Soạn bài Đại cáo bình Ngô trang 10 (Cánh diều)

Với soạn bài Đại cáo bình Ngô Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 44,848 23/10/2022
Tải về


Soạn bài Đại cáo bình Ngô

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và nội dung bài Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Đại cáo bình Ngô: Cuối tháng 12 năm Đinh Mùi, 1427, sau khi chiến tranh kết thúc, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Đại cáo, trịnh trọng tuyên bố trước toàn dân cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt chống quân Minh xâm lược đã toàn thắng, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.

Bài Đại cáo được viết bằng văn biển ngẫu, bố cục gồm bốn phần.

Trả lời:

Hoàn cảnh ra đời: “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo sau khi đánh thắng quân Minh, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (1428). Bài cáo được coi như một bản Tuyên ngôn độc lập của đất nước ta lúc bấy giờ.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: “Đại cáo bình Ngô” là tác phẩm nêu cao chủ nghĩa yêu nước, ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa. Thể hiện tinh thần nhân đạo, quan niệm sức mạnh vô địch là bắt nguồn từ “chí nhân”, “đại nghĩa”, từ nhân dân. Bài cáo đã khái quát kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

Soạn bài Đại cáo bình Ngô Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra ý chính và tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu.

Trả lời:

- Ý chính: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc Đại Việt.

- Tác dụng: Khẳng định nền độc lập của Đại Việt, cũng như ý thức về chủ quyền lãnh thổ và niềm tự hào của tác giả.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Những tư tưởng, sự việc khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo?

Trả lời:

- Tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với chân lý về độc lập dân tộc:

+ Nền độc lập của dân tộc ta được xác định qua nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.

+ Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý giọng điệu, nghệ thuật đối lập ở đoạn cáo trạng và hệ thống hình ảnh, cách nêu chứng cứ để kết tội kẻ thù. 

Trả lời:

- Giọng điệu: linh hoạt, khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc nghẹn ngào, tấm tức. 

- Nghệ thuật đối lập ở đoạn cáo trạng: sử dụng nhuần nhuyễn những hình ảnh, chi tiết vừa cụ thể, vừa khái quát kết hợp với lối liệt kê liên tiếp, hình ảnh kẻ thù đối lập với tính cách người dân vô tội.

Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý việc tác giả hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

- Việc tác giả hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa: tạo hình tượng căm thù giặc , đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí.

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nghĩa quân đã gặp những khó khăn nào và điều gì đã giúp họ vượt qua?

Trả lời:

- Những khó khăn của nghĩa quân gặp phải: thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài, kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ.

- Điều đã giúp họ vượt qua: nhân dân bốn cõi một nhà; tướng và quân sĩ đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn.

Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công ở đây có gì đặc biệt?

Trả lời:

- Nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công: linh hoạt, sử dụng những động từ mạnh, nhấn mạnh khí chất hào hùng của dân tộc ta.

Câu 7 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây có gì khác so với khi nói về giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa?

Trả lời:

- Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây khác so với khi nói về giai đoạn của cuộc khởi nghĩa: hùng mạnh,  đồng lòng quyết chiến, làm bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 8 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tính chất hùng tráng hào sảng của đoạn văn được thể hiện thế nào qua việc sử dụng hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, câu văn, biện pháp nghệ thuật so sánh,...?

Trả lời:

- Tính chất hùng tráng, hào sảng được đoạn văn: thuận đà, ta đưa lưỡi dao tung phá/ bí nước, giặc quay mũi giáo đánh nhau; gươm mài đá, đá núi cũng mòn/ Voi uống nước, nước sống phải cạn; đánh một trận, sạch không kình ngạc/ đánh hai trận tan tác chim muông,...

Câu 9 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý những biện pháp nghệ thuật miêu tả sự thất bại của giặc.

Trả lời:

- Những biện pháp nghệ thuật miêu tả sự thất bại của giặc: "khiếp vía vỡ mật", "xéo lên nhau chạy để thoát thân", "máy chảy trôi chày", "nước sông nghẹn ngào tiếng khóc", "thây chất thành núi".

Câu 10 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phần kết đã thể hiện tư tưởng, khát vọng gì của dân tộc và với một cảm xúc nghệ thuật như thế nào?

Trả lời:

- Mong muốn đất nước, vũ trụ đang vận động theo hướng tươi sáng, tốt đẹp hơn. Từ đó thấy được niềm tin tưởng, lạc quan về sự nghiệp xây dựng đất nước.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):Tìm hiểu bài Đại cáo bình Ngô theo yêu cầu:

a. Tóm tắt  nội dung cơ bản của từng phần theo mẫu sau:

Soạn bài Đại cáo bình Ngô Cánh diều (ảnh 1)

b. Chỉ ra mối liên hệ giữa các phần trên và cho biết: Bài Đại cáo viết về vấn đề gì?

Trả lời:

a. 

Phần 1

Nêu tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định độc lập dân tộc và những bằng chứng làm sáng tỏ cho điều đó.

Phần 2

Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.

Phần 3

Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

Phần 4

Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử

b. Bài Đại cáo bình Ngô không chỉ tuyên bố độc lập, mà còn khẳng định sự bình đẳng của Đại Việt trong lịch sử từ trước đến nay và thể hiện nhiều ý tưởng về sự công bằng, vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của quân khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt Đại cáo bình Ngô là gì? Hãy làm sáng tỏ tư tưởng ấy.

Trả lời:

- Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt trong Đại cáo bình Ngô là tư tưởng nhân nghĩa, được thể hiện ở lòng tự hào về ý thức dân tộc, về nền văn hiến dân tộc. Nhân nghĩa là yêu nước thương dân, căm thù giặc, diệt bạo tàn mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.

+ Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc: nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể và phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

+ Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước:  khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..; bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất; phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...; bóc lột sức lao động: bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..; phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...Qua đó, thể hiện nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc và niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng.

+ Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù: cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: lương hết mấy tuần, quân không một đội; Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn. Từ đó, ta thấy được, tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu.

+ Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc: sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa;  không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh và cấp thuyền, phát ngựa cho họ trở về. Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt.

Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Chọn một đoạn tiêu biểu trong bài Đại cáo, phân tích để thấy được tác dụng của nghệ thuật lập luận, lựa chọn hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật đối và nhịp điệu của câu văn biền ngẫu.

Trả lời:

Đoạn mở đầu trong bài Đại cáo bình Ngô với em được coi là đoạn tiêu biểu nhất vì trong đoạn này ta thấy được tư tưởng nhân nghĩa là nội dung xuyên suốt cả bà thơ, được ông thể hiện rõ ràng, đầy đủ và sâu sắc. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở hai câu đầu.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Mở đầu bài cáo, tác giả đã khẳng định đanh thép về định nghĩa tư tưởng nhân nghĩa.  Theo quan niệm của Nguyễn Trãi, kế thừa từ tư tưởng Nho giáo nhân nghĩa là “yên dân” – làm cho cuộc sống của người dân yên ổn, hạnh phúc. Lấy dân làm gốc là quy luật tất yếu bao đời nay. Đây luôn là hoài bão ước mơ mà cả đời Nguyễn Trãi theo đuổi. 

8 câu thơ tiếp theo tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định giá trị của tự do bằng việc nhắc lại trang sử hào hùng của dân tộc ta một cách đầy vẻ vang, tự hào. 

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Tác giả dẫn chứng xác thực đầy thuyết phục. Nước Đại Việt ta đã hình thành từ trước với nền văn hiến đã có từ lâu đời, tồn tại theo hàng nghìn năm lịch sử. Ở đây tác giả dùng từ “xưng” để thể hiện sự tự hào, khẳng định chỗ đứng, vị thế của dân tộc ta.

Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định lãnh thổ và chủ quyền độc lập, tác giả nhắc đến văn hiến, lịch sử, phong tục, tập quán và nhân tài đất nước. Như vậy, đây chính là những yếu tố mới để tạo thành một quốc gia độc lập.  

=> Đoạn mở đầu của Bình ngô đại cáo như một khúc dạo đầu đầy hào sảng, hào hùng về chủ quyền Tổ quốc. Những vần thơ đanh thép, những dẫn chứng xác thực, lý lẽ chặt chẽ được nhà thơ đưa ra đã mang lại giá trị lớn về tinh thần dân tộc mạnh mẽ, về độc lập chủ quyền dân tộc, về tư tưởng lấy dân làm gốc, ắt sẽ chiến thắng.

Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể.

Trả lời:

- Yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo bình Ngô:

+ Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa/Chốn hoang dã nương mình./Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không cùng sống./

+ Đau lòng nhức nhối/ Quên ăn vì giận/ Trằng trọc trong cơn mộc mị/ Băn khoăn một nỗi đồ hồi

+ Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông.

+ Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối/ Phần vì giận quân thù ngang dọc, phần vì lo vận nước khó khăn.

+ Ta gắng chí khắc phục gian nan.

=> Nguyễn Trãi đã tập trung khắc hoạ hình tượng Lê Lợi - Người lãnh tụ nghĩa quân: ngẫm, căm giặc nước, đau lòng nhức óc, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, vẫn đăm đăm ..., dốc lòng, gắng chí. Một loạt những từ ngữ biểu cảm đã khắc hoạ phẩm chất, ý chí của người lãnh tụ cho ta thấy được Lê Lợi là người có lòng căm thù giặc sâu sắc, có hoài bão lớn, có ý chí quyết tâm thực hiện hoài bão lí tưởng, tiêu diệt kẻ thù để cứu nước, cứu dân.

Câu 5 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo như thế nào? Phân tích ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được thể hiện trong quan niệm ấy.

Trả lời:

- Nguyễn Trãi đã thể hiện quan niệm của ông về đất nước, dân tộc bằng cách đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có. Đồng thời, sử dụng các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt. Qua đây ta thấy được ông đã đưa ra những chứng cứ xác đáng, thuyết phục, nhằm khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là điều không thể chối cãi.

- Ngoài ra, lòng tự hào dân tộc ấy còn được thể hiện qua đoạn nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầy khó khăn, thách thức nhưng dân ta vẫn dành lại được chiến thắng. Khi nói về những chiến công của quân ta giọng điệu tự hào. Đó là những thất bại nhục nhã, ê chề “thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm, bêu đầu, bỏ mạng, “Thượng thư Hoàng Phúc...xin cứu mạng”; “Gươm mài đá đá núi cũng mòn, voi uống nước nước sông phải cạn, đánh một trận....”, ca ngợi khí thế hào sảng, ngút trời của quân ta. Thực thi chính sách nhân nghĩa “Thần vũ chẳng giết hại...nghỉ sức”. Qua đây, ta thấy được nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử và đồng thời thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc của tác giả.

Câu 6 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Liên hệ với những hiểu biết ở phần Kiến thức ngữ văn và văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp, hãy xác định:

a) Ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô đối với thời đại Nguyễn Trãi.

b) Vì sao Đại cáo bình Ngô được coi là “Bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai” của dân tộc.

Trả lời:

a. Đại cáo bình Ngô được viết ra với mục đích để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Qua đó, chứng tỏ sự phát triển và trưởng thành thêm một bước về ý thức dân tộc, lịch sử, tư tưởng, văn hóa của dân tộc Đại Việt, từ thời Lý đến thời Lê trải qua 5 thế kỉ. 

b. Sở dĩ gọi bài cáo “Đại cáo bình Ngô” là bản tuyên ngôn độc lập bởi vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà. “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.

Câu 7 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Theo em, bài học lịch sử nào được Nguyễn Trãi nêu lên trong Đại cáo bình Ngô vẫn còn có ý nghĩa sâu sắc đối với thời đại ngày nay?

Trả lời:

Theo em, bài học lịch sử được Nguyễn Trãi nêu lên trong Đại cáo bình Ngô vẫn còn ý nghĩa sâu sắc đối với thời đại ngày nay: là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luật suy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy hoàng phát họa sâu đậm niềm tin và quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 3

Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc

Gương báu khuyên răn (bài 43)

Thực hành tiếng Việt trang 20

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội

Tự đánh giá: Thư dụ Vương Thông lần nữa

Hướng dẫn tự học trang 32

1 44,848 23/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: