A. Oxi.

B. Natri.

C. Kali.

D. Hidro.

Đáp án: Chọn A

Câu 9: Biết nhóm hidroxit (OH) có hóa trị I, công thức hóa học nào sau đây là sai

A. NaOH.

B. CaOH.

C. KOH.

D. Fe(OH)3.

Đáp án: Chọn B

B sai vì Ca hóa trị II.

Câu 10: Biết trong công thức hóa học K2SO4 thì K có hóa trị I. Hãy xác định hóa trị của nhóm (SO4).

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Đáp án: Chọn B

Gọi hóa trị của nhóm (SO4) là a.

Theo quy tắc hóa trị có: 2.1 = 1.a suy ra a = 2.

Vậy nhóm (SO4) có hóa trị II.

Bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và cách giải

A. Lý thuyết & phương pháp giải

- Định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”.

- Giả sử có phản ứng giữa A + B tạo ra C + D. Phương trình phản ứng:

A + B → C + D

 Công thức khối lượng được viết như sau: mA + mB = mC + mD

Trong đó: mA, mB, mC, mD là khối lượng mỗi chất

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 13 gam kẽm (Zn) tác dụng với dung dịch axit clohidric (HCl) thu được 27,2 gam kẽm clorua (ZnCl2) và 0,4 gam khí hiđro (H2). Tính khối lượng của axit clohidric (HCl) đã phản ứng.

Hướng dẫn giải

Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mZn + mHCl = mZnCl2+mH2

Suy ra mHCl =  mZnCl2+mH2– mZn = 27,2 + 0,4 – 13 = 14,6 gam.

mZn+mHCl=mZnCl2+mH2

mHCl=mZnCl2+mH2mZn=27,2+0,413=14,6gam

Ví dụ 2: Cho 2,4 gam magie cháy trong không khí thu được 4,2 gam magie oxit. Tính khối lượng oxi đã phản ứng.

Hướng dẫn giải

Phương trình phản ứng: 2Mg + O2 → 2MgO

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mMg +mO2= mMgO

Suy ra  mO2 = mMgO – mMg = 4,2 – 2,4 = 1,8 gam.

Ví dụ 3: Khử hoàn toàn 12 gam CuO bằng 9 gam khí CO thu được 6 gam CO2 và đồng. Tính khối lượng của đồng.

Hướng dẫn giải

Phương trình phản ứng: CuO + CO → Cu + CO2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mCuO + mCO = mCumCO2

Suy ra mCu = mCuO + mCO - mCO2= 12 + 9 – 6 = 15 gam.

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Nung đá vôi (CaCO3) người ta thu được 16,8 kg canxioxit và 13,2 kg khí cacbonic. Tính khối lượng đá vôi cần dùng.

A. 30 kg.

B. 31 kg.

C. 32 kg.

D. 33 kg.

Đáp án: Chọn A

Đá vôi → Canxioxit + khí cacbonic.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mđá vôi = mcanxioxit + mkhí cacbonic

Suy ra mđá vôi = 30 kg.

Câu 2: Khi cho 11,2 gam CaO phản ứng với khí CO2 thu được 20 gam CaCO3. Tính khối lượng của khí CO2 phản ứng

A. 9 gam.

B. 8,8 gam.

C. 9,2 gam.

D. 8,6 gam.

Đáp án: Chọn B

CaO + CO2 → CaCO3

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mCaO + mCO2mCaCO3

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 11,2 + mCO2= 20

Suy ra  mCO2= 8,8 gam.

Câu 3: Đốt cháy m gam Mg cần 3,2 gam oxi thì thu được 6,8 gam magie oxit (MgO). Tính m.

A. 3,2 gam.

B. 4,2 gam.

C. 4,1 gam.

D. 3,6 gam.

Đáp án: Chọn D

Mg + O2 → MgO

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mMg +  mO2= mMgO

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mMg + 3,2 = 6,8

Suy ra mMg = 3,6 gam.

Vậy m = 3,6 gam.

Câu 4: Chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống:

Trong một phản ứng hóa học, (1) khối lượng của các sản phẩm bằng (2) khối lượng của các chất phản ứng.

A. (1) tổng, (2) tích.

B. (1) tích, (2) tổng.

C. (1) tổng, (2) tổng.

D. (1) tích, (2) tích.

Đáp án: Chọn C

Câu 5: Đốt cháy 6,4 gam lưu huỳnh trong không khí thu được 12,8 gam lưu huỳnh dioxit (SO2). Tính khối lượng oxi đã phản ứng.

A. 6,4 gam.

B. 4,8 gam.

C. 5,2 gam.

D. 5,4 gam.

Đáp án: Chọn A

S + O2 → SO2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mS +  mO2mSO2

Suy ra  mSO2= 6,4 gam.

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 14,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Mg bằng 9,8 gam dung dịch H2SO4 loãng thu được 2 gam khí H2 và m gam hỗn hợp Y. Tính m.

A.21 gam.

B. 20 gam.

C. 20,3 gam.

D. 22,3 gam.

Đáp án: Chọn D

X + H2SO4 → Y + H2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mX +  mH2SO4= mYmH2

Suy ra mY = 14,5 + 9,8 – 2 = 22,3 gam.

Vậy m = 22,3 gam.

Câu 7: Cho 5,6 gam sắt phản ứng với 10,8 gam dung dịch axit clohidric thu được 11,2 gam muối sắt (II) clorua và b gam khí hidro. Giá trị của b là

A. 5,2 gam.

B. 5,0 gam.

C. 4,5 gam.

D. 4,2 gam.

Đáp án: Chọn A

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mFe + mHCl =  mFeCl2mH2

Suy ra   mFeCl2= 5,2 gam.

Câu 8: Chọn đáp án đúng:

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

A. Tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia.

B. Tổng khối lượng các chất sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia.

C. Tổng khối lượng các chất sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia.

D. Tổng khối lượng các chất sản phẩm lớn hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia.

Đáp án: Chọn A

Câu 9: Đốt cháy 1,2 gam cacbon cần a gam oxi, thu được 4,4 gam khí cacbonic. Tính a.

A. 3,8 gam.

B. 2,2 gam.

C. 3,2 gam.

D. 4,2 gam.

Đáp án: Chọn C

C + O2 → CO2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mC +  mO2mCO2

Suy ra  mO2= 3,2 gam

Vậy a = 3,2 gam.

Câu 10: Cho dung dịch nhôm clorua (AlCl3) phản ứng với dung dịch natri hidroxit (NaOH). Sau phản ứng thu được nhôm hidroxit (Al(OH)3) và natri clorua (NaCl). Công thức đúng về khối lượng được viết

A. m(AlCl3) + m(NaOH) → m(Al(OH)3) + m(NaCl).

B. AlCl3 + NaOH = Al(OH)3 + NaCl.

C. AlCl3 + NaOH + Al(OH)3 = NaCl.

D. mAlCl3+ mNaOH =  mAl(OH)3+ mNaCl

Đáp án: Chọn D

Xem thêm các bộ đề thi Hoá học 8 chọn lọc, hay khác:

Hệ thống kiến thức Hóa học lớp 8 Giữa học kì 1

TOP 30 Đề thi Học kì 1 Hoá học lớp 8 năm 2023 có đáp án

Đề cương Học kì 1 Hoá học lớp 8 năm 2023 chi tiết nhất

Bài tập Hóa học lớp 8 Học kì 1 có đáp án

Các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Học kì 1

1 1,456 27/12/2022
Tải về