Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận trang 100 (Cánh diều)

Với soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 26712 lượt xem


Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Bài giảng Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận-Cánh diều

Chuẩn bị

Đọc trước văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Tìm đọc và ghi chép lại những thông tin cơ bản, ngắn gọn về dân tộc Chăm. Hãy cho biết nguồn thông tin mà em đã truy xuất.

Trả lời:

- Người Chăm là dân tộc sinh sống ở miề duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời. Họ đã từng kiến tạo nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Người Chăm đã xây dựng lên vương quốc Chăm pa từ thế kỉ VII. Hiện nay, bộ phận người Chăm cư trú chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận và họ chủ yếu theo đạo Bà la môn.

- Nguồn thông tin từ cema.gov.vn

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Nội dung chính Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận: Văn bản kể về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận.

Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận Cánh diều (ảnh 1)

Câu 1 trang 100 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Phần in đậm này có tác dụng gì?

Trả lời:

Phần in đậm có tác dụng giới thiệu chung về Lễ hội Ka-tê của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận.

Câu 2 trang 101 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Phần 1 cung cấp thông tin gì cho người đọc?

Trả lời:

Phần 1 cung cấp thông tin về thời gian, hoàn cảnh diễn ra lễ hội Ka-tê của người Chăm.

Câu 3 trang 102 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Hoạt động nào của lễ hội Ka-tê được thể hiện qua bức ảnh này?

Trả lời:

Hoạt động nhảy múa và tổ chức nghi lễ rước trong lễ hội của người dân tộc Chăm.

Câu 4 trang 103 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Bức ảnh cho thấy hoạt động nào của phần hội?

Trả lời:

Bức ảnh cho thấy hoạt động múa quạt theo giai điệu truyền thống của người dân tộc Chăm trong lễ hội Ka-tê.

Câu 5 trang 103 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm.

Trả lời:

Chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm:

- Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nưc Chăm thẹn thùng thả dáng cùng điệu múa quạt, múa dội Thong-ha-la.

- Việc trình diễn những điệu múa này để các vị thần ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và đời sống của người dân ấm no, hạnh phúc.

Câu 6 trang 104 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới điều gì?

Trả lời:

Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới việc tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian họ vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bạn bè, tận hưởng những ngày tháng vui vẻ, thân thiện, hạnh phúc.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 104 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nhan đề cung cấp những thông tin ban đầu nào về nội dung văn bản? Vì sao tác giả không đưa tên gọi của lễ hội (Ka-tê) vào nhan đề?

Trả lời:

- Nhan đề cung cấp thông tin ban đầu rằng lễ hội Ka-tê ở Ninh Thuận là một lễ hội dân gian đặc sắc.

- Tác giả không đưa tên gọi là lễ hội Ka-tê bởi nếu chỉ nêu ra như vậy thì người đọc sẽ chưa hình dung rõ ràng được đây là lễ hội gì, của toàn thể dân tộc hay chỉ thuộc về một dân tộc. Như vậy sẽ không để lại ấn tượng tốt cho người đọc.

Câu 2 trang 104 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận?

Trả lời:

Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận là:

- Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội

- Phần nghi lễ và phần lễ hội của lễ hội Ka-tê

- Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê đối với cộng đồng người Chăm

Câu 3 trang 104 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này?

Trả lời:

Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng trong việc truyền tải thông tin một cách cụ thể, rõ ràng và chân thực nhất. Nó giúp người đọc vừa đọc ca đã có thể hình dung ra được lễ hội Ka-tê là lễ hội như nào, hoàn cảnh ra đâu và khi nào…

Câu 4 trang 104 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.

Trả lời:

- Điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống):

+ Đều là những ngày lễ quan trong của mỗi dân tộc

+ Đều có truyền thống lịch sử lâu đời

+ Thường kéo dài trong nhiều ngày

+ Cả hai đều mang ý nghĩa về sự sum vầy gia đình, Tết đoàn viên, ngày để ăn chơi, vui vẻ, thăm họ hàng… sau những ngày tháng làm việc vất vả, mệt nhọc.

→ Dù là bất cứ dân tộc nào trên đất nước Việt Nam, họ đều mang trong mình những nét đẹp dân gian truyền thống, ý nghĩa và đáng kính trọng. Nó thể hiện nếp sống đa dạng trong phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt tinh thần của mỗi dân tộc.

Câu 5 trang 104 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh hoạ?

Trả lời:

Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản và sử dụng những hình ảnh để minh hoạ là:

- Địa điểm, thời gian, lịch sử của ngày Tết cổ truyền

Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận Cánh diều (ảnh 1)

- Trước ngày Tết

Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận Cánh diều (ảnh 1)

- Trong ngày Tết

Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận Cánh diều (ảnh 1)

- Ý nghĩa của Tết cổ truyền

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 92

Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam

Soạn bài Lễ hội Đền Hùng

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 104

Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

Soạn bài Viết bài luận về bản thân

Soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa

Soạn bài Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 118

1 26712 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: