Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện trang 55 (Cánh diều)

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 7,207 23/10/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện

1. Định hướng

a. Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị (cái hay, cái đẹp) về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó

   Phân tích là chia tách, đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị của từng phương diện cụ thể về nội dung và hình thức của tác phẩm truyện

    Đánh giá là nêu lên những suy nghĩ, nhận xét, bình luận của người viết về vấn đề đã được phân tích

    Phân tích và đánh giá là những thao tác thường kết hợp với nhau trong các bài nghị luận văn học. Ví dụ: Đoạn trích sau đây người viết tập trung phân trích và đánh giá tính hoàn chỉnh về cốt truyện của văn bản Hồi trống Cổ Thành.

Đọc đoạn trích (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tác giả nêu nhận xét về vấn đề gì trong đoạn mở đầu?

à Trong phần mở đầu tác giả đã nêu nhận xét về văn bản Hồi trống Cổ Thành mặc dù chỉ là một đoạn trích ngắn song vẫn có thể xem là một câu chuyện trong tác phẩm tự sự vì có đầy đủ các phần.

2. Tác giả phân tích, làm rõ nhận xét nêu ở đoạn mở đầu bằng cách nào?

à Tác giả đã làm rõ nhận xét ở phần đầu bằng cách đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho nhận xét trên.

3. Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ chưa?
à Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ qua các dẫn chứng, lĩ lẽ và bình luận của tác giả

4. Nhận biết một số câu văn thể hiện rõ nhận xét của người viết.

à Đoạn cuối là những nhận xét của người viết về đoạn trích.

Tác phẩm truyện thường được cấu tạo từ nhiều phương diện, nhiều yếu tố. Bài viết có thể phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm, nhưng cũng có thể chỉ tập trung làm rõ một yếu tố nội dung hoặc hình thức nào đó của truyện, chẳng hạn:

- Phân tích, đánh giá nhân vật Quận Huy trong đoạn trích Kiêu binh nổi loạn (trích tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái).

-Phân tích, đánh giá các nhân vật Trương Phi và Quan Công qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành (trích tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của Lê Quán Trung)

- Phân tích, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác giả Sương Nguyệt Minh trong truyện Người ở bến sông Châu.

b. Để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện, các em cần chú ý:

- Xác định rõ yêu cầu nghị luận mà đề văn đã nêu:

- Đọc lại văn bản truyện được nêu trong đề.

- Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

2. Thực hành

Bài tập (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh

a. Chuẩn bị

- Xem lại phần Kiến thức Ngữ văn và nội dung đọc hiểu văn bản truyện Người ở bến sông Châu. Chú ý những chi tiết bộc lộ phẩm chất nhân vật dì Mây: từ ngữ, hình ảnh, nhân vật (ngoại hình, lời nói, hành động,…), sự kiện, lời nhận xét từ người kể chuyện và các nhân vật khác trong truyện,…

- Đọc kĩ đề bài và chú ý các vấn đề đã nêu trong mục Định hướng ở trên để vận dụng vào phần thực hành này.

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý bằng cách đặt và trả lời câu hỏi như:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện Cánh diều (ảnh 1)

- Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo một bố cục mạch lạc, gồm 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề sẽ phân tích

Thân bài:

- Nêu bối cảnh lịch sử - xã hội của truyện Người ở bến sông Châu

+ Tóm tắt về cuộc đời dì Mây: Hoàn cảnh gia đình, tình yêu của dù Mây với chú San trước chiến tranh; cuộc sống chiến đấu của dì Mây ở chiến trường, cuộc sống của dì Mây ngày trở về quê hương,..

+ Phân tích nhân vật dì Mây thông qua các tình huống trớ trêu, đau khổ; những lựa chọn khó khăn và lòng can đảm khi đối mặt với những thứ thách của tác giả.

+ Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về nhân vật dì Mây.

Kết bài:

- Nêu khái quát thành công của tác giả của tác giả qua việc xây dựng nhân vật.

- Từ nhân vật dì Mây, liên hệ và nêu cảm nghĩ của em về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm trong cuộc sống hôm nay

c. Viết

- Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị đã viết bài văn hoàn chỉnh

- Cần chú ý: Bài viết đủ ba phần; các luận điểm trong phần thân bài cần làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài (phân tích, đánh giá về nhân vật dì Mây); các ví dụ (bằng chứng) lấy từ truyện Người ở bến sông Châu phải phù hợp, vời lời văn trong sáng, thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết đối với nhân vật được phân tích,…

Bài làm tham khảo

Nhà văn Sương Nguyệt Minh xuất thân từ vùng quê nông thôn nghèo thuộc huyện Yên Mô (Ninh Bình) lên thành phố học hành, công tác rồi bước vào con đường viết văn. Có lẽ vậy mà ngòi bút của anh có phần “thiên vị” khi lựa chọn đối tượng là phụ nữ nông thôn để đưa vào tác phẩm của mình. Anh viết bằng một cái đầu lạnh và trái tim ấm nóng. Viết bằng con mắt tinh tường, bằng sự quan sát từng trải của một người đàn ông thông minh nhìn về phái khác giới. Dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh là một trong số những những nhân vật nữ tiêu biểu ấy.

Truyện xây dựng một tình huống éo le, rắc rối, khó đoán, bộc lộ rõ hoàn cảnh trớ trêu của các nhân vật mà trung tâm là nhân vật dì Mây - một phụ nữ, người nữ quân y từ chiến trường trở về đúng ngày người yêu đi lấy vợ. Từ tình huống trớ trêu, nan giải này, tác giả miêu tả thành công tâm trạng đau khổ của dì Mây, gợi lại quá khứ tình yêu của dì Mây và chú San, khiến nhân vật có chiều dày quá khứ; thể hiện được những biến chuyển, đổi thay về thể chất, tinh thần của dì Mây sau một thời gian về ở bến sông Châu; những hành động, lựa chọn, quyết định mà dì Mây đã thực hiện (ra ở bến sông Châu, phụ giúp cha chèo đò, làm y tá ở trạm xá xã, đỡ đẻ cứu mẹ con cô Thanh, nhận nuôi thằng Cún và từ chối tình cảm của chú Quang).

Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ: xúc động nghẹn ngào khi được trở về quê hương, gặp người cha ở bến sông (giọng nói: “nghèn nghẹn”; hành động: “nhào xuống đò”); tâm trạng ngổn ngang, tan nát khi thấy nhà chú San đang có đám cưới (“dì Mây miễn cưỡng trả lời, bụng dạ cứ để bên nhà chú San.”); khi nói chuyện riêng với chú San: ban đầu, tâm trạng đau khổ, uất ức, (“Dì Mây nuốt nước mắt vào trong: “Bây giờ không còn gì để nói nữa. Anh về đi!””; “Dì chống nạng gỗ, lộc cộc bỏ ra ngoài ngõ.”); tiếp đó, tâm trạng chuyển từ uất ức, tức tưởi đến thống trách (“Hôm nay là ngày gì? Anh nhớ không? Có ngờ đâu ngày ấy tiễn anh đi cũng là ngày li biệt.”); tình cảm yêu thương sâu nặng bùng lên côn cào, da diết làm cho nhân vật như mê mị đi (“Dì Mây lặng đi, người rõ ra, mềm oặt. Dì từ từ khuỵu xuống.”); kết thúc, dì Mây tỉnh táo, nhận rõ hoàn cảnh, quyết định dứt khoát, đầy bản lĩnh và nhân hậu (“Không!”. Tiếng dì Mây phá vỡ khoảng không gian im lặng. Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân. Chú San chạy theo níu áo dì Mây. Dì đứng lại, thở hổn hển: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!”; “Anh đừng lo cho tôi.”. Dì thở dài đánh thượt: “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn.””), Diễn biến tâm trạng, thái độ, hành động, quyết định của dì Mây trong tình huống này cho thấy nhân vật là người có tình cảm da diết, sâu nặng, có ý chí mạnh mẽ, bản lĩnh vững vàng và lòng nhân hậu sâu sắc.

Truyện không chủ ý viết về chiến tranh, bom đạn; về những gian khổ, hi sinh của người nữ chiến sĩ ở chiến trường. Truyện tập trung kể về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh giữa đời thường. Mây, người nữ chiến sĩ quân y Trường Sơn, vốn đã chịu thương tật vì bom đạn, nay trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ, phải nhận thêm chấn thương tinh thần đau đớn, dai dẳng. Không muốn một người phụ nữ nữa (cô Thanh) phải chịu đau khổ như mình, dì Mây chấp nhận rời xa chú San, lặng lẽ sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hoà nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.

Bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt và sẵn sàng vượt qua những những tình huống khó khăn trong cuộc sống, có ý chí vươn lên làm người tốt, sống có ích giữa cuộc đời.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu văn bản đã viết với dàn ý để kiểm tra và chỉnh sửa theo hướng dẫn sau:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tri thức ngữ văn trang 33

Kiêu binh nổi loạn

Người ở bến sông Châu

Hồi trống Cổ Thành

Thực hành Tiếng Việt trang 54, 55

Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh

Hướng dẫn tự học trang 67

1 7,207 23/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: