Soạn bài Bản sắc là hành trang trang 93 (Cánh diều)

Với soạn bài Bản sắc là hành trang Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 4131 lượt xem
Tải về


Soạn bài Bản sắc là hành trang

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Văn bản nghị luận xã hội cũng như nghị luận văn học, thường có sự kết hợp với các yếu tố biểu cảm, thể hiện chủ yếu qua ngôn từ, giọng điệu nghị luận. Yếu tố biểu cảm góp phần quan trọng trong việc bộc lộ quan điểm, chính kiến của người viết. Vì thế, khi đọc hiểu văn bản nghị luận, cần chú ý những từ ngữ, câu văn, biện pháp nghệ thuật,... thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này 

- Khi đọc một văn bản nghị luận, các em cần chú ý:

+ Đọc nhan đề và suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận. 

+ Đọc kĩ văn bản, nhận diện hệ thống luận điểm của bài viết.

+ Ở mỗi luận điểm, tìm hiểu lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết và nét đặc sắc của hình thức trình bày.

+ Liên hệ, kết nối để thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.

- Đọc trước văn bản Bản sắc là hành trang, tìm hiểu thêm những bài viết về bản sắc dân tộc và yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Từ những hiểu biết và trải nghiệm cá nhân, em hãy suy nghĩ về ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nghị luận trên đã nêu lên.

Trả lời:

- Văn bản nghị luận xã hội cũng như nghị luận văn học, thường có sự kết hợp với các yếu tố biểu cảm, thể hiện chủ yếu qua ngôn từ, giọng điệu nghị luận. Yếu tố biểu cảm góp phần quan trọng trong việc bộc lộ quan điểm, chính kiến của người viết. Vì thế, khi đọc hiểu văn bản nghị luận, cần chú ý những từ ngữ, câu văn, biện pháp nghệ thuật,... thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này 

- Khi đọc một văn bản nghị luận, các em cần chú ý:

+ Đọc nhan đề và suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận. 

+ Đọc kĩ văn bản, nhận diện hệ thống luận điểm của bài viết.

+ Ở mỗi luận điểm, tìm hiểu lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết và nét đặc sắc của hình thức trình bày.

+ Liên hệ, kết nối để thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản Bản sắc là hành trang là văn bản nghị luận nêu lên vấn đề bản sắc văn hóa trong thời kì hội nhập. Văn bản nêu lên tầm quan trọng của bản sắc đối với mỗi quốc gia; đồng thời đem đến thông điệp “hòa nhập chứ không hòa tan”. 

Soạn bài Bản sắc là hành trang Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tỉ lệ các con số nói lên điều gì?

Trả lời:

- Tỉ lệ (80 triệu người không bị hòa lẫn và biến mất trong hơn 6000 triệu người) đã thể hiện vấn đề của sự gìn giữ bản sắc dân tộc trong việc hội nhập trên toàn cầu.

Câu 2 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Câu nào nêu cách hiểu khái quát về bản sắc dân tộc? Những câu còn lại trong đoạn văn có tác dụng gì?

Trả lời:

- Câu văn khái quát: Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới.

- Những câu còn lại trong đoạn văn có tác dụng dẫn chứng cho câu văn khái quát.

Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tác giả mượn hình ảnh chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu để nói về điều gì?

Trả lời:

Tác giả mượn hình ảnh chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu để nói về mối quan hệ giữa cái hiện đại và truyền thống, giữa cái riêng và cái chung

Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hai đoạn cuối phần (2) khẳng định thêm điều gì về bản sắc văn hóa?

Trả lời:

- Hai đoạn cuối phần (2) nhằm khẳng định bản sắc văn hóa sẽ là một lợi thế giúp tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn cho một đất nước

Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Kết bài, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

Trả lời:

- Kết bài, tác giả muốn nhấn mạnh sự "hòa nhập chứ không hòa tan" của mỗi cá nhân trên đất nước Việt Nam. Luôn tiếp thu tinh hoa từ các dân tộc những vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Em hiểu như thế nào về nhan đề “Bản sắc là hành trang”? Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập?

Trả lời:

- Theo em hiểu nhan đề “Bản sắc là hành trang” có nghĩa là thể hiện những đặc trưng của nền văn hóa, là gốc hình thành văn hóa từ lâu đời, từ đó ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt đến nay.

- Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản đó là việc dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại nhưng không làm mất đi những giá trị truyền thống.

- Vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập.

Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy nêu ý chính được trình bày ở ba phần của bài viết theo gợi ý sau:

Phần 1

M. Làm thế nào để hội nhập mà không bị tan biến vào thế giới (hoà

nhập mà không hoà tan)

Phần 2

 

Phần 3

 

Trả lời:

Phần 1

Làm thế nào để hội nhập mà không bị tan biến vào thế giới (hòa nhập mà không hòa tan)?

Phần 2

Việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và sự hội nhập là cần thiết, tầm quan trọng của bản sắc.

Phần 3

Khẳng định lại vấn đề: Hòa nhập mà không hòa tan.

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản Bản sắc là hành trang. Em có thể bổ sung những biểu hiện nào khác của bản sắc dân tộc?

Trả lời:

Soạn bài Bản sắc là hành trang Cánh diều (ảnh 1)

- Ngoài ra, em có thể bổ sung thêm những biểu hiện khác: Sự đa dạng về tôn giáo, những nét văn hóa cộng đồng của 54 dân tộc anh em.

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích mối quan hệ giữa hiện đại và truyền thống, cái riêng và cái chung được tác giả nêu lên qua ví dụ về chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu.

Trả lời:

- Chiếc Lexus và cây ô liu là biểu tượng về nhu cầu phát triển vật chất và nhu cầu hình thành, duy trì bản sắc, tính cộng đồng. Trong khi, ta thấy:

+ Chiếc Lếch - xớt đại diện cho sự hiện đại và toàn cầu hóa. Ở đây được hiểu rằng nó đại diện cho động lực tồn tại, cải tiến, làm giàu và hiện đại hóa trong hệ thống toàn cầu hóa ngày nay. 

+ Cây ô liu đại diện cho bản sắc và truyền thống. Đây được coi là gốc rễ về ngôn ngữ - địa lý và lịch sử, về sự khao khát giữ lại bản sắc và truyền thống.

àHai điều này lại không nhất thiết xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Cũng giống như việc chúng ta, hội nhập và gìn giữ bản sắc. 

Câu 5 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tác giả có thái độ như thế nào đối với vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hoá? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ thái độ ấy.

Trả lời:

- Tác giả có thái độ nhìn nhận rất khách quan đối với vấn đề, khẳng định rằng việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc nếu biết cách thì vẫn có thể song hành với nhau và hỗ trợ cho nhau.

Câu 6 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Em hiểu như thế nào về câu kết của bài viết: “Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta."? Vấn đề đặt ra trong văn bản trên có ý nghĩa gì với cá nhân em?

Trả lời:

"Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta." theo em hiểu đó là cách tiếp thu tinh hoa của nhân loại có chọn lọc, cách thức chúng ta hội nhập với thế giới.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 91

Gió thanh lay động cành cô trúc

Đừng gây tổn thương

Thực hành tiếng Việt trang 105

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học

Tự đánh giá: "Phép mầu" kì diệu của văn học

Hướng dẫn tự học trang 115

1 4131 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: