Bài tập tuần Toán lớp 7 Tuần 13 có đáp án chi tiết

Bài tập cuối tuần Toán lớp 7 Tuần 13 chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao bám sát nội dung học Tuần 13 Toán lớp 7 giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Toán 7.

1 1,680 12/11/2021
Tải về


Bài tập tuần Toán lớp 7 Tuần 13 có đáp án

Bài 1: Với cùng một số tiền để mua 225m vải loại 1 có thể mua được bao nhiêu m vải loại 2; biết rằng giá tiền vải loại 2 chỉ bằng 75% giá tiền vải loại 1

Bài 2: Cho 3 đại lượng x, y, z. Hãy cho biết mối liên hệ giữa hai đại lượng x và x biết:

a) x và y tỉ lệ nghịch; y và z tỉ lệ nghịch

b) x và y tỉ lệ nghịch; y và z tỉ lệ thuận

Bài 3: Các giá trị của 2 đại lượng x, y được cho trong bảng có phải là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch không? Nếu có, hãy tìm hệ số tỉ lệ và biểu diễn y theo x

x -3 -2 4 9 15
y 30 45 -22,5 -10 -6

Bài 4: Cho ΔABC có AB=AC. Lấy điểm E trên cạnh AB, F trên cạnh AC sao cho AE=AF.

a) Chứng minh: BF=CE và ΔBEC=ΔCFB.

b) BF cắt CE tại I, cho biết IE=IF. Chứng minh: ΔIBE=ΔICF bằng hai cách.

Bài 5:  Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đoạn thẳng.

a) Chứng minh: AC=DB và AC//DB.

b) Chứng minh: AD=CB và AD//CB.

c) Chứng minh: ACB^=BDA^.

d) Vẽ CHAB tại H. Trên tia đối của tia OH lấy điểm I sao cho OI=OH. Chứng minh: DIAB.

Bài 6: Cho ΔMNP có PM=PN. Chứng minh: PMN^=PNM^ bằng hai cách.

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1:

Với số tiền không đổi thì số m vải mua được và giá vải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch

Gọi số m vải loại 2 mua được là x, theo tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có

225x=75100x=225.10075=300

Số mét vải loại 2 mua được là 300m.

Bài 2: a) x và y tỉ lệ nghịchxy=a  a0 

y và z tỉ lệ nghịchyz=by=bz  b0

Thay y=bz ta có x.bz=ax=abz

Vậy x và z là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số ab

b) x và y tỉ lệ nghịchxy=aa0

y và z tỉ lệ thuậny=kzk0

Thay y=kz ta có x.kz=axz=ak

Vậy x và z là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số tỉ lệ ak

Bài 3: Hai đại lượng x và y cho trong bảng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch vì 3.30=2.45=4.22,5=9.10=15.6=90; hệ số tỉ lệ a=-90 và biểu diễn y theo x là: y=90x

Bài 4:

Bài tập tuần Toán lớp 7 Tuần 13 có đáp án chi tiết (ảnh 1)

a) Chứng minh: BF=CE và ΔBEC=ΔCFB.

* Xét hai tam giác ΔBAF và ΔCAE có:

BA=CA (gt)

A^ chung

À=AE (gt)

ΔBAF=ΔCAE(c.g.c)

BF=CE  (1)

Ta có: AE+EB=AB

À+FC=AC

Mà AB=AC, AE=AF

EB=FC (2)

* Xét hai tam giác ΔBEC và ΔCFB có:

BE=CF theo (2)

EC=FB theo (1)

Cạnh BC chung

ΔBEC=ΔCFB (c.c.c)

b) Chứng minh: ΔIBE=ΔICF bằng hai cách.

Ta có: BI+IF=BF

CI+IE=CE

Mặt khác, BF=CE, IF=IE 

BI=CI (3)

Bài tập tuần Toán lớp 7 Tuần 13 có đáp án chi tiết (ảnh 1)

Cách 1:

* Xét hai tam giác ΔIBE và ΔICF có:

IB=IC theo (3)

BE=CF theo (2)

IE=IF (gt)

ΔIBE=ΔICF (c.c.c)

Cách 2:

* Xét hai tam giác ΔIBE và ΔICF có:

IB=IC theo (3)

BIE^=CIF^ (hai góc đối đỉnh)

IE=IF (gt)

ΔIBE=ΔICF (c.g.c)

Bài 5:

Bài tập tuần Toán lớp 7 Tuần 13 có đáp án chi tiết (ảnh 1)

a) Chứng minh: AC=DB và AC//DB.

* Xét hai tam giác ΔAOC và ΔBOD có:

OA=OB (gt)

AOC^=BOD^ (hai góc đối đỉnh)

OC=OD (gt)

ΔAOC=ΔBOD (c.g.c)

AC=DB (2 cạnh tương ứng bằng nhau)

ΔAOC=ΔBOD nên OCA^=ODB^ (2 góc tương ứng bằng nhau)

OCA^ và ODB^ là hai góc ở vị trí so le trong, cát tuyến CD

AC//DB.

b) Chứng minh: AD=CB và AD//CB.

* Xét hai tam giác ΔAOD và ΔBOC có:

OA=OB (gt)

AOD^=BOC^ (hai góc đối đỉnh)

OD=OC (gt)

ΔAOD=ΔBOC(c.g.c)

AD=CB (2 cạnh tương ứng bằng nhau).

ΔAOD=ΔBOC nên OCB^=ODA^ (2 góc tương ứng bằng nhau)

OCB^ và ODA^ là hai góc ở vị trí so le trong, cát tuyến CD

AD//CB.

c) Chứng minh: ACB^=BDA^.

Ta có: OCA^=ODB^ (cmt)

OCB^=ODA^ (cmt)

OCA^+OCB^=ODB^+ODA^

ACB^=BDA^(đpcm)

d) Vẽ CHAB tại H.Trên tia đối của tia OH lấy điểm I sao cho OI=OH. Chứng minh: DIAB.

* Xét hai tam giác ΔHOC và ΔIOD có:

OH=OI (gt)

HOC^=IOD^ (hai góc đối đỉnh)

OC=OD (gt)

ΔHOC=ΔIOD (c.g.c)

OID^=IHC^=90° hay DIAB.

Bài 6:

Cách 1:

Bài tập tuần Toán lớp 7 Tuần 13 có đáp án chi tiết (ảnh 1)

 Lấy I là trung điểm của MN, nối I với P.

* Xét hai tam giác ΔMIP và ΔNIP có:

MI=NI (I là trung điểm của MN)

cạnh IP chung

PM=PN (gt)

ΔMIP=ΔNIP (c.c.c)

PMI^=PNI^ (2 góc tương ứng bằng nhau) hay PMN^=PNM^ (đpcm).

Cách 2:

Bài tập tuần Toán lớp 7 Tuần 13 có đáp án chi tiết (ảnh 1)

 Kẻ tia phân giác của góc MPN^ cắt MN tại H.

* Xét hai tam giác ΔMPH và ΔNPH có:

PM=PN (gt)

MPH^=HPN^ (PH là tia phân giác của góc MPN^)

cạnh PH chung

ΔMPH=ΔNPH (c.g.c)

PMH^=PNH^ (2 góc tương ứng bằng nhau) hay PMN^=PNM^ (đpcm).

Xem thêm lời giải bài tập tuần Toán lớp 7 chọn lọc, hay khác:

Bài tập tuần Toán lớp 7 Tuần 14

Bài tập tuần Toán lớp 7 Tuần 15

Bài tập tuần Toán lớp 7 Tuần 16

Bài tập tuần Toán lớp 7 Tuần 17

Bài tập tuần Toán lớp 7 Tuần 18

1 1,680 12/11/2021
Tải về