Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác trang 85 (Cánh diều)

Với soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 17,679 10/12/2022
Tải về


Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác

Bài giảng Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác-Cánh diều

1. Định hướng

a) Trước một vấn đề trong cuộc sống, mỗi người có thể có những ý kiến khác nhau do vấn đề phức tạp hoặc do góc nhìn, cách suy nghĩ,... không giống nhau. Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau là cùng chia sẻ, trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề được nêu ra, đồng thời, lắng nghe, trao đổi lại với ý kiến của người khác để đi đến hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về vấn đề đó.

b) Để tham gia thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau, các em cần chú ý.

- Xác định vấn đề thảo luận, người tham gia, thời gian thảo luận.

- Xem xét vấn đề từ nhiều góc nhìn và mối quan hệ khác nhau để tìm ý, lập dàn ý cho bài trình bày.

- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác về vấn đề thảo luận.

- Trao đổi và bổ sung, làm rõ thêm ý kiến của bản thân.

- Có thực để phù hợp, hoà nhã và lịch sự trong khi thảo luận, trao đổi.

2. Thực hành

Đề bài: Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” (Quan Âm Thị Kính) là người lẳng lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách. Trình bày ý kiến của em về vấn đề này.

Bài tham khảo

Tán thành ý kiến “Thị Mầu lên chùa” (Quan Âm Thị Kính) là người lẳng lơ, xấu tính.

Tán thành ý kiến Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách.

Tán thành cả hai ý kiến

Thị Mầu là một người phụ nữ nhưng không biết giữ lễ nghi, phép tắc trong lời nói, hành động, không kiêng dè hay ngại ngùng: Thị khen Tiểu Kính xinh đẹp, nói thích Tiểu Kính, cầm tay Tiểu Kính nhằm ve vãn nàng.

Thị Mầu dám yêu, dám hận, dám bày tỏ tình cảm của mình một cách đầy táo bạo, mạnh mẽ khiến người xem không khỏi trầm trồ, tán dương sự dũng cảm, phóng khoáng vượt lên trên những lễ nghi tầm thường thời phong kiến.

Thị Mầu đúng là người lẳng lơ, xấu tính khi dám nói những điều mà chẳng ai dám nói, làm những điều mà chẳng ai dám làm. Thị thích chú tiểu, ve vãn chú ngay tại ngày đi lễ Phật, mặc kệ lời ra tiếng vào, Thị vẫn theo đuổi Tiểu Kính cho bằng được. Tiều Kính khước từ Thị, Thị vẫn mặt dày mà hát mà tiếp cận Tiểu Kính, chẳng mảy may ý định dừng lại.

Dù Tiểu Kính đã nhiều lần khước từ Thị nhưng Thị vẫn mặt dày bám theo, còn đưa ra những lí lẽ vô lí, đi ngược lại với chuẩn mực xã hội phong kiến xưa.

Thị Mầu cũng như bao cô gái khác, cũng ước muốn được tự do, muốn được ở cùng với người mình yêu, khao khát có được cuộc sống hạnh phúc, ngập tràn niềm vui nhưng lại vấp phải sự ngăn cản của các hủ tục phong kiến.

Thị mặc kệ lời ra tiếng vào của mọi người, bày tỏ sự khao khát muốn có được hạnh phúc của mình bằng việc thổ lộ với Tiểu Kính tâm tư, tình cảm của mình khiến nhiều người xem không khỏi ngưỡng mộ trước tinh thần phóng khoáng đó của Thị.

 

 

Thị Mầu là như vậy, xấu tính, lẳng lơ nhưng đó cũng chỉ là xuất phát từ sự khao khát được sống tự do, kiếm tìm hạnh phúc cho chính mình của người phụ nữ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 63

Soạn bài Xúy Vân giả dại

Soạn bài Mắc mưu Thị Hến

Soạn bài Thị Mầu lên chùa

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 80

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Soạn bài Tự đánh giá: Xử kiện

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 91

1 17,679 10/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: