Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 10 trang 11 Tập 1 (Cánh diều)

Với soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 10 trang 11 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 9,282 13/10/2022
Tải về


Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 10 trang 11 Tập 1

 Bài giảng Tri thức Ngữ văn lớp 10 trang 11 Tập 1- Cánh diều

1. Thần thoại và sử thi

- Thần thoại là thể loại ra đời sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian của các dân tộc. Đó là những truyện có nội dung hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, những nhân vật sáng tạo ra thế giới,... phản ảnh nhận thức, cách lí giải của con người thời nguyên thuỷ về các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

- Sử thi (còn gọi là anh hùng ca) là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, bằng văn vẫn hoặc văn xuôi kết hợp văn vẫn, xây dựng những hình tượng hào hùng, kì vĩ để kể về những người anh hùng, những sự kiện lớn có ý nghĩa trọng đại với dân tộc, diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

2. Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật

- Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, cố khi được chia thành ba cõi; cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên, ba cõi này không chia tách thành ba thế giới riêng biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau. Thời gian trong thần thoại là thời gian quá khứ, không được xác định cụ thể.

- Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gần với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.

- Cốt truyện của thần thoại và sử thi là chuỗi sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo một trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.

- Nhân vật thần trong thần thoại có ngoại hình và hành động phi thường, có khả năng biến hoá khôn lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đầu chống kẻ thủ và chính phục tự nhiên.

- Trong thần thoại và sử thi, lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.

3. Sửa lỗi dùng từ

Để giao tiếp có hiệu quả, người nói và người viết phải dùng từ đúng, dùng từ hay. Để dùng từ đúng, dùng từ hay, trước hết cần khác phục các lỗi dùng từ như sau:

- Dùng từ không đúng hình thức ngũ âm, chính tả do người sử dụng không nắm chắc hình thức ngữ âm, chính tả của từ, lẫn lộn các âm gần nhau.

- Dùng từ không đúng nghĩa do người sử dụng không nắm vững ý nghĩa của từ.

Mỗi khi dùng một từ mà các em chưa hiểu thật rõ nghĩa thì nên tra từ điển, đọc kĩ các nghĩa và các ví dụ về cách dùng của từ đó.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây

Soạn bài Thần Trụ Trời

Soạn bài Ra-ma buộc tội

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32

Soạn bài Viết văn về một vấn đề nghị luận xã hội

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội

Soạn bài Tự đánh giá: Nữ Oa

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 42

1 9,282 13/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: